145 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN LÊN TỶ LỆ SỐNG VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ KHOANG CỔ NEMO CON (AMPHIPRION OCELLARIS CUVIER, 1830)

    Get PDF
    Cá khoang cổ nemo 15 ngày tuổi được nuôi trong hệ thống nước hở gồm các bể kính có thể tích 15lít, mật độ 2 con/lít, với 4 loại thức ăn khác nhau: lô 1: ấu trùng (Nauplius) của Artemia (mật độ 5 – 7 con/ml); lô 2: thịt tôm tươi xay nhỏ; lô 3: thức ăn tổng hợp (VANNA); lô 4: Copepoda (mật độ 5 – 7 con/ml). Các lô thí nghiệm được kiểm tra tỷ lệ sống và quan sát tình trạng sức khỏe của cá hàng ngày. Định kỳ cân, đo cá 10 ngày/lần, xác định tăng trưởng chiều dài (L, mm), khối lượng (W, g) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng ngày về chiều dài toàn thân (SGRL) của các lô cá thí nghiệm. Kết quả cho thấy tăng trưởng chiều dài và khối lượng của cá khoang cổ nemo 60 ngày tuổi ăn Copepoda (21,8mm và 0,204g) và thức ăn tổng hợp (21,5 mm và 0,19g)  cao hơn đáng kể so với cá ăn Artemia (20,3mm; 0,16g) và ăn tôm (17,2mm; 0,102 g). Tốc độ sinh trưởng đặc trưng trung bình ngày của lô cá ăn Copepoda (1%/ngày) và thức ăn tổng hợp (0,98%/ngày) cao hơn đáng kể so với cá ăn Artemia (0,87%/ngày) và thịt tôm (0,53%/ngày). Tỷ lệ sống của cá khoang cổ nemo 60 ngày tuổi dao động từ 74 - 88%, đạt cao nhất ở lô cá ăn Artemia (88%), tiếp theo là cá ăn thức ăn tổng hợp (84%), Copepoda (80%) và thấp nhất ở lô cá ăn thịt tôm (74%).Summary: Nemo fish (Amphiprion ocellaris) were cultured in open system including 15-liter tanks, with density of 2 individuals/liter and fed on 4 different diets separately: diet 1: Nauplius of Artemia (density of 5-7 individuals/ml); diet 2: shrimp flesh; diet 3: commercial diet (VANNA); diet 4: Copepod (density of 5 – 7 individuals/ml). Survival and health of the fish were observed daily. Every 10 days, total length (L,mm), weight  (W,g) and specific growth rate in length (SGRL%/day) of the fish were estimated. The result showed that the length and weight of 60 days-old nemo fish fed on Copepod (21.8mm and 0.204g) and commercial diet  (21.5mm and 0.19g)  were significantly higher than those of  the fish fed on Artemia (20.3mm; 0.16g) and shrimp flesh  (17.2mm; 0.102 g). The average specific growth rate of the fish fed on Copepod (1%/day) and the commercial diet (0.98%/day) were significantly higher than those of the fish fed on Artemia (0.87%/day) and shrimp flesh (0.53%/day). The survival rate of the fish ranged from 74-88%, with the highest of the fish fed on Artemia (88%), following the fish fed on commercial diet (84%) and Copepod (80%), the lowest of the fish fed on shrimp flesh (74%)

    PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI NGÀNH HÀNG LÚA GẠO

    Get PDF
    ?Phân tích chuỗi giá trị lu?a ga?o vu?ng đồng bằng sông Cửu Long? theo cách tiếp cận tổng hợp của Kaplinsky va? Morris (2000), Recklies (2001), GTZ ValueLinks (2007) va? M4P (2007) cu?ng vơ?i pho?ng vâ?n trư?c tiê?p 564 đa?i diê?n ca?c ta?c nhân tham gia chuô?i va? 10 nho?m nông dân trồng lúa thuộc bốn tỉnh co? diê?n ti?ch va? sa?n lươ?ng lu?a cao nhâ?t vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cư?u đa? đi sâu phân ti?ch (1) chuô?i gia? tri? lu?a ga?o nô?i đi?a va? chuô?i gia? tri? lu?a ga?o xuâ?t khâ?u, (2) phân ti?ch kinh tê? chuô?i nhâ?n ma?nh phân phô?i lơ?i i?ch, chi phi?, gia? tri? gia tăng cu?ng như tô?ng lơ?i nhuâ?n cu?a mô?i ta?c nhân va? toa?n chuô?i, (3) phân ti?ch hâ?u câ?n, ru?i ro va? chi?nh sa?ch hô? trơ? co? liên quan, (4)  phân tích SWOT liên quan đến mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ cũng như xác định các vấn đề về chất lượng sản phẩm của chuỗi. Cuối cùng, nghiên cứu còn đề cập đến ca?c chiến lược nâng cấp chuỗi va? ca?c gia?i pha?p vê? chi?nh sa?ch nhằm để tăng giá trị gia tăng, thu nhập và lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh cũng như phát triển bền vững ngành ha?ng lu?a ga?o ở ĐBSCL no?i riêng va? Viê?t Nam no?i chung

    Các hợp chất flavonoid và polyphenol từ cây mỏ quạ (Maclura cochinchinensis)

    Get PDF
    From the ethyl acetate extract of Maclura cochinchinenis six flavonoids: kaempferol, dihydrokaempferol, quercetin, 6-p-hydroxybenzyl-dihydrokaempferol (gericudranin E), oxyresveratrol and 2',4',5,7-tetrahydroxy-flavanone (steppogenin) were isolated. Their structures were established by analysis of the NMR and mass spectra. Compound 6-p-hydroxybenzyl-dihydroquercetin was isolated for the first time from M. cochinchinenis

    ĐáNH GIá MứC Độ HàI LòNG CủA NÔNG Hộ ĐốI VớI PHƯƠNG PHáP TậP HUấN ỨNG DụNG TIếN Bộ Kỹ THUậT TRONG SảN XUấT LúA Ở TỉNH ĐồNG THáP

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của nông hộ đối với phương pháp tập huấn sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn trực tiếp 375 nông hộ sản xuất lúa. áp dụng phương pháp phân tích nhân tố cho thấy, mức độ hài lòng của nông hộ chịu tác động bởi các nhân tố: (1) So sánh đối chiếu hiệu quả kinh tế giữa mô hình trình diễn và mô hình sản xuất của nông dân được thực hiện tốt hơn; (2) Thông tin cung cấp cho học viên tin cậy, chính xác; (3) Giảng viên gần gũi và thân thiện với học viên và (4) Mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo. Trong đó, mô hình trình diễn của lớp học được tổ chức chu đáo là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của nông hộ.

    Sự ĐA DạNG DI TRUYềN CủA CáC GIốNG ĐậU NàNH RAU NHậT BảN

    Get PDF
    Để làm cơ sở cho việc tuyển chọn giống đậu nành rau thích nghi với điều kiện đồng bằng sông Cửu Long, nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của 22 giống đậu nành rau Nhật Bản dựa trên 15 tính trạng hình thái-nông học, 40 primer RAPD và 26 primer SSR đã được thực hiện. Có 62,85% đặc điểm hình thái-nông học được mô tả là đa hình. So với dấu hình thái, dấu RAPD và SSR đã chỉ ra mức độ khác biệt cao hơn và hiệu quả trong phân tích đa dạng di truyền: dấu RAPD với 70,32% đa hình và 94% dấu SSR là đa hình. Phân tích nhóm dựa trên 3 loại marker này đã phân 22 giống nghiên cứu thành 4 nhóm với khoảng cách Euclidean là 4,47-10,05. Mức độ đa dạng di truyền cho thấy sự khác biệt giữa các giống đủ để sử dụng cho việc chọn tạo giống mới. Bốn giống Wase edamame, Fusanari chamame, Chuse edamame và Yuusuzumi có quan hệ xa về mặt di truyền so với các giống khác và đây là nguồn vật liệu lai tạo quan trọng cho tương lai

    Khảo sát đặc tính đối kháng của Bacillus licheniformis (B1) đối với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh teo gan tụy cấp tính trên tôm (AHPND) trong điều kiện thí nghiệm

    Get PDF
    Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND – acute hepatopancreatic necrosis disease) hay bệnh chết sớm EMS (early mortality syndrome) được phát hiện là bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ravà gây thiệt hại lớn đối với mô hình nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh. Chủng vi khuẩn Bacillus licheniformis (B1) được phân lập từ ruột cá Đối (Mugil cephalus) trong tự nhiên có khả năng đối kháng tốt với vi khuẩn V. parahaemolytics với vòng kháng khuẩn 15 mm trong thời gian 24 giờ. Ngoài ra, khả năng kháng V. parahaemolytics được thử nghiệm bằng phương pháp đồng nuôi cấy (co- culture) cho thấy chủng B1 (nồng độ 105 CFU/mL, 106 CFU/mL, 107 CFU/mL) có khả năng ức chế hoàn toàn V. parahaemolytics (104, 105, 106, 107 CFU/mL) sau thời gian chín giờ và đặc tính này ổn định trong 24 giờ khảo sát

    Về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cây ngoại mộc tái (Allophylus livescens Gagnep.) thu hái tại vùng Vịnh Hạ Long

    Get PDF
    Allophylus livescens Gagnep, a flowering plant of Sapindaceae family. It is an endemic plant growing in limestone mountains of Halong bay. Until now, there have been no phytochemical and biological activity works about this species. This is the first report on the isolation and structural elucidation of five constituents from A. livescens’s leaves and twigs. These compounds named: 1,6,10,14-phytatetraene-3-ol, catechin, stigmasterol, b-sitosterol and b-sitosterol glucoside. The cytotoxic assay on five human cancer cell lines (KB, Hep G2, LU-1, MCF-7, SK) of compound 1,6,10,14-phytatetraene-3-ol showed negative result. Keywords. Allophylus livescens Gagnep, endemic, 1,6,10,14-phytatetraene-3-ol

    Ảnh hưởng của giống cải và nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, Hellula undalis Fabricius (Lepidoptera: Crambidae)

    Get PDF
    Sâu kéo màng, Hellula undalis Fab. (Lepidoptera: Crambidae) là loài sâu hại rau cải họ Brassicaceae quan trọng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nhằm tạo thông tin cơ sở cho các nghiên cứu về xây dựng chiến lược quản lý hiệu quả, nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của sâu kéo màng, H. undalis trên các giống cải và nhiệt độ khác nhau đã được khảo sát trong điều kiện phòng thí nghiệm tại Trường Đại học Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống cải và nhiệt độ của môi trường đã ảnh hưởng lên thời gian phát triển của H. undalis. Giữa 5 loại giống cải khảo sát gồm cải ngọt, cải xanh, cải tùa xại, cải thìa và cải bó xôi, vòng đời của H. undalis là ngắn nhất (17,54 ngày) khi được nuôi bằng đọt non cải xanh, trong khi ấu trùng được nuôi bằng đọt non cải bó xôi đã không thể sống đến hết tuổi 2. Mặt khác, trong khoảng nhiệt độ từ 16oC - 25oC, thời gian ở tất cả các giai đoạn phát triển của H. undalis trên giống cải xanh là dài hơn khi điều kiện nhiệt độ môi trường giảm (vòng đời dài 61,25 ngày ở 16oC, 32,17 ngày ở 20oC và 25,14 ngày ở 25oC)

    Nghiên cứu đa dạng và biến đổi di truyền ở quần thể tự nhiên của dưới loài thông xuân nha (Pinus armandii subsp. Xuannhaensis L.K. Phan) đặc hữu hẹp ở Sơn La, Việt Nam bằng chỉ thị ISSR

    Get PDF
    Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan is a new five needle pine discovered recently from Xuan Nha Nature Reserve, Son La province. This subspecies is considered as a narrow endemic to Vietnam and is assessed as endangered. In this study, 15 ISSR markers were used to analyze the genetic diversity of this taxon collected in five subpopulations (Tan Xuan, Thac Nuoc, Dinh VTV2, Near VTV2 and Dinh Pomu). Results of the analysis showed 15/15 markers were polymorphic. A total of 51 DNA fragments were amplified, in which 50 fragments were polymorphic (98.04%). Genetic diversity was the highest in Dinh Pomu subpopulation (I = 0.555; h = 0.8; PPB = 68.76%; Ne =1.6 and He = 0.4)) and the lowest in Tan Xuan subpopulation (I = 0.428; h = 0.6; PPB = 57.06%, Ne = 1.215 and He = 0.303). Analysis of molecular variance (AMOVA) results showed that the total level of molecular changes between subpopulations was 7% and between individuals in the same subpopulation was 93%. A constructed dendrogram based on similarity matrix of 71 Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan samples divided the samples into two main groups with genetic similarity coefficients ranged from 0.53 to 0.96. Results of the molecular analysis showed that Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan species should be protected at the population level.Thông xuân nha (Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan) là một dưới loài của một trong 3 loài Thông 5 lá, mới phát hiện được gần đây ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đây là dưới loài đặc hữu hẹp và đang bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, 15 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để phân tích đa dạng nguồn gen di truyền quần thể của dưới loài Thông xuân nha thu ở 5 tiểu quần thể Tân Xuân, Thác Nước, Đỉnh VTV2, gần VTV2 và Đỉnh Pơmu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Kết quả phân tích đã chỉ ra 15/15 chỉ thị có tính đa hình. Tổng số đã nhân bản được 51 phân đoạn DNA, trong đó 50 phân đoạn đa hình (chiếm 98,04%). Tính đa dạng di truyền thể hiện cao nhất ở tiểu quần thể Đỉnh Pơmu (I = 0.555; h = 0,8; PPB = 68,76%; Ne =1,6 và He = 0,4) và thấp nhất ở tiểu quần thể Tân Xuân (I = 0,428; h = 0,6; PPB = 57,06%, Ne =1,215 và He = 0,303). Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các tiểu quần thể là 7% và giữa các cá thể trong cùng tiểu quần thể là 93%. Biểu đồ phân nhóm chia làm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 0,53 đến 0.96. Thông qua kết quả phân tích phân tử cho thấy dưới loài Thông xuân nha cần có chiến lược sớm để bảo tồn ở mức tiểu quần thể

    Thành phần hóa học của cây rau má Centella asiatica (L.) urban thu hái tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Get PDF
    During the screening for biological active compounds from the medicinal plant Centella asiatica, a sample from Ho Chi Minh City has been studied. From the ethanol extract of the plant six compounds: stigmasterol, β-sitosterol, asiatic acid, madecassic acid, mixture of stigmasterol glucoside and β-sitosterol glucoside (1:1) and madecassoside have been isolated. Their structures were determined by IR, MS and NMR (1D and 2D) spectroscopy as well as by comparison with the literature data. Keywords. Centella asiatica, triterpene, triterpene glycoside, sterol
    corecore