74 research outputs found

    Sequence-independent, site-specific incorporation of chemical modifications to generate light-activated plasmids

    Get PDF
    Plasmids are ubiquitous in biology, where they are used to study gene-function relationships and intricate molecular networks, and hold potential as therapeutic devices. Developing methods to control their function will advance their application in research and may also expedite their translation to clinical settings. Light is an attractive stimulus to conditionally regulate plasmid expression as it is non-invasive, and its properties such as wavelength, intensity, and duration can be adjusted to minimise cellular toxicity and increase penetration. Herein, we have developed a method to site-specifically introduce photocages into plasmids, by resynthesising one strand in a manner similar to Kunkel mutagenesis. Unlike alternative approaches to chemically modify plasmids, this method is sequence-independent at the site of modification and uses commercially available phosphoramidites. To generate our light-activated (LA) plasmids, photocleavable biotinylated nucleobases were introduced at specific sites across the T7 and CMV promoters on plasmids and bound to streptavidin to sterically block access. These LA-plasmids were then successfully used to control expression in both cell-free systems (T7 promoter) and mammalian cells (CMV promoter). These light-activated plasmids might be used to remotely control cellular activity and reduce off-target toxicity for future medical use. Our simple approach to plasmid modification might also be used to introduce novel chemical moieties for advanced function

    U.S. Coast Guard Boat Recovery Simulation at NASA Ames Vertical Motion Simulator

    Get PDF
    The Boat Recovery Simulation was a collaboration between the U.S. Coast Guard and NASA. The experiment was conducted at the NASA Ames Vertical Motion Simulator (VMS). The goals were to (1) design a VMS experiment that can accurately simulate the motion of high sea conditions and to (2) collect data for the U.S. Coast Guard on human performance related to small boat recovery operations. The experiment setup included a software operation model designed around empirical boat position data; a replica boat section manufactured to incorporate real-world task elements; and the means to collect objective and subjective data from human participants. The VMS provided a viable testbed to assess certified U.S. Coast Guard crewmembers task performance while in motion

    NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CHỐNG VIRUS TAI XANH ĐỘC LỰC CAO CỦA TILMICOSIN Ở ĐIỀU KIỆN IN VITRO

    Get PDF
    Tóm tắt: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn gây nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất lợn trên thế giới, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Việc khống chế và loại trừ nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết.  Trên thực tế, an toàn sinh học và vaccine đã được áp dụng, nhưng giá thành khá cao, các quy trình an toàn sinh học đòi hỏi được thực hiện nghiêm ngặt, trong lúc hiệu quả của các loại vaccine sống vẫn còn nhiều hạn chế. Tilmicosin là một kháng sinh nhóm macrolide, đã được chứng minh có khả năng tích tụ nồng độ cao trong Đại thực bào phế nang phổi lợn (PAMs) cũng như ức chế virus bệnh tai xanh. Điều này là rất có lợi cho sự khống chế hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản lợn (PRRS). Trong nghiên cứu này, tilmicosin của bốn nhãn hiệu có sẵn trên thị trường đã được thử nghiệm trên hai chủng virus bệnh tai xanh độc lực cao (HP-PRRSV) và virus bệnh tai xanh độc lực thường (PRRSV). Kết quả cho thấy, tất cả bốn nhãn hiệu tilmicosin đều có khả năng ức chế cả hai chủng virus bệnh tai xanh trên. Kết quả này cũng xác nhận rằng, việc biến đổi gene của virus bệnh tai xanh không né tránh được hiệu quả của thuốc.Từ khóa: HP-PRRSV, chống virus, tilmicosi

    TÌNH TRẠNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỚI BÃO LỤT CỦA PHỤ NỮ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều của các loại hình thiên tai. Trong đó, bão và lụt là 2 loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra nhất. Ước tính khoảng 59 % tổng diện tích đất và  71 % dân số dễ bị tổn thương bởi bão lụt. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế được đánh giá là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khoảng 30 % dân số toàn tỉnh có sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào tài nguyên đầm phá như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cộng đồng ngư dân ven phá này lại dễ bị ảnh hưởng do bão lụt gây ra. Các nhóm yếu thế như trẻ em, phụ nữ, người già, người khuyết tật, người nghèo... thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ vùng nông thôn, đặc biệt là vùng ven biển, thường dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai do tính chất công việc của họ trong hoạt động thủy sản có tính nhạy cảm cao với bão lụt. Tuy nhiên, các hoạt động hay biện pháp nhằm giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương của phụ nữ nói chung và phụ nữ nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn chưa thực sự được quan tâm hiện nay. Do đó, nghiên cứu này tìm hiểu tình trạng dễ bị tổn thương với bão lụt của phụ nữ nuôi trồng thủy sản nhằm đưa ra những giải pháp giúp họ giảm nhẹ những ảnh hưởng tiêu cực của bão lụt. Phỏng vấn hộ, phỏng vấn sâu và thu thập số liệu thứ cấp là ba phương pháp được áp dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu chỉ ra phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Bão lụt thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng tới sinh kế, sự an toàn và sức khỏe của người phụ nữ. Tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ đối với bão lụt do thiếu kiến thức, kỹ năng phòng chống bão lụt, thiếu các trang thiết bị an toàn cơ bản để phòng chống và sự tiếp cận của họ đối với các hỗ trợ từ địa phương, tổ chức xã hội trong phòng chống lụt bão còn hạn chế. Từ khóa: phòng chống bão lụt, tình trạng dễ bị tổn thương của phụ nữ, phụ nữ nuôi trồng thủy sản, Tam Giang – Cầu Ha

    A Machine Learning-Assisted Numerical Predictor for Compressive Strength of Geopolymer Concrete Based on Experimental Data and Sensitivity Analysis

    Get PDF
    Geopolymer concrete offers a favourable alternative to conventional Portland concrete due to its reduced embodied carbon dioxide (CO2) content. Engineering properties of geopolymer concrete, such as compressive strength, are commonly characterised based on experimental practices requiring large volumes of raw materials, time for sample preparation, and costly equipment. To help address this inefficiency, this study proposes machine learning-assisted numerical methods to predict compressive strength of fly ash-based geopolymer (FAGP) concrete. Methods assessed included artificial neural network (ANN), deep neural network (DNN), and deep residual network (ResNet), based on experimentally collected data. Performance of the proposed approaches were evaluated using various statistical measures including R-squared (R2), root mean square error (RMSE), and mean absolute percentage error (MAPE). Sensitivity analysis was carried out to identify effects of the following six input variables on the compressive strength of FAGP concrete: sodium hydroxide/sodium silicate ratio, fly ash/aggregate ratio, alkali activator/fly ash ratio, concentration of sodium hydroxide, curing time, and temperature. Fly ash/aggregate ratio was found to significantly affect compressive strength of FAGP concrete. Results obtained indicate that the proposed approaches offer reliable methods for FAGP design and optimisation. Of note was ResNet, which demonstrated the highest R2 and lowest RMSE and MAPE values

    NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ DABACO VÀ GÀ JAPFA NUÔI THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi hai nhóm gà DABACO và JAPFA từ 1 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi (khi xuất bán lấy thịt). Mỗi nhóm gà 1000 con, phân ngẫu nhiên vào 3 lô (3 lần lặp lại). Hai nhóm gà được đưa vào nuôi so sánh trong cùng điều kiện với quy trình như nhau vào năm 2015 và lặp lại vào năm 2016. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của gà DABACO ở hai năm tương ứng là 99,55 % và 98,18 %, của gà JAPFA là 98,21 % và 93,81 %. Khối lượng khi bán với gà DABACO: 1450,4 g/con đến 1504,0 g/con, gà JAPFA: 1358,7 g/con đến 1409,0 g/con. Khối lượng gà DABACO lớn hơn JAPFA 6,42 % đến 6,75 %. Chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng tăng, tương ứng  2,69 kg đến 2,97 kg và 2,87 kg đến 3,27 kg. Sau 3 tháng nuôi với 1000 gà/lứa, người chăn nuôi thu lời 36,96 triệu đồng đến 40,25 triệu đồng (gà DABACO) và 28,046 triệu đồng đến 34,696 triệu đồng (gà JAPFA), lợi nhuận tương ứng 50 % đến 59 % và 39 % đến 53 %. Hiệu quả chăn nuôi gà DABACO ổn định và cao hơn gà JAPFA 11,56 % đến 26,88 %. Từ kết quả nghiên cứu này ta có thể đưa ra khuyến cáo đến người chăn nuôi là nên chọn gà DABACO cho nuôi thịt ở Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền trung nước ta. Từ khóa: gà DABACO, gà JAPFA, khối lượng, hiệu quả chăn nuô

    BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ NIÊM MẠC RUỘT NON CỦA LỢN CON THEO MẸ BỊ TIÊU CHẢY DO E. COLI

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá những biến đổi bệnh lý ở niêm mạc ruột non của lợn con F1 (♂ Landrace × ♀ Móng cái) theo mẹ ở 3, 7 ngày tuổi và 21 ngày tuổi bị tiêu chảy do E. coli. Kết quả mổ khám và quan sát đại thể cho thấy, lợn con bị tiêu chảy có hiện tượng tích nước và khí trong lòng ruột, thành ruột bị giãn và mỏng, niêm mạc ruột non có hiện tượng sung huyết. Ở cấp độ vi thể, phương pháp chẩn đoán mô bệnh học cho thấy trung bình độ dài lông nhung ở tá tràng lợn con 3 ngày tuổi bị tiêu chảy ngắn hơn so với nhóm không bị tiêu chảy cùng độ tuổi (p < 0,05). Độ sâu trung bình của lớp tuyến ruột ở tá tràng của nhóm lợn bị tiêu chảy sâu hơn so với ở nhóm lợn không bị tiêu chảy ở cùng độ tuổi (p < 0,05). Ở các độ tuổi 7 và 21 ngày tuổi, trung bình độ dài lông nhung ở cả tá tràng, không tràng và hồi tràng của lợn bị tiêu chảy ngắn hơn, trong khi đó độ sâu của lớp tuyến ruột là sâu hơn so với lợn bình thường ở cùng độ tuổi, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận, khi lợn con bị tiêu chảy, ruột non có những tổn thương nghiêm trọng đặc biệt ở lớp biểu mô niêm mạc ruột. Từ khóa: E. coli, lông nhung, tiêu chảy, lợn con, bệnh ly

    THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG SẢN XUẤT LÚA TẠI XÃ VĨNH GIANG, HUYỆN VĨNH LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa của nông hộ và các giải pháp thích ứng mà nông hộ đã áp dụng để giảm thiểu những tác động đó. Thông tin của nghiên cứu được thu thập qua 2 cuộc thảo luận nhóm gồm 12 nông dân đại diện của 6 thôn trong xã; phỏng vấn sâu 4 lãnh đạo xã và người am hiểu về sản xuất lúa; và phỏng vấn bằng bản hỏi bán cấu trúc 50 hộ sản xuất lúa của xã. Kết quả nghiên cứu cho thấy 100 % nông hộ đã nhận thấy các tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa, gồm hạn hán, nhiễm mặn và rét đậm. Nhiều hoạt động thích ứng đã được nông hộ thực hiện để giảm rủi ro, trong đó hoạt động chuyển đổi lúa hè thu sang trồng đậu xanh và ngô là hoạt động thích ứng, được hơn 90 % hộ nông dân áp dụng. Tất cả hộ chuyển đổi khẳng định đây là giải pháp góp phần rất lớn làm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, mang lại hiệu quả cao về cả kinh tế, xã hội và môi trường, và có khả năng nhân rộng trên địa bàn. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như áp dụng các giải pháp thích ứng hạn, rét và nhiễm mặn trong sản xuất lúa còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp để hạn chế rủi ro và nâng cao năng lực thích ứng của hộ trong sản xuất lúa ở địa bàn nghiên cứu.Từ khóa: biến đổi khí hậu, hạn hán, thích ứng, sản xuất lúa, Quảng Tr

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH RỦI RO ĐẾN HIỆU QUẢ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANNAMEI) TẠI XÃ TRIỆU PHƯỚC, HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục tiêu phân tích các loại hình rủi ro trong nuôi tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei) để xác định giải pháp hạn chế thiệt hại cho người nuôi. Nghiên cứu được tiến hành tại xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm người am hiểu gồm các trưởng thôn, người nuôi lâu năm và cán bộ xã; và phỏng vấn 60 hộ nuôi tôm thẻ Chân trắng. Các dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích thứ bậc. Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhóm rủi ro chính và được xếp theo thứ tự mức độ tác động từ cao đến thấp là: rủi ro do dịch bệnh (có trọng số ưu tiên 0,724), rủi ro do thiên tai (có trọng số ưu tiên là 0,193), và rủi ro do thị trường (trọng số ưu tiên là 0,083). Một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro dịch bệnh là chất lượng con giống không đảm bảo; kỹ thuật nuôi chưa phù hợp, đặc biệt là chưa có ao lắng và chưa xử lý hồ nuôi đúng quy trình; và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nghiên cứu cũng đã đề xuất giải pháp để giảm thiểu rủi ro trong nuôi tôm thẻ Chân trắng ở địa bàn nghiên cứu là cải thiện công tác giống, đảm bảo kỹ thuật nuôi đúng và phù hợp với điều kiện nuôi tại địa phương, và theo dõi kỹ các hiện tượng thời tiết để có giải pháp xử lý kịp thời.Từ khóa: rủi ro, tôm thẻ Chân trắng (Litopenaeus vannamei), Triệu Phước, phân tích thứ bậ
    corecore