493 research outputs found

    English Language Learner Autonomy in the Vietnamese Higher Education Context: Enabling Factors and Barriers Arising from Assessment Practice

    Get PDF
    Learner autonomy has gained particular attention in Vietnamese higher education since a major education reform launched in 2005. Although a number of studies have been conducted to investigate the concept in the Vietnamese higher education context, most of them have focused on exploring teachers’ and students’ perceptions and beliefs around the concept of autonomy (T. V. Nguyen, 2011; Dang, 2012; Humphreys & Wyatt, 2013; T. N. Nguyen, 2014), and on the possibility of promoting it in Vietnamese universities (Trinh, 2005; L. T. C. Nguyen, 2009; Q. X. Le, 2013; Phan, 2015). There appear to be no studies on the demonstration of learner autonomy and the potential factors, including factors relating to assessment practice, that support or inhibit its demonstration in the Vietnamese higher education context. Building on a social constructivist paradigm and sociocultural theories of learning, this qualitative case study aims to investigate the demonstration of learner autonomy in the context of assessment in English as a foreign language (EFL) classes in a university in Vietnam, and the (potential) factors in assessment that facilitate or constrain the demonstration of learner autonomy in that context. The data were collected through participant observation of teachers’ and students’ practices in three EFL classes at the university during a complete semester, one-on-one semi-structured interviews with three teachers and sixteen students, and post-observation interviews with the three teachers and their students. Additional data which characterised the context of the study were gathered and included documents at the researched university relating to higher education policies, assessment policies, English teaching and learning policies, EFL curriculum and syllabus, test samples, and English teaching textbooks. The study found that students generally demonstrated a low level of autonomy in the classroom despite their positive attitude towards the concept and their awareness of its role in English learning. Primary contributing factors included negative washback of current assessment systems on teaching and learning practices, prescribed assessment practices in the class, teachers’ and learners’ limited and divergent understanding about the concept of learner autonomy, and their limited understanding about the role of assessment in learning in general and in learner autonomy promotion and development in particular. The study also found that students who stated that English was relevant to their personal needs were generally more autonomous outside of the classroom than inside it. Findings from this study support the view that learner autonomy reflects the relationship between learners and the learning environment, and is an emergent product of the interaction between learners and contextual factors including their teacher, their peers, the learning task, class rules and values, and university values and regulations. The study’s findings are significant, as they highlight the social dimension of learner autonomy and the importance of facilitating favourable conditions for teachers to provide learner autonomy and for learners to manifest it. The study also highlights the need to reconsider assessment practices to promote learner autonomy

    Nghiên cứu sự tạo thành và phân huỷ gốc tự do HO*, dưới tác dụng của xúc tác phức [Co(Acac)]+

    Get PDF
    Homogeneous catalysts complex is increasingly widely used in many fields. Under the catalytic effect of the complex, the reaction occurs in softer conditions, so the energy savings for the response process. Using the method, the inhibitor - competition, special effects with free radicals HO*, have demonstrated arising and destroying of free radicals HO*, under the effect of the catalytic complex [Co(Acac)]+, there is a change of oxidation of Co2+. Demonstrate, mechanism of reactions that take place under the original circuit. This paper is the research results arise and destroying the free radicals HO*, under the effect of the catalytic complex [Co(Acac)]+, has determined the reaction mechanism is the Circuit of radical and the oxidation rate constants k(Ind+HO*) = 5.46×108 (1.mol-1.s-1)

    TÁCH DÒNG VÀ BIỂU HIỆN GENE MÃ HÓA ENZYME XYLANASE TỪ NẤM MỐC Aspergillus niger C1 VÀO E. coli BL21

    Get PDF
    Enzyme xylanase (endo-β-1,4-xylanase, EC 3.2.1.8) là enzyme xúc tác phản ứng thủy phân các liên kết β-1,4-D-xylopyranose trong xylan.  Gene xylanase và vùng mã hóa gene xylanase (cds) của nấm mốc Aspergillus niger C1 được gắn vào vector biểu hiện pRSET A. Vector pRSET A-xylanase tái tổ hợp được tách dòng trong E. coli TOP10, biểu hiện trong E. coli BL21. Gene xylanase từ  A. niger C1 gồm 746 nucleotit trong đó có 1 intron ở vị trí 278-347, trình tự gene có 98 % độ tương đồng với gene mã hóa xylanase EU42881.1. Gene này được mã hóa bởi 225 axit amin và được gắn peptide tín hiệu gồm 37 axit amin có khối lượng phân tử là 30 kDa. Protein dung hợp được tổng hợp khi bổ sung 0,5 mM IPTG, định tính bằng điện di SDS – PAGE có trọng lượng phân tử là 30 kDa. Dich enzyme xylanase thô có hoạt độ 381,0 U/ml

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CAO SU NÔNG HỘ TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Đối với tỉnh Quảng Bình, cây cao su được xem là cây đem lại hiệu quả kinh tế và thu nhập cao cho người trồng cao su. Cơ cấu giống có 12 giống, trong đó RRIM 600 có tỷ lệ số hộ trồng phổ biến nhất > 30%. Quy mô và chất lượng vườn cây được đánh giá qua 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 thì chất lượng vườn cây cao su được đánh tương đối tốt so với 3 giai đoạn trước đó. Đa số nông hộ trồng cao su giai đoạn KTCB đều trồng xen các loại cây ngắn ngày (Dưa hấu, Ngô, Lạc, ...) nhưng 100% nông hộ không bón chất giữ ẩm. Từ 96,67-100% nông hộ ở hai huyện bón phân chuồng hoai cho cao su trồng mới và trên 90% số nông hộ bón phân NPK thời kỳ kiến thiết cơ bản. Bệnh phấn trắng, héo đen đầu lá chiếm tỷ lệ cao cả ở 2 huyện (26,67-50,00%). Với cây cao su giai đoạn KTCB thì trồng xen là mô hình giúp cho nông hộ trồng cao su tăng thêm thu nhập và cây cao su đã khẳng định được giá trị kinh tế và đưa lại lợi nhuận cao cho người trồng cao su ở Quảng Bình.Từ khoá: Cao su, hiệu quả kinh tế, giống, phân chuồng hoai, trồng xen

    HỌC HỎI KHÁM PHÁ VÀ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN: NGHIÊN CỨU TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM

    Get PDF
    This paper aims to examine the effects of exploratory learning and risk taking on individual employee performance. The research question was empirically tested in the higher education setting using 181 survey questionnaires from academics of a top public university in Vietnam. The findings confirm that exploratory learning has a positive impact on employee performance. In addition, risk taking, one of the organizational learning capability dimensions, has a moderating effect on this relationship. Specifically, the greater the risk taking, the stronger the relationship between exploratory learning and employee performance. This study discusses some implications for management in the university setting generally, and in Vietnam particularly, in enhancing their academics’ performance through exploratory learning, thereby helping them to keep up with global changes and improve their competitiveness.Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát ảnh hưởng của học hỏi khám phá và mức độ chấp nhận rủi ro đến kết quả làm việc của nhân viên. Câu hỏi nghiên cứu được kiểm định trong môi trường giáo dục đại học, sử dụng 181 bảng điều tra khảo sát của giảng viên tại một trường đại học công lập lớn và có uy tín ở Việt Nam. Kết quả cho thấy học hỏi khám phá có ảnh hưởng tích cực đến kết quả làm việc của nhân viên. Ngoài ra, mức độ chấp nhận rủi ro, một trong những thành phần chính của năng lực học hỏi tổ chức đóng vai trò điều tiết đối với mối quan hệ này. Cụ thể là, mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì ảnh hưởng của học hỏi khám phá đến kết quả làm việc của nhân viên càng lớn. Nghiên cứu đưa ra một số hàm ý cho các nhà quản lý giáo dục đại học nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong việc nâng cao kết quả làm việc của giảng viên thông qua học hỏi khám phá, từ đó giúp các trường đại học theo kịp với những thay đổi trên toàn cầu và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

    CÁC HỢP CHẤT TRITERPENOIT CỦA CÂY BỌT ẾCH (GLOCHIDION OBLIQUUM DECNE) Ở VIỆT NAM

    Get PDF
    CHEMICAL CONSTITUENTS OF GLOCHIDION OBLIQUUM FROM VIET NAM Five triterpenoids, euphorginol, taraxerol, 2a, 3a, 24-trihydroxyurs-12-en-28-oic acid, rotundic acid and pedunculoside were isolated from Glochidion obliquum (Euphorbiaceae) by column chromatography and identified by spectroscopic methods (UV, IR, MS, 1H-, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC, and COSY). These compounds were isolated from this plant for the first time

    PHÂN LẬP, NHÂN NUÔI LƯU GIỮ VÀ ĐỊNH TÊN MỘT SỐ NẤM RỄ NỘI CỘNG SINH TRÊN CÂY LÚA VÀ CÀ CHUA Ở BẮC VIỆT NAM

    Get PDF
    Trong đề tài của chúng tôi, lúa và cà chua là các cây nông  nghiệp được lựa chọn để phân lập các bảo tử nấm rễ nội cộng sinh (AM) và tìm hiểu mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và cây. Trong bài báo này, chúng tôi xác đinh được cây Mã đề Ribwort (Plantago lanceolata) là cây chủ tốt cho nhân nuôi lưu giữ để làm tăng số lượng bào tử AM. Đã định tên đến chi các bào tử nấm rễ  AM  phân  lập  được  đó  là  các  chi  Scutellospora,  Glomus,  Acaulospora,  Gigaspora,  và Entrophospor

    Khảo sát đặc điểm enzyme protease thịt đầu tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) sau quá trình tinh sạch sơ bộ

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát đặc tính của enzyme protease nội tại từ thịt đầu của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Mục đích của nghiên cứu là xác định tác động của nhiệt độ (30 ÷ 80°C) và  pH (5 ÷ 11) đến hoạt động của enzyme protease. Tối ưu hóa theo phương pháp bề mặt đáp ứng với 2 thừa số nhiệt độ và pH bao gồm 11 đơn vị nghiệm thức. Bên cạnh đó, độ bền nhiệt của protease được đánh giá ở các mức nhiệt độ khác nhau (30 ÷ 80°C) trong 60 phút  và các thông số động học Km, Vmax của enzyme protease nội tại cũng được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, điều kiện nhiệt độ và pH thích hợp cho hoạt động enzyme protease tương ứng 60oC và 7,0. Kết quả tối ưu hóa hoạt động protease dựa trên hai nhân tố nhiệt độ và pH là 54,40oC và pH 6,96. Enzyme protease được tìm thấy bền nhiệt ở 55oC và hoạt động của enzyme tăng khi tăng nồng độ cơ chất thịt đầu tôm thẻ từ 0 ÷ 0,6 (g/mL), Vmax đạt trị giá 11,70 U/phút và giá trị Kmlà 0,0795 g/mL

    ĐÁNH GIÁ ỔN ĐỊNH QUÁ ĐỘ HỆ THỐNG ĐIỆN SỬ DỤNG MÔ HÌNH ĐẲNG TRỊ MỘT MÁY PHÁT VÀ MẠNG NƠ-RON NHÂN TẠO

    Get PDF
    Ổn định quá độ của hệ thống điện (HTĐ) là khả năng duy trì đồng bộ sau một biến cố lớn. Mục đích của đánh giá ổn định quá độ là xác định xem biến cố xảy ra trong HTĐ có dẫn đến mất ổn định hay không. Đánh giá ổn định quá độ trong chế độ vận hành thời gian thực là tới hạn về yêu  cầu  thời  gian  tính  toán.  Bài  báo  giới  thiệu  các  phương  pháp  đánh  giá  ổn  định  quá  độ: phương pháp mô phỏng miền thời gian và phương pháp trực tiếp; và ưu nhược điểm của chúng. Bài báo đề xuất phương pháp lai kết hợp giữa mô hình đẳng trị một máy phát nối với nút có công suất vô cùng lớn (SMIB) và phương pháp mạng nơ-ron nhân tạo ANN để đánh giá ổn định quá độ HTĐ. Phương pháp kết hợp  làm giảm  thời gian  tính toán bởi khả năng đánh giá nhanh của phương pháp mạng nơ-ron nhân tạo ANN đồng thời tăng khả năng phân loại biến cố nhờ dữ liệu tính toán được trong chế độ không trực tuyến. Phương pháp này kết hợp SMIB và ANN được áp dụng đối với hệ thống thử nghiệm bao gồm 3 máy phát, 9 nút. Kết quả đánh giá chỉ ra  tính khả  thi của việc áp dụng phương pháp đề xuất cho hệ thống điện thực tế với quy mô lớn hơn. Phương pháp này cho phép giảm lượng tính toán trong chế độ vận hành thời gian thực và tăng tính chính xác của mô hình. Phương pháp này có thể mở rộng sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo khác để tăng cường đánh giá ổn định quá độ của hệ thống trong điều kiện thời gian thực

    ĐÁNH GIÁ TIÊM POTASSIUM PHOSPHONATE QUA THÂN ĐỂ PHÒNG TRỪ BỆNH CHẾT NHANH CÂY HỒ TIÊU KINH DOANH

    Get PDF
    Tóm tắt: Hồ tiêu là cây trồng có giá trị ở Việt Nam nhưng dịch bệnh chết nhanh do Phytophthora capsici gây hại đã làm giảm diện tích đáng kể. Việc xử lý phun potassium phosphonate lên tán lá cây trồng dễ thực hiện, nhưng hiệu quả trừ bệnh rất thấp, trong lúc đó biện pháp tưới thuốc potassium phosphonate vào gốc quá tốn kém và gây ô nhiễm môi trường. Tiêm thuốc potassium phosphonate cho cây ăn quả để phòng trừ bệnh hại do Phytophthora dễ dàng thực hiện, nhưng với cây hồ tiêu hiện tại chưa có dụng cụ tiêm thích hợp. Tiến hành tiêm potassium phosphonate qua thân bằng bộ dụng cụ được cải tiến dựa trên phương pháp tiêm thực hiện cho cây thân gỗ cho thấy với nồng độ áp dụng từ 10 đến 40% có thể phòng trừ bệnh chết nhanh nhưng không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Phương pháp tiêm potassium phosphonate qua thân với nồng độ 40% là tốt nhất, hiệu quả kinh tế nhất để phòng trừ bệnh chết nhanh đối với cây hồ tiêu. Ngoài ra, phương pháp này có mức chi phí phù hợp với người nông dân, thuận tiện sử dụng, rất ít gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con và là phương pháp trừ bệnh có thể áp dụng cho canh tác hồ tiêu hữu cơ.Từ khóa: hồ tiêu, potassium phosphonate, tiêm thân, bệnh chết nhan
    corecore