313 research outputs found

    NGHIÊN CỨU VỀ BIÊN PHA HÌNH THÁI CỦA HỆ GỐM ÁP ĐIỆN PZT – PbMnSbN

    Get PDF
    p  đ  n  0,9  Pb(ZrxTi1-x)O3  –  0,1  Pb[(Mn1/3Nb2/3)0,7(Sb1/2Nb1/2)0,3]O3  (v ết  tắt  là  PZT-PMnSbN)  đã  được  chế  tạo  bằng  phương  ph p  colu b te. C c  ẫu  g    th êu  kết  ở  nh  t  độ 1150 oC đ u c  cấu  t  c pe ovsk te. Cấu  t  c c a g    p đ  n PZT  - PMnSbN  thay đổ   từ  tứ g  c  sang  ặt  tho ,  đồng  thờ   nh  t  độ  chuyển  pha  g ả   kh   tăng  tỉ  l   thành  phần Z /T . C c thông s : hằng s  đ  n  ô  , độ tổn hao tg, h  s  l ên kết đ  n cơ kp đ u đạt g   t ị t   ưu vớ  tỉ l  Z /T  ≈ 49/51,  tạ  đ  g   c  phân cực dư  lớn Pr = 49,2 µC.cm−2 và  t ường đ  n kh ng nhỏ         EC = 10,28 kV.cm−1. Căn cứ vào  sự b ến đổ  c a  tính chất, đ ể  chuyển pha hình  th   c a h  g   được dự đo n nằ  tạ  vị t í ngay phía t ên thành phần c  x = 0,49. Từ đ  ta c  cơ sở để lựa chọn thành phần ph  hợp cho c c ứng d ng  p đ  n

    HIỆU QUẢ CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ, GIỐNG VÀ DINH DƯỠNG TRÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA XÀ LÁCH TRỒNG THỦY CANH GIA ĐÌNH ĐÔNG XUÂN 2007-2008

    Get PDF
    ảnh hưởng của giá thể, giống và dinh dưỡng lên sự sinh trường và trọng lượng cây cải  xà lách (Lactuca sativar L.) trồng thủy canh cho gia đình. Cả ba thí nghiệm đều thực hiện điều kiện trong chậu, tất cả được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4-5 lần lặp lại, 5 cây trong một chậu. Đánh giá các đặc tính nông học và trọng lượng cây. Có sự khác biệt ý nghĩa qua thống kê về trọng lượng trung bình cây cải xà lách giữa các nghiệm thức ở mỗi thí nghiệm. Thí nghiệm thứ nhất, xà lách trồng trong 4 nghiệm thức giá thể: Mụn xơ dừa, Tro trấu, Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 1:1) và Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 2:1). Trọng lượng cây cao nhất đạt được ở giá thể Mụn xơ dừa+Tro trấu (tỉ lệ 1:1) 8,56 g/cây và thấp nhất ở giá thể Tro trấu 6,48 g/plant. Thí nghiệm thứ hai, so sánh bốn giống xà lách nhập nội gồm TN 105, TN 123, TN 160 và SG 592. Giống SG 592 có chiều cao và trọng lượng thân lá cao nhất (8.50 g/cây). Thí nghiệm thứ ba, so sánh bốn loại dung dịch dinh dưỡng thủy canh dùng trồng xà lách. Kết quả cho thấy dinh dưỡng A tốt nhất (12,40 g/cây) và MU kém nhất (7,72 g/cây)

    Nutrient flows in crop-livestock systems of the North-West Highlands of Vietnam

    Get PDF
    In Son La province, Mai Son district, low soil fertility is one of the main constraints for agricultural production. We quantified nutrient balances and recycling using nitrogen (N) as modelling currency in smallholder crop-livestock farms. Six farmers with different levels of access to roads and markets were interviewed on their assets, agricultural production, and nutrient management practices. Nitrogen balances were positive in the high and middle access farms, with 35 to 177 kgN/ha. In contrast, the balances were negative in the most remote farms, with -18 kgN/ha in average. The application of mineral fertilizer was a key game changer, accounting for an average of 83% of the N inputs across the six farms. Burning of crop residues contributed strongly to nutrient losses, especially on remote farms. The nitrogen recycling intensity was 13% on average, expect for one farm which produced a lot of its own livestock feed and reached a nitrogen recycling intensity (NRI) of 64%. Farms with remote access would not apply nutrient management techniques like recycling of crop residues as feed or as mulch and using animal manure as fertilizer. The use of organic inputs should be encouraged and burning should be avoided, especially on slopping lands. Legume species should be better integrated in the system, for example as multipurpose forages. Constraints in adoption of these measures should be carefully studied, as well as the long-term cost-benefit ratio. Preliminary implementation of soil erosion control and soil fertility improvement techniques in the region are promising and should be supported by local authorities and extension services

    SOME NEW DATA ON PHYTOPLANKTON DISTRIBUTION IN THE WESTERN OF TONKIN GULF

    Get PDF
    This paper presented some new data on phytoplankton community in western of Tonkin Gulf gained from two surveys conducted in October 2003 (dry season) and August 2004 (rainy season). The phytoplankton samples were collected at 21 stations in dry season and 32 stations in rainy season at different depths with interval between 10 and 20 meters depending on the certain stations, spreading in the whole western area of Tonkin Gulf. Among them, there were two temporal (day-night) stations in the first survey and three ones in the second one which were sampled every 3-4 hours. A total of 278 species belonging to 81 genera, 4 classes of microalgae had been recorded in the western of Tonkin Gulf with the majority belonging to diatoms (51 genera, 148 species occupied 53.2%), then the dinoflagellates (28 genera, 125 species, 45%). There were about 26 potentially harmful species which had been found in the studied area with the most diverse belonged to dinoflagellates such as Alexandrium (9 species), Dinophysis (5 species). The phytoplankton diversity index (H') in the area ranged from 1.5 to 5.0 (dry season) and from 0.3 to 5.4 (rainy season). The total cell densities of phytoplankton varied horizontally and vertically. In generally, the cell density decreased from the coast to offshore and from the surface layers to the bottom ones, but inversely at the day-night sampling stations in the north-west coast of the Gulf. The density in rainy season was higher and fluctuated more strongly than those in dry season. Tóm tắt: Bài báo này trình bày một số dẫn liệu nghiên cứu mới về phân bố quần xã thực vật phù du ở phía tây Vịnh Bắc Bộ có được từ hai đợt khảo sát vào mùa khô (tháng 10/2003) và mùa mưa (tháng 8/2004). Các mẫu TVPD được thu thập ở 21 trạm (tháng 10/2003) và 32 trạm (tháng 8/2004) trải đều trên toàn khu vực phía tây Vịnh, tại các độ sâu khác nhau, với khoảng cách từ 10-20 m tùy theo trạm. Trong đó, có 2 trạm thu mẫu liên tục ngày đêm trong mùa khô và 3 trạm trong mùa mưa, tại các trạm này cứ 3-4 giờ thu mẫu một lần. Tổng số có 278 loài, 81 chi và 4 lớp tảo đã được phát hiện ở vùng nghiên cứu, phần lớn thuộc về tảo Silic (51 chi, 148 loài, chiếm 53,2%), tiếp đó là tảo Giáp (28 chi, 125 loài - 45%). Khoảng 26 loài tảo có khả năng gây hại đã được ghi nhận ở vùng nghiên cứu, trong đó đa dạng nhất là các chi Alexandrium (9 loài), Dinophysis (5 loài). Chỉ số đa dạng loài H' của TVPD ở vùng nghiên cứu dao động từ 1,5 đến 5,0 (mùa khô) và 0,3 đến 5,4 (mùa mưa). Mật độ tế bào TVPD biến động theo mặt rộng và theo cột nước. Nhìn chung,mật độ tế bào giảm dần từ bờ ra khơi, từ mặt xuống đáy nhưng tại các trạm thu mẫu ngày đêm ở ven bờ tây bắc Vịnh có xu thế ngược lại. Mật độ tế bào trong mùa mưa cao hơn và biến động mạnh hơn mùa khô

    ĐIỂM LẠI CÁC NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT BIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2012

    Get PDF
    Nghiên cứu về hoá học các hợp chất  thiên nhiên biển ở Việt Nam được coi  là một  trong những hướng nghiên cứu quan  trọng  trong  thế kỉ  thứ 21.Tổng quan này đề cập đến những kết quả nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số nhóm sinh vật biển ở Việt Nam bao gồm: nhóm hải miên, nhóm san hô mềm và nhóm da gai. Các hợp chất thuộc lớp saponin, steroid, diterpene, glycolipid, và một số hợp chất khác đã được phân lập và xác định cấu trúc. Trong số các hợp chất thu được, có những hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm, kháng sinh. Ngoài ra, một số hợp chất còn được đánh giá khả năng kháng viêm, chống  loãng xương và chống ô xy hóa. Những  thành  quả  nghiên  cứu  này  đóng  góp  rất  lớn  vào  kho  tàng  hóa học  các hợp  chất  thiên nhiên biển trên thế giới. Trên cơ sở những kết quả thu được, một số sản phẩm đã được triển khai phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

    Thực trạng thị trường LPG và dịch vụ vận chuyển LPG tại Việt Nam

    Get PDF
    Thị trường LPG tại Việt Nam trong những năm qua đạt một số kết nhất định. Tuy nhiên, hơn 60% LPG hiện phải nhập khẩu từ thị trường quốc tế phục vụ cho nhu cầu trong nước, hệ thống kho chứa của Việt Nam nhỏ chưa đáp ứng nhu cầu dự trữ LPG, số lượng tàu vận chuyển LPG của các doanh nghiệp Việt Nam ít với công suất nhỏ và cạnh tranh lớn với các hãng tàu biển quốc tế. Trên cơ sở phân tích thực trạng LPG tại Việt Nam trong thời gian qua, bài viết chỉ ra những khó khăn, thách thức để từ đó đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy thị trường LPG phát triển trong thời gian tới

    TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN NƯỚC KHU VỰC CHÀNG RIỆC, TỈNH TÂY NINH VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG TIẾT KIỆM NƯỚC

    Get PDF
    The residential area in Chang Riec hamlet, Tan Lap commune, Tan Bien district, Tay Ninh province, was built near the border with Cambodia. Located in the border area and 30 km from the centre of Tan Lap commune, Chang Riec hamlet badly needs underground water for daily consumption. Various field methods, such as routing, exploratory drilling, geophysical measurements, and balance and hydrodynamic method calculations, were carried out to assess the potential of water resources. The results of the investigation and calculation show that the surface water flow is insignificant. The water level is low, and water often dries up in the dry season. The total underground water potential in the studied area is estimated at 224,151 m3/day, and the exploitable reserve of underground water in the area is 67,245 m3/day. However, to ensure a long-term operation and suitable exploitation efficiency of the drilling holes, we suggest the maximum exploitation flow at 75% of the forecasted exploitation flow of the boreholes.Khu dân cư ấp Chàng Riệc, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, được xây dựng ở gần biên giới giáp với Campuchia. Với vị trí đặc thù ở khu biên giới, nằm cách trung tâm xã Tân Lập 30 km, ấp Chàng Riệc rất cần nguồn nước ngầm để phục vụ cho nhân dân của ấp. Các phương pháp khảo sát khác nhau như: khảo sát các lộ trình theo tuyến, công tác khoan thăm dò và đo địa vật lý, tính toán bằng phương pháp cân bằng và phương pháp thuỷ động lực được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng tài nguyên nước của khu vực. Kết quả điều tra và tính toán cho thấy lưu lượng dòng chảy nước mặt nhỏ, mực nước thấp và thường cạn kiệt vào mùa khô. Tổng tiềm năng nước dưới đất ở khu vực nghiên cứu là 224.151 m3/ngày và trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất trong vùng là 67.245 m3/ngày. Tuy nhiên, để đưa vào khai thác lâu dài và đảm bảo hiệu suất của các lỗ khoan khai thác, lưu lượng khai thác lớn nhất được đề xuất bằng 75% lưu lượng khai thác dự báo của các lỗ khoan

    Implementation of feed intervention strategies for improved livestock nutrition and productivity in Mai Son district, Son La province, Vietnam

    Get PDF
    Livestock production in Vietnam is critical in reducing poverty and increasing income particularly for ethnic minorities in the Northwest Highlands. Improved livestock management and productivity can be achieved through better feed management and increased cultivation of improved forages, to meet animal nutrition demand. This study aimed at assessing feed intervention strategies to address context-specific feed-related challenges, mainly winter-feed shortage, for improved animal nutrition and livestock productivity in Mai Son district, Son La province, Vietnam. These interventions included promoting the uptake of improved forage varieties (grasses and legumes) and capacity building on animal nutrition techniques including feed processing and preservation, feed mix and feeding regimes for cattle and pigs. Willing farmers selected various forage varieties, were provided with seeds and planting materials to grow on their farms and guided on forage planting, management, and utilization. Local partners and stakeholders supported various activities and ensured successful implementation amidst the restrictions arising from the Covid 19 pandemic. Farmers reported increased awareness on feed technologies, increased yield, and availability of high-quality feed for their livestock, as well as challenges encountered in applying different feed-related techniques. Initial results from this study show the potential of feed and forage technologies in improving livestock productivity and lays a foundation for scaling these interventions to other regions of Vietnam

    MÔ HÌNH CANH TÁC NÔNG NGHIỆP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ XƠ ĐĂNG, TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam nhằm tìm hiểu các mô hình canh tác nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu với đối tượng tham gia chính là 90 hộ dân tộc thiểu số Xơ Đăng. Ba kết quả chính được phát hiện trong quá trình điều tra gồm: thứ nhất, người Xơ Đăng nhận thức được việc khí hậu đang thay đổi và có tác động đến sinh kế của họ; hầu hết hộ đồng ý rằng hạn hán đang kéo dài hơn; tần suất của các đợt lũ lụt, bão có xu hướng giảm dần nhưng mạnh hơn; thứ hai, người dân đưa ra bốn biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm (1) điều chỉnh lịch canh tác, (2) điều chỉnh kỹ thuật canh tác, (3) sử dụng giống bản địa và (4) xen canh cây trồng; thứ ba, trong năm mô hình canh tác chính, xen canh keo và lúa rẫy (Pế-tru) là mô hình thích ứng có hiệu quả kinh tế cao nhất với các giá trị IRR = 10,23%; NPV đạt 2,6 triệu đồng; thời gian thu hồi vốn là 3,5 năm. Kết quả cũng cho thấy có hai yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa (p < 0,05) tới hiệu quả kinh tế của mô hình này là loại giống keo và khoảng cách từ rẫy keo đến đường chính

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ CƠ TU Ở KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Là một quốc gia phụ thuộc vào tài nguyên, Việt Nam xác định đất nông nghiệp đóng vai trò nền tảng cho sự phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là khu vực miền núi. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của người Cơ Tu về các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam. Thông tin thứ cấp là các báo cáo của chính quyền địa phương và thông tin sơ cấp là kết quả điều tra đối với 84 hộ dân và 3 cuộc thảo luận nhóm tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Kết quả cho thấy có 6 loại hình sử dụng đất chính tại địa bàn nghiên cứu, nhưng chỉ có đất trồng cây Keo là mang lại hiệu quả. Cụ thể, với các giá trị IRR = 9,35%, cao hơn lãi suất ngân hàng hiện tại (6,8%) và NPV hơn 1,4 triệu đồng, Keo là cây mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với với lúa, ngô và sắn. Khoảng cách giữa ruộng keo đến đường chính có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê với doanh thu (p < 0,05). Keo rất dễ trồng, phù hợp với điều kiện canh tác của người dân địa phương, nhưng hiệu quả kinh tế chưa thực sự cao
    corecore