1,050 research outputs found

    CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ LÁI XE Ô TÔ TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO Ở KHU VỰC BÌNH TRỊ THIÊN

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở khu vực Bình Trị Thiên. Số liệu khảo sát 400 học viên đang học nghề lái xe ô tô tại 7 cơ sở đào tạo ở 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp kiểm định KMO và Bartlett, kiểm định Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá và tương quan và hồi quy đã được sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 9 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô gồm (1) Công tác tổ chức và quản lý đào tạo, (2) Cơ sở vật chất phương tiện thiết bị, (3) Năng lực đội ngũ giáo viên, (4) Quản lý tuyển sinh, (5) Quản lý tài chính, (6) Chương trình đào tạo, (7) Mục tiêu đào tạo,(8) Quản lý đội ngũ giáo viên, và (9) Quản lý dịch vụ phục vụ người học, trong đó nhân tố về công tác tổ chức và quản lý đào tạo là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất.Từ khóa: chất lượng, quản lý chất lượng, đào tạo nghề lái xe ô tô, cơ sở đào tạo lái xe ô tô, Bình Trị Thiê

    Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt tại tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận “Liên kết chuỗi giá trị - Valuelinks” của Eschborn GTZ và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nghiên, cỡ mẫu được chọn là 143 quan sát; trong đó có 96 hộ nuôi bò (người nuôi bò), 6 hộ thu mua bò, 5 lò mổ gia súc, 6 hộ bán sỉ, 15 hộ bán lẻ và 15 hộ tiêu dùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 chức năng tham gia chuỗi như: người cung cấp đầu vào, người nuôi bò, người thu mua bò, lò mổ gia súc, người bán sỉ, bán lẻ và người tiêu dùng. Có 4 kênh thị trường chính trong chuỗi giá trị bò thịt Sóc Trăng và đều là kênh tiêu thụ nội địa. Phân tích doanh thu và lợi nhuận toàn chuỗi giá trị ngành hàng bò thịt cho thấy, lợi nhuận hộ nuôi bò là cao nhất 69,6%, kế đến là lò mổ gia súc 11,2%, thu mua bò 10,0%, hộ bán lẻ 6,4% và hộ bán sỉ 2,8%. Tuy nhiên, lợi nhuận theo tác nhân thì lò mổ gia súc chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, người bán sỉ 11,6%, thu mua bò 4,3%, bán lẻ 3,5% và thấp nhất là hộ chăn nuôi bò. Giải pháp nâng cấp chuỗi Sóc Trăng là: (i) mở rộng chăn nuôi, hỗ trợ vốn đầu tư con giống, tăng cường kỹ thuật; (ii) người chăn nuôi cần cập nhật thông tin thị trường; và (iii) phát triển lò mổ gia súc đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu khi tăng qui mô chăn nuôi

    Ảnh hưởng của việc điều khiển độ hoạt động của nước đến chất lượng khô từ cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu thiết lập quy trình chế biến và bảo quản khô từ nguồn nguyên liệu cá lóc nuôi tại tỉnh Đồng Tháp dựa trên kỹ thuật rào cản kết hợp - điều khiển độ hoạt động của nước (aw) và điều kiện bao gói, nhiệt độ bảo quản. Kết quả thí nghiệm cho thấy, thịt cá lóc sau khi xử lý được ngâm trong dung dịch muối NaCl 20% với thời gian 2 giờ, làm ráo bề mặt trước khi tẩm ngâm 3% sorbitol và 1,5% glycerin và sấy ở nhiệt độ 50 °C đến độ ẩm cuối trung bình 30% sẽ giúp sản phẩm khô cá lóc có giá trị cảm quan cao, vẫn ổn định màu sắc, có độ hoạt động của nước giảm đến giá trị 0,63÷0,65. Sản phẩm đảm bảo an toàn về chỉ tiêu vi sinh, kim loại nặng và độ hoạt động của nước giữ ở mức thấp hơn 0,70 sau 3 tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng (28÷30°C), 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ thấp (4÷6°C) khi bảo quản bằng bao bì PA, độ chân không 80%. Định mức chế biến sản phẩm là 3,64±0,07 hay 3,57÷3,71 kg cá lóc nguyên liệu tạo 1 kg khô cá

    Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phàn nàn của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp khách hàng sử dụng dịch vụ di động tại Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Phàn nàn đóng vai trò quan trọng đối với việc duy trì sự trung thành của khách hàng. Nó giúp các nhà quản lý nhận biết các vấn đề xảy ra với khách hàng để có các chính sách quản trị hiệu quả hơn. Nghiên cứu này tiếp cận theo lý thuyết công bằng và mở rộng mô hình nghiên cứu bằng cách kết hợp biến niềm tin nhằm tăng tính giải thích. Một cuộc khảo sát được thực hiện, thu thập dữ liệu từ 954 khách hàng của Mobifone, Vinaphone và Viettel ở 4 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phàn nàn của khách hàng. Kết quả phân tích bằng phương pháp SEM đã chỉ ra ảnh hưởng của các thành phần công bằng và niềm tin đối với sự hài lòng của khách hàng cũng như ý định phàn nàn. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhà cung cấp dịch vụ di động tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cần chú ý đến chiến lược giá, phát triển kênh truyền thông với khách hàng, và cách xử lý của công ty trong những tình huống dịch vụ thất bại

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CANH TÁC 2 LÚA + ĐẬU NÀNH TRÊN NỀN ĐẤT 3 VỤ LÚA TẠI TAM BÌNH, VĨNH LONG (2004-2007)

    Get PDF
    Mô hình 2 lúa + 1đậu nành (2L+1ĐN) được thực hiện ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ năm 2004-2007 nhằm so sánh hiệu quả của chúng so với mô hình 3 lúa hiện có. Sáu hộ nông dân được chọn, trong đó, 3 hộ thực hiện mô hình 2L+1ĐN và 3 hộ trồng 3 vụ lúa/năm (3L). Các chỉ tiêu về năng suất, chi phí sản xuất, thu nhập, lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn và một số đặc tính quan trọng của đất được ghi nhận và phân tích. Kết quả, năng suất lúa ĐX tăng, nhưng không có ý nghĩa so với 3L. Năng suất lúa HT ở mô hình 2L+1ĐN cao hơn đối chứng 3L, do đóng góp dinh dưỡng sau khi trồng đậu nành XH. Chi phí sản suất ở 2L+1ĐN giảm làm cho lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn cao hơn so với 3L. Luân canh lúa-đậu nành sau 3 năm đã tăng hàm lượng NH4+ và P2O5. Tóm lại, mô hình luân canh 2L+1ĐN cần được khuyến cáo và áp dụng ở huyện Tam Bình nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

    SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) LUÂN CANH VÀ KẾT HỢP VỚI TRỒNG LÚA

    Get PDF
    Nghiên cứu các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng trồng lúa được tiến hành tại tỉnh Vĩnh Long trong năm 2003 và 2004 với hai thí nghiệm là thả tôm bột (PL15) với mật độ 6 con/m2 và tôm giống (PL45) với mật độ 4 con/m2. Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 2 mô hình nuôi luân canh và nuôi kết hợp với trồng lúa. Diện tích ruộng nuôi thí nghiệm từ 5.000-7.500 m2. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho năng suất khác nhau tùy theo mô hình nuôi và kích cỡ giống thả. Nuôi tôm  kết hợp với trồng lúa và thả tôm bột cho năng suất từ 762-887 kg/ha cao hơn so với thả tôm giống có năng suất 264-463 kg/ha. Nuôi luân canh và thả tôm bột cho năng suất từ 1.081-1.485 kg/ha cao hơn nhiều so với thả tôm giống từ 504-599 kg/ha

    ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG CÁC THÀNH PHẦN CHẤT TAN ĐẾN ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NƯỚC TRONG KHÔ CÁ SẶC RẰN (TRICHOGASTER PECTORALIS REGAN)

    Get PDF
    Nghiên cứu bổ sung chất tan nhằm làm giảm aw cu?a khô ca? să?c ră?n đa? đươ?c tiê?n ha?nh. Trươ?c hê?t, a?nh hưởng của các nồng độ nước muối khác nhau (15%, 18%, 21%, 24% và bão hòa; % khối lượng NaCl) đối với độ ẩm và hoạt độ nước (aw) của khô cá sặc rằn đã được kha?o sa?t. Tư? kê?t qua? lư?a cho?n nô?ng đô? muô?i ngâm thi?ch hơ?p va? đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m khô, ta?c đô?ng cu?a ca?c châ?t tan kha?c như đươ?ng glucose, sucrose va? rươ?u ethanol đê?n sư? gia?m aw trong khô ca? să?c ră?n cu?ng đươ?c quan tâm. Kê?t qua? cho thâ?y, tương ư?ng vơ?i đô? â?m cuô?i cu?a sa?n phâ?m la? 34%, gia? tri? aw cu?a khô ca? să?c ră?n co? thê? gia?m đê?n gia? tri? 0,67 khi ngâm ca? trong dung di?ch muô?i vơ?i nô?ng đô? tư? 21 ữ 24 %, kê?t hơ?p vơ?i viê?c bô? sung đươ?ng sucrose vơ?i ha?m lươ?ng 1% va? 35 mL rươ?u ethanol (650)/kg ca? đa? ươ?p muô?i. 

    NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HÀM BIẾN PHỨC GIẢI BÀI TOÁN NGƯỢC HAI CHIỀU TRONG THĂM DÒ TRỌNG LỰC

    Get PDF
    Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ tin học, hàng loạt các phương pháp phân tích, xử lí tài liệu trọng lực tiên tiến đã được đưa ra bởi các nhà Địa vật lí trên Thế giới. Việc phân tích và xử lí này được thực hiện cả trong miền không gian và tần số, cho các bài toán cả 2D và 3D. Đặc biệt với việc cho rằng sự thay đổi mật độ dư của đá trầm tích thay đổi theo độ sâu theo quy luật hàm mũ, Granser (1987) [1], Chai và Hinze (1988) [2], Murthy (1989) [3], Bhaskara Rao and Prakash (1990) [4] đã thực hiện việc xác định độ sâu của bể trầm tích bằng cách giải bài toán ngược trọng lực 3D theo phương pháp lựa chọn.  Để góp phần hiện đại hóa khâu phân tích, xử lí số liệu địa vật lí tại Việt nam, đặc biệt trong việc xác định độ sâu của ranh giới phân chia mật độ, việc nghiên cứu áp dụng các phương pháp phân tích và xử lí mới là rất cần thiết. Theo hướng đó, trong bài báo này chúng tôi tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp sử dụng hàm biến phức trong việc xác định dị thường trọng lực của một đa giác có hình dạng bất kì [5] để giải bài toán ngược trọng lực 2D nhằm xác định các thông số của vật thể cũng như xác định độ sâu của ranh giới phân chia mật độ. Thuật toán giải bài toán ngược đã được hiện thực hóa bởi một chương trình viết bằng ngôn ngữ Matlab để thử nghiệm cả trên các mô hình số cũng như trên một số tuyến đo thực tế trên thềm lục địa Việt Nam. Kết quả tính toán về độ chính xác, tốc độ hội tụ cũng như tính ổn định đã khẳng định khả năng ứng dụng của phương pháp

    ĐỊNH DANH CÁC LOÀI NẤM KÍ SINH VÀ GÂY BỆNH TRÊN BỆNH NHÂN NỮ NHẬP VIỆN Ở HẢI DƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CHUỖI GEN VÀ PHÂN TÍCH PHẢ HỆ

    Get PDF
    Sử dụng phương pháp “mã vạch” DNA (DNA-barcoding), 36 chuỗi nucleotide vùng giao gen ITS (internal transcribed spacer) từ 43 mẫu bệnh phẩm nuôi cấy nấm đơn bào của bệnh nhân nữ nhập viện ở Hải Dương đã được thu nhận và phân tích so sánh với các chủng tham chiếu quốc tế. Chuỗi ITS có độ dài khác nhau tùy từng loài (0,5 – 1,2 kb) thu thập bằng phản ứng PCR và giải trình tự (cặp mồi ITS1F/ITS4R), được sử dụng để truy cập Ngân hàng gen và xác định loài dựa trên so sánh chuỗi và phân tích phả hệ với các loài tương ứng. Kết quả cho thấy, trong số 36 mẫu thực hiện thành công giám định loài, có 29 mẫu được xác định thuộc chi Candida, trong đó 13 mẫu là loài Candida albicans, 2 mẫu là C. tropicalis, 3 mẫu là C. metapsilosis, 8 mẫu là C. glabrata, 2 mẫu là C. etchellsii và một mẫu chỉ được định danh là Candida sp. Ngoài ra, 7 mẫu còn lại gồm 2 mẫu thuộc loài Pichia kudriavzevii và Pichia norvegensis; và một số loài ít gặp khác: i) Kodamaea ohmeri; ii) Fereydounia khargensis; iii) Debaryomyces sp. (có thể là loài Debaryomyces subglobosus); iv) Hanseniaspora sp. (có thể là loài Hanseniaspora opuntiae); và v) Penicillium citrinum, với mức độ đồng nhất rất cao (99-100%). Cây phả hệ chủng/loài Candida của Việt Nam và thế giới, chia làm 7 nhóm riêng biệt, bao gồm: nhóm C. albicans, nhóm C. tropicalis, nhóm C. parapsilosis, nhóm C. metapsilosis, nhóm Candida spp., nhóm C. glabrata và nhóm C. etchellsii. Phả hệ của Pichia spp. cũng cho thấy P. kudriavzevii và P. norvegensis của Việt Nam tập hợp cùng với loài tham chiếu tương ứng. Trên một địa bàn hẹp như tỉnh Hải Dương, kết quả định danh trên bệnh nhân nhập viện đã có đến 6 loài Candida khác nhau và 7 loài đặc biệt khác cho thấy tình hình nhiễm nấm Candida và nấm đơn bào là khá phức tạp và lẫn tạp. C. albicans vẫn là một loài nấm gây bệnh nguy hiểm đang tồn tại, lan tỏa và gây bệnh phổ biến trong cộng đồng phụ nữ ở địa bàn Hải Dương nói riêng và Việt Nam nói chung

    PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM HÀNH LÁ TẠI PHƯỜNG HƯƠNG AN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Phường Hương An là địa phương đứng đầu trong tỉnh Thừa Thiên Huế về diện tích và sản lượng hành lá. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị hành lá Hương An có năm tác nhân tham gia qua bảy kênh thị trường, trong đó tập trung vào ba kênh thị trường chính. Sản phẩm hành lá được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Hộ sản xuất đóng vai trò quan trọng, tạo ra giá trị gia tăng và giá trị gia tăng thuần lớn nhất trong chuỗi, chiếm 42% ở kênh 1 (Hộ sản xuất → Người thu gom nhỏ → Người bán buôn → Người bán lẻ → Người tiêu dùng trong tỉnh) và 78–79% ở kênh 2 (Hộ sản xuất → Người thu gom nhỏ → Người thu gom lớn → Người bán buôn ngoài tỉnh → Người tiêu dùng ngoài tỉnh) và kênh 3 (Hộ sản xuất → Người thu gom lớn → Người bán buôn ngoài tỉnh → Người tiêu dùng ngoài tỉnh). Người thu gom là tác nhân quan trọng trong việc phân phối sản phẩm ra thị trường. Điểm nghẽn lớn nhất của chuỗi giá trị hành lá Hương An là việc nhận diện thương hiệu sản phẩm và khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế. Các kết quả thu được cho thấy để nâng cao chuỗi giá trị hành lá Hương An cần tập trung chủ yếu vào việc nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm cũng như tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi.Từ khóa: chuỗi giá trị, hành lá, Hương A
    corecore