359 research outputs found

    MÔ HÌNH TRỒNG ĐẬU XANH XEN SẮN TRÊN ĐẤT ĐỒI GÒ CHO HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO VÀ BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

    Get PDF
    Mô hình trồng đậu xanh xen sắn có năng suất bình quân là 31,9 tấn/ha, tăng 25,2% so với sắn trồng thuần. Lãi thuần của mô hình trồng đậu xanh xen sắn là 14.789.000 đ/ha và gấp 2,88 lần so với sắn trồng thuần. Khi áp dụng biện pháp trồng đậu xanh xen sắn đều có lượng đất mất đi giảm hơn so với sắn trồng thuần 26,29%.  Đề nghị áp dụng mô hình đậu xanh xen sắn tại nơi có điều kiện tương tự ở các vùng đất đồi gò vùng Duyên HảiNamTrung Bộ

    TẠI SAO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIỮ TIỀN MẶT?

    Get PDF
    This research aims at exploring the current state and the reasons for holding cash of Vietnamese firms. Using a dataset of 199 companies listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange in the period from 2011 to 2018, statistical analyses indicate that the median level of cash holding by net assets of Vietnamese firms is about 5.9%, which is lower than firms in many countries in the region. High levels of cash holding only appear among small firms. In addition, the cash holding ratios of firms in all four size quantiles have shrunk since 2016, especially for firms in the smallest size quantile. Regression results show that Vietnamese firms tend to hoard cash when business conditions improve, when they have low growth opportunities, or when business risks increase. On the other hand, Vietnamese firms tend to reduce holding cash when other internal sources of cash substitutes are in abundance or when external fund accessibility improves. These characteristics support the trade-off theory of cash holding, meaning that Vietnamese firms hold cash mainly for transactional and precautionary purposes. Additional analyses show that the rate of adjustment of cash holding toward the target level is about 30% a year. Taken together, the results confirm the hypothesis that Vietnamese firms hold cash for transactional and precautionary purposes, and they constantly reconsider the benefits and costs of adjusting cash holding ratios to the target levels. The research results have two main implications. Firstly, the fact that firms with low growth opportunities have higher cash holding ratios indicates that these firms’ board of directors may have been inefficient in monitoring and disciplining the behavior of firms’ executives toward shareholder interests. Secondly, the fact that Vietnamese firms have low and dwindling cash holdings in recent years and use their cash stock mainly for transactional and precautionary purposes may be a sign of internal resource deficiency. Given that internal resources are vital to investments in research and development, which in turn contribute to firms’ future growth and competitiveness, the current low level cash holding is a bad sign for the future growth as well as the long-term competitiveness of Vietnamese firms.Nghiên cứu này hướng đến khám phá thực trạng và lý do nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên tập dữ liệu gồm 199 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2011 đến 2018, kết quả phân tích thống kê cho thấy mức nắm giữ tiền mặt phổ biến của doanh nghiệp Việt Nam là khoảng 5.9%. Tỉ lệ nắm giữ tiền mặt cao chỉ xuất hiện ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Ngoài ra, tỉ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ở tất cả bốn nhóm phân vị theo quy mô đều có xu hướng giảm kể từ năm 2016, mà mạnh nhất là ở nhóm doanh nghiệp quy mô nhỏ. Phân tích hồi quy cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam thường tăng tích trữ tiền mặt khi điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp thuận lợi hay rủi ro kinh doanh gia tăng và giảm tích trữ tiền mặt khi có các nguồn vốn nội bộ khác hay khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. Các đặc trưng này ủng hộ lý thuyết cân bằng lợi ích và chi phí (Trade-off theory) trong nắm giữ tiền mặt. Các kiểm định tăng cho thấy tốc độ điều chỉnh tỉ lệ tiền mặt nắm giữ là khoảng 30% mỗi năm; Qua đó, cũng ủng hộ kết luận các doanh nghiệp Việt Nam nắm giữ tiền mặt nhằm mục đích thanh toán và dự phòng rủi ro và có tính toán cân bằng giữa lợi ích và chi phí khi quyết định lượng tiền mặt nắm giữ tối ưu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hai hàm ý chính sách đối với nhà nghiên cứu và nhà đầu tư. Thứ nhất, kết quả phân tích cho thấy ban điều hành của nhóm doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng thấp và ít cơ hội đầu tư trong tương lai đã có những quyết định giữ tiền mặt phi kinh tế và có thể ban quản trị doanh nghiệp đã không làm tròn chức năng giám sát và điều chỉnh hành vi của ban điều hành theo lợi ích của cổ đông. Thứ hai, việc các doanh nghiệp Việt Nam có tỉ lệ nắm giữ tiền mặt khá thấp và chủ yếu phục vụ mục đính giao dịch cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy năng lực đầu tư nội bộ là thấp. Điều này sẽ hạn chế khả năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp

    TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ LÊN ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

    Get PDF
    This study examines the impact of board structure on financial leverage decisions, as measured by the ratio of total debt to total assets, of nonfinancial firms listed on the Ho Chi Minh City Stock Exchange. Based on a dataset of 1,592 observations collected from 199 firms for the period from 2012 to 2019, the analysis shows a correlation between board characteristics and a firm’s financial leverage. Specifically, the higher the number of annual board meetings or the larger the number of female members on the board of directors, the lower the rate of financial leverage. On the other hand, the size of the board and the presence of CEOs on the board do not have a significant influence on financial leverage decisions. A robust test using the system of generalized method of moments (GMM) to control for endogeneity generally confirms the results.Nghiên cứu này kiểm chứng sự tác động của cấu trúc hội đồng quản trị tới quyết định đòn bẩy tài chính, cụ thể là tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản, của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng tám năm từ năm 2012 đến 2019. Dựa trên bộ dữ liệu gồm 1,592 quan sát thu thập từ 199 doanh nghiệp, kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan giữa đặc điểm hội đồng quản trị và đòn bẩy tài chính. Cụ thể, số lượng cuộc họp hội đồng quản trị hàng năm càng nhiều hay số lượng thành viên nữ trong hội đồng quản trị càng lớn thì tỷ lệ đòn bẩy tài chính càng thấp. Trong khi đó, quy mô hội đồng quản trị và vai trò kiêm nhiệm của giám đốc điều hành không có ảnh hưởng đáng kể tới các quyết định tài chính. Các phương pháp kiểm định tăng cường, mô hình động và phương pháp ước lượng system-GMM được sử dụng để ước lượng hệ số hồi quy, tăng tính chính xác và khẳng định kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu

    KHXH&NV: Hơn một thập kỷ tăng số lượng và chất lượng công bố quốc tế

    Get PDF
    Trong những năm gần đây, mặc dù lĩnh vực KHXH&NV của Việt Nam mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập về công bố quốc tế và xuất bản học thuật, nhưng các con số thống kê được vẫn rất đáng khích lệ

    ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC TRỪ SÂU KINALUX 25EC CHỨA HOẠT CHẤT QUINALPHOS LÊN HOẠT TÍNH MEN CHOLINESTERASE (CHE) CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) GIỐNG

    Get PDF
    Độc tính tức thời của quinalphos lên cá tra giống kích thước (14,30±1,36 g; 13,05±0,26 cm) được xác định trong bể nước tĩnh trong 96 giờ. Nồng độ gây chết 50% cá trong 96 giờ (LC50-96 giờ) là 0,13 mg/l. Thí nghiệm xác định khả năng hồi phục hoạt tính ChE của cá tra được bố trí ở 4 mức nồng độ quinalphos gồm 0%, 10%, 50% và 75% giá trị LC50-96 giờ được tiến hành với cá có khối lượng trung bình 14,3±1,36 g trong bể 100 l trong 28 ngày. Sau 24 giờ tiếp xúc với quinalphos ở nồng độ 0,1 mg/l thì hoạt tính men ChE giảm ở não (-84,5%), gan (-84,1%), cơ (-77,7%) và mang (-72,7%) so với đối chứng. Hoạt tính men ChE trên các cơ quan khảo sát theo các nồng độ phục hồi đến mức không khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (

    SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) LUÂN CANH VÀ KẾT HỢP VỚI TRỒNG LÚA

    Get PDF
    Nghiên cứu các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng trồng lúa được tiến hành tại tỉnh Vĩnh Long trong năm 2003 và 2004 với hai thí nghiệm là thả tôm bột (PL15) với mật độ 6 con/m2 và tôm giống (PL45) với mật độ 4 con/m2. Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 2 mô hình nuôi luân canh và nuôi kết hợp với trồng lúa. Diện tích ruộng nuôi thí nghiệm từ 5.000-7.500 m2. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho năng suất khác nhau tùy theo mô hình nuôi và kích cỡ giống thả. Nuôi tôm  kết hợp với trồng lúa và thả tôm bột cho năng suất từ 762-887 kg/ha cao hơn so với thả tôm giống có năng suất 264-463 kg/ha. Nuôi luân canh và thả tôm bột cho năng suất từ 1.081-1.485 kg/ha cao hơn nhiều so với thả tôm giống từ 504-599 kg/ha

    NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN NƯỚC MÍA THANH TRÙNG

    Get PDF
    Việc chế biến sản phẩm nước mía đóng hộp, đóng chai vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm phong phú thêm mặt hàng nước giải khát, góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ cây mía cũng như tạo đầu ra ổn định để người nông dân chuyên tâm chăm sóc cây mía.  Nghiên cứu quy trình chế biến nước mía thanh trùng nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt và có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.  Qua thời gian nghiên cứu, cho thấy: Chần nguyên liệu mía trong nước chứa acid citric 0,1% ở nhiệt độ chần 950C trong thời gian 9 phút, sản phẩm sẽ có màu vàng xanh sáng, ổn định mùi vị tương đối tốt.   Nước mía được phối chế đạt 16 oBrix, pH khoảng 4,1 ? 4,2 với 3% nước dứa ép.  Thanh trùng thành phẩm chứa trong bao bì thủy tinh ở nhiệt độ 950C trong thời gian 2 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 4,66 phút) và thành phẩm chứa trong bao bì sắt tây ở nhiệt độ 950C trong thời gian 4 phút (giá trị thanh trùng F đạt được là 6,52 phút) tạo ra sản phẩm ít thay đổi mùi vị, an toàn thực phẩm và bảo quản được trong thời gian dài

    CÁC BỆNH NGUY HIỂM TRÊN TÔM NUÔI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng nuôi tôm rất lớn và phong trào nuôi tôm ở vùng này đang phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, dịch bệnh đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến năng suất và sự phát triển bền vững của nghề nuôi tôm nơi này. Bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng là hai bệnh do vi-rút được xem là nguy hiểm cho nghề nuôi tôm sú trong suốt thời gian từ những năm 90. Gần đây, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính chưa rõ nguyên nhân đang gây thiệt hại rất nghiêm trọng trên cả hai đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Ngoài ra, còn có bệnh phân trắng ở tôm sú và bệnh đục cơ ở tôm càng xanh cũng đã gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi tôm trong vùng

    CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỘ TRỄ KIỂM TOÁN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

    Get PDF
    The purpose of this research is to identify the determinants of audit report lag of the Vietnamese listed firms. Using a dataset of 176 firms listed on the Hochiminh Stock Exchange from 2013 to 2016, the ordinary least square pooled data model regression results show that the audit report lag of the Vietnamese firms is determined by four factors: The quality of the auditors, the profitability of the firms, the amount of inventory and account receivable, and the total amount of accrual of the listed firms. In particular, the firms’ profitability negatively affects the firms’ audit report lag, while the amount of inventory and account receivable positively affects the firms’ audit report lag. Contrary to previous literature, the Vietnamese listed firms which are audited by high-quality auditors usually have longer audit report lag, while the firms with large amount of total accruals generally have shorter audit report lag. A robust test is performed, where the regression equation is re-estimated using panel data estimation techniques with random effect model, and the results confirm the above conclusions.Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố tác động đến độ trễ kiểm toán của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Dựa trên số liệu của 176 công ty niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2016, kết quả phân tích hồi quy với dữ liệu nhóm cho thấy độ trễ kiểm toán của các công ty niêm yết tại Việt Nam được quyết định bởi bốn nhân tố: chất lượng công ty kiểm toán, mức độ sinh lời của doanh nghiệp, lượng hàng trong kho và các khoản phải thu, và lượng kế toán dồn tích của doanh nghiệp. Cụ thể, mức độ sinh lời của công ty có tác động nghịch biến lên độ trễ của báo cáo tài chính kiểm toán. Khối lượng hàng hóa trong kho và các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp có tác động đồng biến lên độ trễ kiểm toán của doanh nghiệp. Trái với kết quả nghiên cứu ở các nước khác, tại Việt Nam, các doanh nghiệp được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán chất lượng cao thường có độ trễ báo cáo dài hơn; và các công ty có tổng lượng kế toán dồn tích lớn lại có độ trễ kiểm toán thấp hơn các công ty khác. Kiểm định tăng cường bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng ngẫu nhiên cũng xác nhận lại kết quả này

    TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐẾN GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 - 2017

    Get PDF
    Using a sample of 133 listed firms on the Hochiminh Stock Exchange for the period from 2010 to 2017, this research finds evidence indicating that dividend policy does not affect a firm’s value. A robust test with a dynamic model using the System-GMM method confirms the results. The research results support the hypothesis that in less-developed financial markets, such as those in Vietnam, positive effects of paying dividends, as suggested by existing theories in finance, tend to be neutralized by the costs that firms have to endure due to insufficient cash. This might partially explain why dividend policy does not affect a firm’s value in Vietnam.Dựa trên phân tích thống kê với một mẫu gồm 133 doanh nghiệp niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, nghiên cứu này đã tìm thấy bằng chứng cho thấy chính sách cổ tức của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam dường như không có tác động lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp. Kiểm định tăng cường dùng mô hình động và phương pháp ước lượng System-GMM (Generalized Methods of Moments) khẳng định lại kết quả thống kê nêu trên. Kết quả thống kê nêu trên dường như ủng hộ lý thuyết mà nhóm tác giả đề xuất, rằng trong điều kiện thị trường tài chính kém phát triển như tại Việt Nam, lợi ích của việc trả cổ tức có thể bị trung hòa bởi các chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu do cạn kiệt nguồn tiền mặt khiến chính sách chi trả cổ tức dường như không tác động lên giá trị doanh nghiệp
    corecore