18 research outputs found

    SO SÁNH HIỆU QUẢ HAI MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) LUÂN CANH VÀ KẾT HỢP VỚI TRỒNG LÚA

    Get PDF
    Nghiên cứu các mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng trồng lúa được tiến hành tại tỉnh Vĩnh Long trong năm 2003 và 2004 với hai thí nghiệm là thả tôm bột (PL15) với mật độ 6 con/m2 và tôm giống (PL45) với mật độ 4 con/m2. Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 2 mô hình nuôi luân canh và nuôi kết hợp với trồng lúa. Diện tích ruộng nuôi thí nghiệm từ 5.000-7.500 m2. Mỗi nghiệm thức được lập lại 3 lần. Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống. Kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa cho năng suất khác nhau tùy theo mô hình nuôi và kích cỡ giống thả. Nuôi tôm  kết hợp với trồng lúa và thả tôm bột cho năng suất từ 762-887 kg/ha cao hơn so với thả tôm giống có năng suất 264-463 kg/ha. Nuôi luân canh và thả tôm bột cho năng suất từ 1.081-1.485 kg/ha cao hơn nhiều so với thả tôm giống từ 504-599 kg/ha

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng chuyển hóa glucose thành acid gluconic

    Get PDF
    Acid gluconic được ứng dụng trong  xây dựng, công nghệ thực phẩm, dược phẩm, v.v. Một số loài vi sinh vật cũng được chứng minh có khả năng sử dụng glucose để tổng hợp acid gluconic. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân lập các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng chuyển hóa glucose thành acid gluconic. Hai mươi lăm dòng vi khuẩn có khả năng sử dụng glucose đã được phân lập từ các loại vỏ trái cây, trong đó, ba dòng GAB3, GBN6 và GSF5 chuyển hóa glucose (100 g/L) thành acid gluconic hiệu quả nhất trong môi trường khoáng tối thiểu có pH từ 5 đến 8 sau 5 ngày nuôi cấy. Dòng vi khuẩn GSF5 tổng hợp acid gluconic cao nhất, đạt 29,19 g/L khi được nuôi cấy trong môi trường có pH = 6. Kết quả phân tích và so sánh trình tự gen 16S-rRNA cho thấy dòng vi khuẩn GSF5 thuộc chi Staphylococcus và được định danh là Staphylococcus sp. GSF5

    MộT Số PHƯƠNG PHáP ĐáNH GIá CHấT LƯợNG LớP HọC CủA SINH VIÊN NGàNH Kỹ THUậT

    Get PDF
    Đánh giá lớp học là hướng tiếp cận được thiết kế để giúp giảng viên xác định những nội dung và mức độ hiểu của sinh viên tại lớp học. Hướng tiếp cận này lấy người học làm trung tâm, giảng viên dẫn dắt, căn cứ vào tình huống cụ thể và xuất phát từ sự giảng dạy được tổ chức tốt. Bài viết này giới thiệu một số phương pháp đánh giá lớp học (CATs) có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy cho sinh viên ngành kỹ thuật góp phần cải thiện chất lượng dạy và học kỹ thuật

    NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY PHÂN CỞ TÔM

    Get PDF
    Phân loại tôm theo các cở khác nhau là một công đoạn bắt buột phải thực hiện ở các nhà máy chế biến thủy hải sản. Bài báo này trình bày một nghiên cứu nhằm thiết kế, chế tạo mô hình thử nghiệm cho một máy phân cở tôm tự động để thay thế công nhân, nhằm nâng cao hiê?u suâ?t phân loại và cải thiện độ chính xác của việc phân loại. Dựa vào nguyên lý cảm biến trọng lượng của tôm, máy có thể nhận ra loại của mỗi con tôm và đưa nó vào vị trí thích hợp. Kết quả kiểm tra cho thấy máy hoạt động tốt trong điều kiện ở phòng thí nghiệm.

    NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH SẢN CỦA CÁ NÂU (SCATOPHAGUS ARGUS) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Cá nâu có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm tìm ra mối tương quan của sự phát triển buồng trứng với hệ số thành thục (GSI), chỉ số khối lượng gan cá/khối lượng cá (HSI), số lượng hồng cầu (RBC), số lượng bạch cầu (WBC), huyết sắc tố (Hb) và phosphat protein huyết tương (PPP). Kết quả cho thấy rằng GSI là cao nhất (12,0%) ở giai đoạn buồng trứng 5, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các giai đoạn khác của buồng trứng (p 0,05). Cuối cùng, phosphat protein huyết tương đã tăng từ 1,26 ?g ALP/mg protein ở buồng trứng giai đoạn 1 đến 3,73 ?g ALP/mg protein ở buồng trứng giai đoạn 5; nhưng hàm lượng phosphat protein huyết tương khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) trong giai đoạn buồng trứng 3, 4 và 5. Nghiên cứu này cho thấy rằng có một sự tương quan giữa các giai đoạn phát triển buồng trứng với GSI, HSI, protein huyết tương và phosphat protein huyết tương

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC DINH DƯỠNG VÀ SINH SẢN CÁ NÂU(SCATOPHAGUAARGUS)

    No full text
    Nghiên cứu sinh học dinh dưỡng và sinh học sinh sản cá Nâu (Scatophagua argus) đã được thực hiện trong 1 năm từ tháng 12/2002 đến 12/2003.  Mẫu cá được thu hàng tháng ở các đầm nước lợ thuộc huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Cá thu được cân khối lượng, đo chiều dài và quan sát cơ quan dinh dưỡng (miệng và mang).  Dạ dày và ruột cá được thu và giữ trong formol 10% còn buồng trứng được ngâm trong dung dịch Bouin để phân tích trong phòng thí nghiệm.  Một số cá đực và cái thành thục cũng được thu để kích thích sinh sản nhằm theo dõi sự phát triển phôi.  Sinh học dinh dưỡng của cá được nghiên cứu dựa vào phương pháp của Biswas (1993) và sinh học sinh sản dựa theo phương pháp của Banegal (1967). Cá Nâu có chiều dài ruột trung bình là 2,88 (trong khoảng từ 2,59-2,93) nên thuộc nhóm cá ăn tạp.  Khi phân tích dạ dày và ruột cá thấy chứa 97,8% mảnh vụn hữu cơ và 2,25% tảo.  Mùa vụ sinh sản của cá tự nhiên vào tháng 4-5 và tháng 7-8.  Hệ số thành thục trung bình cao nhất theo tháng là 16,4% và theo cá thể là 27,2%.  Cỡ cá trưởng thành nhỏ nhất là 40,5g.  Cá Nâu có sức sinh sản tuyệt đối là 519.547±237,776 trứng/cá thể (dao động từ 215.000-1.073.733 trứng/cá thể) đối với cá có trọng lượng trung bình 294±119g/cá thể.  Trong quần đàn cá thành thục thì cá cái có kích thước lớn hơn cá đực.  Ngoài ra, các giai đoạn phát triển phôi và tuyến sinh dục của cá cũng được mô tả chi tiết trong bài viết

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NÂU GIỐNG (SCATOPHAGUS ARGUS) GIAI ĐOẠN 2 ĐẾN 5 THÁNG TUỔI

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên sự phát triển và tỷ lệ sống của cá nâu (Scatophagus argus) làm cơ sở phát triển nghề nuôi cá ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long. Thí nghiệm được tiến hành ở 7 nghiệm thức độ mặn khác nhau là 0, 5, 10, 15, 20, 25 và 30? trong hệ thống lọc tuần hoàn. Cá giống thí nghiệm là cá được sinh sản nhân tạo có khối lượng trung bình 1,73 g/con, chiều dài 37,0 mm/con, chiều cao 20,5 mm/con (cá 2 tháng tuổi) được ương nuôi với mật độ 30 con/ bể 200 lít. Cá được cho ăn thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm 35%. Bể nuôi được sục khí liên tục. Kết quả cho thấy, sau 3 tháng nuôi, cá nâu nuôi ở độ mặn 5? tăng trưởng tốt nhất với khối lượng trung bình 11,63 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối 0,14 g/ngày và tốc độ tăng trưởng đặc biệt 1,48 %/ngày, khác biệt có ý nghĩa thống kê (

    ỨNG DỤNG WINCC VÀO ĐIỀU KHIỂN VÀ GIÁM SÁT HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ

    Get PDF
    Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng xuất hiện rất nhiều thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC) đa dạng về chủng loại và phong phú về tính năng kỹ thuật nhằm bắt kịp nhu cầu phát triển của nê?n công nghiê?p hiện đại. Nhiều nhà máy, công ty ở Việt Nam (ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng) như xí nghiệp dược, nhà máy đường, sản xuất giấy, xi măng,? đều có sử dụng PLC cho ca?c dây chuyền sản xuất tự động. Việc ứng dụng SCADA trong giám sát và điều khiển toàn bộ hệ thống là một trong những công cụ hỗ trợ thiết thực cho các công ty trong việc điều hành hệ thống. Bài báo này giới thiệu ư?ng du?ng phần mềm WinCC trong việc điều khiển và giám sát hệ thống Cơ điện tử gồm nhiều trạm PLC S7-300, vơ?i nhiều công đoạn khác nhau: cung cấp, kiểm tra vật liệu, lắp ghép các phụ kiện, và phân loại 3 dạng thành phẩm theo màu lưu vào kho chứa tương ứng
    corecore