74 research outputs found

    ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG DÂN Ở TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Trong thời gian qua có nhiều tiến bộ kỹ thuật sản xuất lúa được phổ biến đến nông dân; trong thực tế sản xuất lúa ở tỉnh An Giang cho thấy rằng mức độ ứng dụng kỹ thuật mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ học vấn, tập quán canh tác và điều kiện sản xuất nông hộ. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm phân tích hiện trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đạt hiệu quả trong thời gian tới. Điều tra, khảo sát việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về cây lúa của nông dân ở tỉnh An Giang được thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (rapid rural appraisal) đối với 210 hộ nông dân trồng lúa cao sản ngắn ngày ở huyện Thoại Sơn, Chợ Mớí và Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang ở vụ lúa đông xuân 2010-2011. Số liệu thu thập gồm các nhóm chỉ tiêu về nguồn lực nông hộ, kỹ thuật canh tác. Kết quả cho thấy việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới đã có tác động tích cực đến nông dân tỉnh An Giang; tỉ lệ nông dân sữ dụng các giống lúa có chất lượng cao và công thức bón phân cân đối theo theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp gia tăng hơn so số nông dân bón phân theo tập quán canh tác

    Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng xúc tác MgO, Co/SiO2 trong phản ứng Fischer-Tropsch ở áp suất thường

    Get PDF
    The catalyst samples MgO, 25 %Co/SiO2 with different content of  MgO have been prepared by incipient wetness impregnation method using Mg(NO3)2 solution and 25 %Co/SiO2 support. The catalyst was characterized by XRD, BET, TPD CO and TPR-H2 methods and atalytic activity was determined by Fischer-Tropsch synthesis reaction at ambient pressure. The obtained results show that the catalyst has the highest metal dispersal degree and reaction over this catalyst gave a higher C5+ product distribution than that of  25 %Co/SiO2

    Đa dạng hệ thực vật bậc cao ở đảo Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp dữ liệu về thành phần loài thực vật bậc cao (TVBC) ở đảo Lại Sơn, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về thực vật. Kết quả đã xác định được 663 loài thuộc 435 chi của 129 họ trong 5 ngành. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất với số taxon ở mỗi bậc đều chiếm trên 86%. Các loài cây thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng chủ yếu là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và vườn nhà. Nguồn tài nguyên thực vật cũng đã được thống kê với 652 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 98,34% số loài và 46 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Hệ thực vật ở đảo này có mối quan hệ gần gũi với hệ thực vật nhiệt đới châu Á

    Đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ở đảo. Các phương pháp được sử dụng gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây có ích. Kết quả đã xác định được 562 loài thuộc 388 chi của 127 họ trong 5 ngành. Đa số các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với tỉ lệ các taxon ở mỗi bậc họ, chi, loài đều chiếm trên 85%. Tất cả các loài được xếp vào 12 nhóm giá trị sử dụng, trong đó, đa dạng nhất là nhóm cây làm thuốc, làm cảnh và ăn được. Có 27 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Các loài cây có ích thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng đa dạng nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và sinh cảnh vườn nhà

    HOẠT TÍNH CHỐNG OXY HOÁ VÀ THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CAO CHIẾT TỪ THÂN CÂY SÂM ĐÁ – Myxopyrum smilacifolium

    Get PDF
    Myxopyrum smilacifolium is an infused herb commonly used in folk remedies in Vietnam and other countries worldwide to treat nervous disorders, rheumatism, and bronchitis. The antioxidant potential of the ethanol extract was evaluated through DPPH and ABTS radical scavenging and the total antioxidant capacity method. The results show that the extract possesses high antioxidant activity, with a low IC50 value (IC50 = 42.23 and 46.57 μg·mL–1 for DPPH and ABTS radical scavenging capacity), and the total antioxidant capacity was 207.28 ± 8.43 mg GA·g–1. The chemical composition of Myxopyrum smilacifolium trunk extract, namely the total phenolics, total flavonoid, polysaccharides, and triterpenoid, was examined by using the colourimetric method. Their quantities are equivalent to 149.12 ± 1.36 mg GA·g–1 and 91.39 ± 1.33 mg QE·g–1, 5.12 ± 0.07%, and 35.22 ± 0.81 mg oleanolic acid·g–1, respectively. Specifically, the total triterpenoid content of Myxopyrum smilacifolium trunk was reported for the first time.Sâm đá là một loại thảo dược được sử dụng trong các bài thuốc dân gian của Việt Nam và một số nước trên thế giới để điều trị rối loạn thần kinh, tê thấp và viêm phế quản. Khả năng chống oxy hoá của cao ethanol từ thân cây Sâm đá được đánh giá thông qua ba mô hình: tổng khả năng chống oxy hoá, khả năng bắt gốc tự do DPPH và khả năng bắt gốc tự do ABTS. Kết quả cho thấy cao ethanol có khả năng chống oxy hoá tốt với IC50 thấp (IC50 = 42,23 và 46,57 μg·mL–1 tương ứng với khả năng bắt gốc DPPH và ABTS) và hàm lượng các chất chống oxy hoá cao (207,28 ± 8,43 mg GA·g–1). Hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học (tổng các hợp chất phenol, tổng flavonoid, tổng triterpenoid và polysaccharide) trong cao ethanol từ thân cây Sâm đá được xác định bằng phương pháp trắc quang. Hàm lượng tổng các hợp chất phenol và flavonoid là 149,12 ± 1,36 mg GA·g–1 và 91,39 ± 1,33 mg QE·g–1; hàm lượng polysacharide và triterpenoid là 5,12 ± 0,07% và 35,22 ± 0,81 mg oleanolic acid·g–1. Lần đầu tiên, tổng hàm lượng triterpenoid trong thân cây Sâm đá được công bố

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun
    corecore