74 research outputs found

    QUY HOẠCH KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN CAO SU VÀ CÀ PHÊ TẠI TỈNH KON TUM

    Get PDF
    The study aimed to assess the physical and economic land suitability for perennial agricultural crops (rubber and coffee) in Kontum province using the maximum limitation method of the FAO, cost-benefit analysis and Geographic Information System (GIS). Based on the ecological requirements of each crop and the natural conditions in the study area, the selected land factors were soil type, soil depth, soil texture, elevation, slope, irrigation, rainfall, air humidity, air temperature, the number of dry months, and sunshine hours. The results of the physical land evaluation showed that large parts (> 85%) of the study area were not suitable for rubber and coffee crops. The marginally suitable region for the cultivation of rubber, Robusta coffee, and Arabica coffee were 13%, 10% and 13% of the total evaluation area, respectively. However, the economic land evaluation results showed that most of the marginally physical regions (> 95%) were highly suitable (B/C > 2) for rubber and Robusta coffee, and moderately suitable (1 ≤ B/C ≤ 2) for Arabica coffee. Comparing the land evaluation results with the 2005 current land use map and the coffee/rubber development master plan through 2020 showed that the potential zones for expanding rubber and coffee production in the province are relatively large. Thus, it can be seen that integration of the maximum limitation method of the FAO, cost-benefit analysis and GIS could be useful in quickly and accurately evaluating land for perennial agricultural crops, providing a scientific basis for the rational spatial planning of these crops and acting as a reference to land policy makers and land use planners.Nghiên cứu nhằm thành lập bản đồ thích nghi tự nhiên, kinh tế, và đề xuất vùng phát triển cho cây cao su và cà phê tại tỉnh Kon Tum sử dụng phương pháp hạn chế lớn nhất của FAO, phân tích lợi ích chi phí và Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS). Dựa trên yêu cầu sinh thái của từng loại cây và điều kiện tự nhiên tại vùng nghiên cứu, các yếu tố được lựa chọn đánh giá gồm loại đất, tầng dày, độ cao, độ dốc, thành phần cơ giới, khả năng tưới, lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ, số tháng khô hạn, và số giờ nắng. Kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên đối với cao su và cà phê cho thấy, trên 85% diện tích của tỉnh không thích nghi (do hạn chế về thổ nhưỡng, địa hình, và khí hậu), diện tích thích nghi kém chiếm dưới 15%, phân bố dọc theo các con sông lớn. Tuy nhiên, về khía cạnh kinh tế, trên 95% diện tích thích nghi tự nhiên có mức thích nghi kinh tế cao (B/C > 2) đối với cao su, cà phê vối và trung bình (1 ≤ B/C ≤ 2) đối với cà phê chè (Benefit/Cost - B/C). Đối chiếu với bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 và định hướng phát triển cao su và cà phê đến năm 2020, nhận thấy tiềm năng mở rộng diện tích hai loại cây này trên địa bàn tỉnh còn khá lớn. Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy việc tích hợp phương pháp đánh giá đất đai của FAO, phân tích lợi íchchi phí và GIS giúp xác định nhanh chóng, chính xác vùng thích hợp phát triển nhóm cây công nghiệp lâu năm, qua đó hỗ trợ công tác quy hoạch không gian phát triển nhóm cây này theo đúng định hướng đã đề ra của tỉnh

    Lai tạo và tuyển chọn các dòng lúa chịu mặn từ tổ hợp lai hồi giao OM238/Pokkali

    Get PDF
    Việc lai tạo và tuyển chọn các giống lúa chịu mặn và có phẩm chất tốt là tiêu chí quan trọng trong tình hình biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, nghiên cứu đã đưa gen chịu mặn của giống Pokkali vào giống lúa chất lượng cao OM238 nhằm tìm ra các dòng lúa vừa có khả năng chịu mặn vừa có phẩm chất tốt. Nghiên cứu bao gồm: (1) đánh giá kiểu hình tính chống chịu mặn bằng phương pháp thanh lọc mặn nhân tạo giai đoạn mạ, (2) kiểm tra gen chống chịu mặn bằng dấu SSR (Simple Sequence Repeat), (3) đánh giá đặc tính nông học và phẩm chất hạt theo phương pháp của International Rice Research Institute (IRRI). Kết quả lai và tuyển chọn đến thế hệ BC3F3, sau đó trồng vùng sinh thái thử nghiệm thế hệ BC3F4 và BC3F5. Kết quả đã tuyển chọn được 2 dòng lúa thế hệ BC3F6 vừa có gen chịu mặn của giống bố là Pokkali qua phân tích bằng cặp mồi RM1287, vừa có hàm lượng sắt trong gạo cao và amylose thấp £ 20%, độ bền gel nhóm 1, tỷ lệ bạc bụng thấp £ 8%, dạng hạt gạo thon, dài để phát triển thành giống lúa chịu mặn và có phẩm chất tốt

    SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VỤ LÚA HÈ THU VÀ THU ĐÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Hiệu quả kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 479 nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trung bình của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông lần lượt là 7,8 và 6,3 triệu đồng/ha. Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước, lợi nhuận vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông khoảng 17 - 19%. Mức hiệu quả kinh tế đạt được trong hai vụ lần lượt là 57% và 58%. Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 4,8 triệu đồng và 3,6 triệu đồng/ha lần lượt trong vụ Hè Thu và Thu Đông. Có sự chênh lệch lớn trong lợi nhuận cũng như hiệu quả giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ và kỹ năng lựa chọn đầu vào tối ưu khác biệt. Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện lợi nhuận và hiệu quả của mình nếu cải thiện kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể lợi nhuận và hiệu quả đạt được

    Thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện nhằm xác định thành phần vi nấm nhiễm trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giai đoạn bột đến giống. Tổng số 655 mẫu cá tra được thu tại 14 ao ương giống ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang và Đồng Tháp. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm vi nấm cao nhất ở cá giống (22,8%), kế đến là cá bột (20,5%) và thấp nhất ở cá hương (16,9%) . Vi nấm nhiễm trên da ở cá bột, cá hương và cá giống với tỉ lệ lần lượt là 40,3%, 35,1% và 23,4%. Tỉ lệ nhiễm vi nấm ở da cá tra cao hơn các cơ quan khác như mang, gan, thận và bóng hơi. Bốn giống nấm đã được định danh gồm Fusarium sp. (43,9%), Aspergillus sp. (40,1%), Achlya sp. (11,5%) và Mucor sp. (4,5%). Fusarium sp., Aspergillus sp. và Achlya sp. nhiễm trên các cơ quan. Mucor sp. chỉ phân lập được ở da và mang cá bột và không phát hiện ở cá hương và giống. Fusarium sp. được tìm thấy với tỉ lệ nhiễm cao ở bóng hơi, đặc biệt vào giai đoạn cá giống nhiễm bệnh trương bóng hơi

    Thành phần hóa học dịch chiết etyl axetat cây bảy lá một (Paris polyphylla var. chinensis Franchet) trồng tại Việt Nam

    Get PDF
    Phytochemical investigation of the ethyl acetate extract of Paris polyphylla var. chinensis Franchet led to the isolation of 6 compounds, including stigmasterol (1), pennogenin (2), quercetin (3), (+)-trans-ε-viniferin (4), diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranoside (ophiopogonin C’, 5), and diosgenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-[β-D-glucopyranosyl-(1→3)]-β-D-glucopyranoside (gracillin, 6). Their structures were elucidated by 1D, 2D-NMR spectra, HR-ESI-MS and APCI-MS, and in comparison with reported data. Keywords. Paris polyphylla var. chinensis, gracillin, pennogenin, ophiopogonin C’, spirostan steroid

    Thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ cây ba chẽ Desmodium triangulare (Retz.) Merr

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, thành phần hóa học của cao chiết ethyl acetate từ thân và lá cây ba chẽ đã được nghiên cứu. Mẫu nguyên liệu khô được nghiền nhỏ, sau đó chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với methanol thu được cao chiết thô. Cao chiết thô được phân tán trong nước và thực hiện  quá trình chiết lỏng- lỏng với dung môi ethyl acetate nhằm thu được cao ethyl acetate. Cao chiết ethyl acetate đã được phân tách bằng phương pháp sắc ký trên cột silica gel và Sephadex LH20. Kết quả đã phân lập được bốn hợp chất sạch. Dựa vào dữ liệu phổ  1H-NMR và 13C-NMR và kết hợp với các tài liệu tham khảo đã xác định được cấu trúc của bốn hợp chất hữu cơ đã phân lập là stigmasterol, methyl protocatechuate, methyl syringate và methyl ferulate. Kết quả phân tích HPLC của cao chiết methanol chỉ ra rằng các hợp chất phân cực và kém phân cực là thành phần chính của cao chiết
    corecore