11 research outputs found

    Six Sigma for process improvement in manufacturing: A case study

    Get PDF
    Six Sigma is one of the most powerful management tools used to achieve process excellence. Six Sigma was developed as a method of quality improvement through the elimination of operational defects. Therefore, the objective of this study is to review the Six Sigma theory and apply it to the case study of company A, which specializes in the production of helmets in Vietnam, to reduce the styrofoam defect rate of helmets. The DMAIC (Define - Measure - Analyze - Improve - Control) process of Six Sigma is applied in this improvement project. The results show that the styrofoam with the main defect is the Structure. From there, the root causes are analysed, and solutions are suggested. After the improvement, the Structure defect rate decreased from 1.15% to 0.38%; the Sigma level increased from 3.77 and 4.17, cost of quality was significantly reduced. The success factors of the project are leadership, employee involvement, project management, and data collection. A barrier to the project is communication channels between levels of the company

    TẢO LỤC PHÙ DU VÀ CHỈ SỐ DINH DƯỠNG CHLOROPHYCEAN Ở SÔNG HƯƠNG VÀ SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Tảo phù du được xem là một trong những nhóm sinh vật có khả năng phát hiện nhanh những biến động của môi trường nước. Nghiên cứu này đề cập đến các loài tảo Lục phù du và khả năng sử dụng chúng thông qua chỉ số Chlorophycean để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng có 118 loài và dưới loài tảo Lục được ghi nhận có phân bố ở các dòng sông nói trên thông qua phân tích 108 mẫu định tính qua 6 đợt khảo sát trên 18 trạm từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013. Phân bố thành phần loài và mật độ tảo Lục trong thời gian nghiên cứu cũng được xác định. Ở sông Hương, số lượng loài tảo Lục phù du có sự hiện diện khá đồng đều theo thời gian với số loài gặp trung bình ở các trạm khảo sát trên dòng chính cao hơn so với các nhánh Tả Trạch hoặc Hữu Trạch. Ở sông Bồ, không có sự khác biệt rõ về số loài hiện diện theo không gian khảo sát nhưng ghi nhận là phong phú hơn trong các tháng mùa hè. Mật độ tảo Lục phù du ở sông Hương biến động từ  200 - 18.500 tế bào/L và ở sông Bồ là   300 - 89.800 tế bào/L tùy theo trạm khảo sát. Chỉ số Chlorophycean ở các trạm cho thấy sông Hương và sông Bồ có môi trường nước giàu dinh dưỡng (chỉ số Chlorophycean > 1), ngoại trừ ba trạm khảo sát trên nhánh Hữu Trạch và trạm BO1 (cách cầu An Lỗ khoảng 6 km về phía thượng lưu) ở sông Bồ là nghèo dinh dưỡng

    Xây dựng bộ dữ liệu GIS quản lý khai thác tài nguyên nước dưới đất phục vụ cấp nước tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Hệ thống cấp nước sạch tại tỉnh Sóc Trăng do 2 đơn vị cấp nước là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên cấp nước Sóc Trăng và Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Sóc Trăng thực hiện. Nguồn nước khai thác phục vụ cấp nước của 2 đơn vị được khai thác từ nguồn tài nguyên nước dưới đất. Để thực hiện khai thác nước dưới đất (NDĐ) phục vụ cho sản xuất, cả 2 đơn vị phải thực hiện xin cấp phép khai thác, kiểm tra và quan trắc định kỳ (chất lượng và mực nước) tại công trình khai thác theo quy định. Tuy nhiên, các dữ liệu về công trình, giấy phép khai thác, các báo cáo quan trắc định kỳ về trữ lượng, chất lượng nước khai thác được cơ quan quản lý lưu trữ dạng hồ sơ giấy và các bảng tính riêng lẻ gây khó khăn trong kiểm soát thông tin khai thác. Nghiên cứu sử dụng phần mềm ArcGIS tạo bộ dữ liệu và bản đồ chuyên đề phục vụ công tác quản lý cấp nước tại địa phương. Nghiên cứu dừng lại ở công tác xây dựng bộ dữ liệu cho 2 đơn vị cấp nước, tiếp theo cần xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên NDĐ trên phạm vi toàn tỉnh

    TẢO LỤC PHÙ DU VÀ CHỈ SỐ DINH DƯỠNG CHLOROPHYCEAN Ở SÔNG HƯƠNG VÀ SÔNG BỒ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Tảo phù du được xem là một trong những nhóm sinh vật có khả năng phát hiện nhanh những biến động của môi trường nước. Nghiên cứu này đề cập đến các loài tảo Lục phù du và khả năng sử dụng chúng thông qua chỉ số Chlorophycean để đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở sông Hương và sông Bồ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng cộng có 118 loài và dưới loài tảo Lục được ghi nhận có phân bố ở các dòng sông nói trên thông qua phân tích 108 mẫu định tính qua 6 đợt khảo sát trên 18 trạm từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013. Phân bố thành phần loài và mật độ tảo Lục trong thời gian nghiên cứu cũng được xác định. Ở sông Hương, số lượng loài tảo Lục phù du có sự hiện diện khá đồng đều theo thời gian với số loài gặp trung bình ở các trạm khảo sát trên dòng chính cao hơn so với các nhánh Tả Trạch hoặc Hữu Trạch. Ở sông Bồ, không có sự khác biệt rõ về số loài hiện diện theo không gian khảo sát nhưng ghi nhận là phong phú hơn trong các tháng mùa hè. Mật độ tảo Lục phù du ở sông Hương biến động từ  200 - 18.500 tế bào/L và ở sông Bồ là   300 - 89.800 tế bào/L tùy theo trạm khảo sát. Chỉ số Chlorophycean ở các trạm cho thấy sông Hương và sông Bồ có môi trường nước giàu dinh dưỡng (chỉ số Chlorophycean > 1), ngoại trừ ba trạm khảo sát trên nhánh Hữu Trạch và trạm BO1 (cách cầu An Lỗ khoảng 6 km về phía thượng lưu) ở sông Bồ là nghèo dinh dưỡng

    Đánh giá khả năng xử lý methylene blue trong nước của xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like

    Get PDF
    Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng phân hủy Methylene Blue (MB) bằng xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like. Fe3O4/Cu0 sau tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại và kết quả cho thấy Fe3O4/Cu0 đã được hình thành thông qua các đỉnh nhiễu xạ của đồng và oxit sắt từ. Fe3O4/Cu0 có dạng hình cầu và khối đa giác với kích thước trong khoảng 40–60 nm. Độ từ hoá của Fe3O4 và Fe3O4/Cu0 được xác định lần lượt là 40,1 và 10,2 emu.g. Kết quả phổ tán sắc năng lượng tia X và quang phổ phát xạ plasma đã chứng minh được sự hiện diện của Fe, Cu và O trong vật liệu. Kết quả quang phổ phát xạ plasma còn phát hiện được hàm lượng Cu và Fe trong mẫu dung dịch đã xử lý MB, chứng minh rằng cả Fe3O4 và Cu đều tham gia vào phản ứng Fenton-like. Quá trình phân hủy MB bằng Fe3O4/Cu0 đạt hiệu suất cao nhất là 99,5% ở nhiệt độ phòng, pH 4, thời gian 75 phút và nồng độ đầu của MB là 25 mg/L

    CÁC YẾU TỐ RÀO CẢN TRONG VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN KHOA DU LỊCH – ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông đang ảnh hưởng trên hầu hết các khía cạnh của con người hiện đại và giáo dục cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng này. Học trực tuyến ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong việc chia sẻ và chuyển giao tri thức trong giáo dục, nhất là trong giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Dù vậy, thực tiễn việc triển khai học trực tuyến vẫn còn rất nhiều rào cản. Kết quả nghiên cứu từ 250 sinh viên tham gia học trực tuyến tại Khoa Du lịch, Đại học Huế, đã chỉ ra bốn nhóm rào cản chính trong việc học trực tuyến, gồm (1) Rào cản kinh tế, (2) Rào cản về sự tương tác, (3) Rào cản tâm lý và (4) Rào cản về môi trường. Từ những kết quả thu được, chúng tôi đề xuất một số giải pháp giúp điều chỉnh việc dạy và học trực tuyến một cách phù hợp và hiệu quả hơn

    Tối ưu quá trình nuôi cấy nấm mốc Aspergillus niger thu nhận enzyme lipase và ứng dụng trong tiền xử lý nước thải sữa tổng hợp

    Get PDF
    Nghiên cứu tối ưu bằng phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) để tìm sự tương tác đồng thời của độ ẩm, thời gian và tỉ lệ cơ chất lên quá trình tổng hợp lipase từ Aspergillus niger, đánh giá khả năng thủy phân của lipase ở bước tiền xử lý lipid trong nước thải gồm: nồng độ enzyme 0,1÷0,5% (w/v), nhiệt độ 30÷50oC và nồng độ chất béo 200÷3.400 mg/L. Theo dõi các chỉ số khí biogas, nhu cầu oxy hóa học, độ màu. Kết quả, hoạt tính lipase đạt 1,11 UI/mL với các điều kiện tối ưu độ ẩm 59,42%, thời gian 92,34 giờ, tỉ lệ bánh dầu và bã mía là 7,13/2,87 (w/w). Enzyme tiền xử lý lipid với các điều kiện nồng độ enzyme 0,2%, nhiệt độ 40oC và nồng độ chất béo là 1.000 mg/L. Nước thải được tiền xử lý giúp tăng hiệu quả đáng kể ở bước xử lý kỵ khí so với nước thải thô: khí biogas thu được 1.668,78 cm3 so với 991,06 cm3, hiệu quả loại bỏ COD là 90,9% so với 56,9%, độ màu là 93,4% so với 50,2%, loại bỏ lipid đạt trên 99% ở cả hai loại nước thải sau 5 ngày
    corecore