4 research outputs found

    Đa dạng hệ thực vật bậc cao ở đảo Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp dữ liệu về thành phần loài thực vật bậc cao (TVBC) ở đảo Lại Sơn, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về thực vật. Kết quả đã xác định được 663 loài thuộc 435 chi của 129 họ trong 5 ngành. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất với số taxon ở mỗi bậc đều chiếm trên 86%. Các loài cây thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng chủ yếu là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và vườn nhà. Nguồn tài nguyên thực vật cũng đã được thống kê với 652 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 98,34% số loài và 46 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Hệ thực vật ở đảo này có mối quan hệ gần gũi với hệ thực vật nhiệt đới châu Á

    Đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ở đảo. Các phương pháp được sử dụng gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây có ích. Kết quả đã xác định được 562 loài thuộc 388 chi của 127 họ trong 5 ngành. Đa số các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với tỉ lệ các taxon ở mỗi bậc họ, chi, loài đều chiếm trên 85%. Tất cả các loài được xếp vào 12 nhóm giá trị sử dụng, trong đó, đa dạng nhất là nhóm cây làm thuốc, làm cảnh và ăn được. Có 27 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Các loài cây có ích thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng đa dạng nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và sinh cảnh vườn nhà
    corecore