4 research outputs found

    ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN TUYẾN TRÙNG HẠI KHOAI TÂY (Solanum tuberosum) TẠI ĐÀ LẠT

    Get PDF
    Plant-parasitic nematodes on potato were identified by morphology of juveniles and adults. Extraction of vermiform nematodes in soil and roots was made by modified Baermann technique and root gall index was dertermined following Bridge and Page (1980) chart. Results show that there were six genus, five families and one order of parasitic-plant nematodes in soil. The ratio of Helicotylenchus was the highest (93.33%), followed by Meloidogyne (83.33%), Pratylenchus (50%), Criconemella (33.33%), Ditylenchus (30%), and Globodera at only 20%. Density of plant parasitic nematodes ranged from 500 individuals to 3,000 individuals per 50 cm3 of soil, 200 to 2,204 individuals per 5 grams of roots. Root gall index ranged from 1,754 to 5,262.Điều tra xác định thành phần tuyến trùng ký sinh thực vật bằng mô tả hình thái tuyến trùng tuổi hai và tuyến trùng trưởng thành. Xác định mật số tuyến trùng trong đất và trong rễ khoai tây bằng phương pháp Baermann cải biên, mức độ gây hại của tuyến trùng bằng phương pháp của Bridge và Page (1980). Qua quá trình điều tra đã xác định được sáu giống thuộc năm họ và một bộ tuyến trùng thực vật ký sinh gây hại trên khoai tây. Trong đó giống Helicotylenchus có tần suất xuất hiện cao nhất với 93.33%, Meloidogyne có tần suất xuất hiện 83.33%, Pratylenchus có tần suất xuất hiện 50%, và Criconemella có tần suất xuất hiện 33.33%, Ditylenchus có tần suất xuất hiện 30%, Globodera có tần suất xuất hiện 20% trong tổng số 30 vườn được điều tra. Mật số tuyến trùng ký sinh gây hại trong đất phổ biến ở khoảng từ 500 cá thể đến 3,000 cá thể trong 50cm3 đất, trong rễ từ 200 đến 2,204 cá thể và mức độ gây hại là 1,754 đến mức 5,262

    Những nhân tố ảnh hưởng kết quả học tập của sinh viên năm I-II Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên chính quy năm thứ nhất và năm thứ hai của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ. Phương pháp phân tích chính được sử dụng trong nghiên cứu là phân tích nhân tố khám phá. Số liệu được sử dụng trong phân tích được thu thập từ 561 sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai của Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hai nhóm nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai là nhân tố thuộc bản thân sinh viên và nhân tố thuộc về năng lực giảng viên. Trong đó, nhân tố thuộc về sinh viên bao gồm kiến thức đạt được sau khi học, động cơ học tập, tính chủ động của sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả học tập cao hơn nhân tố thuộc về năng lực giảng viên.

    Ảnh hưởng các nguồn thức ăn từ hoa đến tuổi thọ và khả năng ký sinh của ong ký sinh Cotesia vestalis (Haliday) (Hymenoptera:Braconidae)

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cây kí chủ ưa thích của sâu tơ Plutella xylostella và kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các chỉ tiêu và thức ăn cải ngọt là có hiệu quả nhất so với cải xanh và cải rổ cho sự phát triển Plutella xylostella. Đối với ong Cotesia vestalis, khi sử dụng loại thức ăn là mật ong 30%, tuổi thọ của ong sẽ là 4.33 ± 0.13 ngày đối với con đực và 7.00 ± 0.03 ngày đối với con cái. Hơn nữa, nguồn thức ăn từ hoa sao nhái cũng giúp gia tăng sức sống của ong đực 4.00 ± 0.01 ngày và 4.20 ± 0.14 ngày đối với ong cái so với đối chứng là nước lã (

    Ảnh hưởng của hai dòng vi khuẩn Curtobacterium citreum HH5 và Curtobacterium luteum MT6 đến sinh trưởng, năng suất cải xanh (Brassica Juncea) và đặc tính đất ở điều kiện nhà lưới

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hai dòng vi khuẩn Curtobacterium citreum HH5 (HH5) và Curtobacterium luteum MT6 (MT6) đến sinh trưởng, năng suất cải xanh ở điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 NT và 3 lặp lại qua 2 vụ liên tục. Các chỉ tiêu theo dõi gồm sinh trưởng, năng suất và đặc tính đất. Kết quả dòng vi khuẩn HH5 giúp kích thích gia tăng các chỉ tiêu gồm chiều cao cây, kích thước lá, hàm lượng diệp lục, cũng như độ dẫn điện (EC) trong đất qua 2 vụ thí nghiệm. Đặc biệt, vi khuẩn HH5 làm tăng năng suất cải xanh lên đến 11,7% (vụ 1) và 36,7% (vụ 2) so với đối chứng. Dòng vi khuẩn MT6 đơn lẻ hoặc kết hợp hai dòng vi khuẩn với nhau tăng kích thước lá và năng suất ở vụ 2 là 19,6% và 11,2%. Tóm lại, dòng vi khuẩn HH5 có tiềm năng cao trong việc phát triển chế phẩm sinh học giúp kích thích sinh trưởng và năng suất cây rau đồng thời cải thiện EC đất
    corecore