15 research outputs found

    KHảO SáT VùNG GEN 16S RDNA CủA MộT Số DòNG VI KHUẩN Có KHả NăNG Cố ĐịNH ĐạM Ở ĐấT VùNG Rễ LúA TỉNH ĐồNG THáP

    Get PDF
    Mười sáu dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm được phân lập từ đất vùng rễ lúa được trồng tại bốn huyện thuộc Tỉnh Đồng Tháp là Lai Vung, Thanh Bình, Tam Nông và Tháp Mười (với 4 dòng ở mỗi Huyện) được phân tích vùng 16S rDNA bằng cặp mồi tổng 27F và 1495R, sản phẩm PCR được phân cắt bởi 4 enzyme cắt giới hạn (RE) là MspI, SmaI, EcoRI, HinfI. Kết quả enzyme MspI có mức đa hình cao nhất với chỉ số PIC là 0,9238, EcoRI có tỷ lệ đa hình thấp nhất với chỉ số PIC là 0,6104. Hai RE còn lại là HinfI và SmaI có chỉ số PIC lần lượt là 0,8298 và 0,7471. Kết quả phân nhóm bằng phần mềm NTSYS PC-2.1 cho thấy 16 dòng vi khuẩn được chia thành 6 nhóm ở mức khác biệt khảo sát là 0,654%. Các dòng vi khuẩn phân lập trong cùng một huyện cũng thể hiện sự khác biệt trên giản đồ phả hệ. Bốn dòng phân lập từ huyện Lai Vung có mức độ khác biệt 1,87%, huyện Thanh Bình khác biệt ở mức 0,38%, huyện Tam Nông là 1,70% và Tháp Mười là 1,21%. Tám dòng vi khuẩn thuộc nhóm đất phèn (huyện Tam Nông và huyện Tháp Mười) được phân thành 4 nhóm trong khi đó 8 dòng thuộc nhóm đất phù sa (huyện Thanh Bình và Lai Vung) phân bố trong 3 nhóm

    PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN VI KHUẨN GÂY BỆNH BẠC LÁ LÚA (XANTHOMONAS ORYZAE PV ORYZAE) BẰNG KỸ THUẬT PCR ĐA THÀNH PHẦN

    Get PDF
    Bệnh bạc lá lúa (bacterial leaf blight) do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae gây ra và là đối tượng gây hại nghiêm trọng đối với cây lúa làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm  của những vùng trồng lúa. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp đặc trị nào có thể khống chế được căn bệnh này. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, 70 dòng vi khuẩn thuần chủng đã được phân lập với các nguồn gốc xuất xứ thu mẫu tại một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sử dụng kỹ thuật PCR đa thành phần để nhận diện các dòng vi khuẩn phân lập được với 2 cặp mồi chuyên biệt (XOR-F: 5?- GCATGACGTCATCGTCCTGT-3? và  XOR-R2: 5?-CTCGGAGCTATATGCCGTGC-3? và (XOO290F: 5?-GCGCACCGAGTATTCCTA-3? và XOO290R: 5?-CTTCGCCGGTCCAGATGA-3?). Cặp mồi XOR-F được thiết kế chuyên biệt để khuếch đại đoạn gen có kích thước khoảng 470bp có mặt ở tất cả các dòng vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv. oryzae. Cặp mồi XO290R-F được thiết kế để khuếch đại đoạn gen có kích thước khoảng 290bp - dựa trên gen rhs của Xanthomonas oryzae pv. oryzae.   Năm dòng vi khuẩn được nhận diện là: OM66-1, OM98,   OM98-1, TL6 và AG11. Đặc biệt một trong số năm dòng được nhận diện có chứa gen rhs ? một  gen gây bệnh có độc tính cao mới được phát hiện có trong Xanthomonas oryzae pv. oryzae. Các dòng vi khuẩn được nhận diện đều thể hiện khả năng gây bệnh của chúng khi được lây nhiễm trở lại trên cây lúa với các mức độ gây bệnh khác nhau. Mức độ gây bệnh được thể hiện qua chiều dài vết bệnh trên lá lúa đo được sau khi lây nhiễm khoảng ba tuần (OM66-1: 6.78, OM98:10.33,   OM98-1:4.22, TL6:6.28 và AG11:6.78(cm))

    Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn từ đất vùng rễ ớt có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập các dòng vi khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên ớt. Từ 18 mẫu đất vùng rễ ớt được thu tại Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang có 341 dòng vi khuẩn được thử sơ bộ khả năng đối kháng, kết quả tuyển chọn và phân lập được 79 dòng vi khuẩn có khả năng đối kháng. Hiệu suất đối kháng của các dòng vi khuẩn dao động từ 7,78-53,34%. Khảo sát các đặc tính đối kháng của vi khuẩn cho thấy có 47 dòng có khả năng sản sinh siderophore, 61 dòng có khả năng phân hủy chitin, 55 dòng có khả năng phân hủy cellulose và 68 dòng có khả năng phân hủy protein. Chọn lọc 6 dòng vi khuẩn có khả năng đối kháng mạnh nhất gồm: CT6, CT10, CT15, CT17, CT21, TG36 để thực hiện các thử nghiệm sinh hóa để phân loại theo hệ thống phân loại Bergey đã xác định được cả 6 dòng này đều thuộc chi Bacillus. Dòng vi khuẩn CT10 có khả năng đối kháng mạnh nhất được định danh bằng phương pháp sinh học phân tử thông qua giải trình tự vùng gene 16S rDNA kết hợp với phương pháp truyền thống. Kết quả cho thấy dòng vi khuẩn CT10 được xác định là vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens

    Xác định sự ảnh hưởng của các nguồn carbon và ánh sáng lên sự nhân mật số protocorm - like body (PLB) của lan Dendrobium Sonia nuôi cấy in vitro

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu nhằm tìm môi trường nuôi cấy thích hợp cho sự nhân mật số thể tiền chồi của lan Dendrobium Sonia dựa trên 2 nhân tố: nguồn carbon và chế độ ánh sáng. Môi trường nuôi cấy của Murashige và Skoog (1962) bổ sung agar 6,5 g/L và vitamin (thiamine, pyridosine với 0,5 m/L mỗi loại) được sử dụng. Nghiên cứu gồm: Thí nghiệm 1 với đường sucrose, D-glucose, D-fructose và Thí nghiệm 2 gồm hỗn hợp các loại đường được tiến hành trong hai chế độ ánh sáng: đèn huỳnh quang và ánh sáng tự nhiên. Thành phần phần trăm (%) PLB được tạo trong 2 tháng được phân tích ANOVA và phép so sánh cặp LSD 5%. Kết quả cho thấy môi trường có bổ sung nồng độ đường 20 mg/L sucrose và dưới chế độ ánh sáng đèn huỳnh quang có mật độ nhân PLB tốt nhất với 614,5 PLB được tạo thành. Thí nghiệm 2 cho thấy môi trường hỗn hợp 15 mg/L D-glucose và 15 mg/L D-fructose tạo điều kiện nhân mật số tốt nhất với 735,7 PLB được tạo sau 2 tháng nuôi cấy in vitro

    ĐA DẠNG SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG THUỘC CHI DENDROBIUM BẰNG KỸ THUẬT RAPD

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu đánh giá sự đa dạng di truyền của 12 mẫu hoa lan thuộc 9 loài lan rừng và 02 loài lan lai có nguồn gốc từ Thái Lan của chi Dendrobium làm cơ sở di truyền cho công tác lai tạo, khai thác và nhân giống các loài lan rừng ở Việt Nam. Kết quả phân tích di truyền bằng 10 đoạn mồi ngẫu nhiên RAPD cho thấy, tất cả đều cho tính đa hình cao (gần 100% các band đa hình). Các band thu được có kích thước nằm trong khoảng 0.15 kb ? 2kb. Các band có tần số xuất hiện cao nhất ở vị trí 500bp và 600bp. Trong đó, primer OPF 04 cho sản phẩm khuếch đại DNA có số band nhiều nhất (29 band). Các primer cho sản phẩm khuếch đại DNA có số band trung bình là primer  OPF 01, OPF 02, OPF 05, OPF 08, OPR O7, OPA 08, OPA 12 (20-24 band), primer OPR 012 khuếch đại số lượng band ít nhất (14 band). Các band thu được mã hóa bằng hệ nhị phân để phân nhóm di truyền sử dụng phần mềm NTSYS2.1 theo phương pháp UPGMA. Kết quả phân nhóm di truyền 12 mẫu hoa lan thuộc chi Dendrobium cho thấy, sự khác biệt di truyền dao động trong khoảng 0- 42%. Xét ở khoảng tương đồng 59% có thể chia làm 3 nhóm chính: A, B,C. Nhóm A có 7 mẫu lan thuộc 7 loài, nhóm B có 1 mẫu của 1 loài, nhóm C có 4 mẫu thuộc 3 loài. Trong đó nhóm C, các loài có mối quan hệ gần hơn so với nhóm A và B với khoảng tương đồng là 80%, các loài trong nhóm A có quan hệ tương đồng khoảng 61,6%

    NUÔI CẤY MẦM NGỦ PHÁT HOA LAN HỒ ĐIỆP (PHALAENOPSIS SP.)

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống trực tiếp lan hồ điệp Phalaenopsis từ mầm ngủ phát hoa không qua giai đoạn tạo mô sẹo. Kết quả thu được ở môi trường có nồng độ khoáng thấp (1/2 macro MS + 1/2 micro MS, bổ sung 2 mg/l BAP và 0,5 mg/l NAA) có hiệu quả tạo chồi cao nhất (2,83 chồi/mầm) ở 60 ngày sau khi cấy. Vị trí mầm ngủ khác nhau cho kết quả tạo chồi khác nhau, mầm ngủ gần gốc phát hoa cho tỷ lệ chồi sinh dưỡng cao (82%), trong khi mầm ngủ xa gốc phát hoa lại cho tỷ lệ chồi sinh sản cao (33.24%). Môi trường có thành phần khoáng đa lượng tương tự môi trường B5 (Gamborg và cộng sự, 1968), các khoáng vi lượng tương tự môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962), không có chất điều hòa sinh trưởng, vitamin, dịch trích hữu cơ cho khả năng tạo rễ tốt nhất (trung bình 2 rễ, với chiều dài 0,87 cm)

    Nghiên cứu hiện tượng hấp phụ phân tử khí trên biên dãy nano penta-graphene dạng răng cưa pha tạp nitrogen

    Get PDF
    Dãy nano penta-graphene (PGNRs),  một dãy penta-graphene một chiều (1D) có khả năng ứng dụng trong thiết bị cảm biến. Trong bài báo này, đặc tính hấp phụ của CO, CO2, NH3 trên biên N:SSPGNR được nghiên cứu bằng cách tính toán năng lượng hấp phụ, sự truyền điện tích, khoảng cách hấp phụ, sự sai khác mật độ điện tử, mật độ trạng thái và mật độ trạng thái riêng bởi phương pháp nguyên lý ban đầu. Chúng tôi thấy rằng sự hấp phụ phân tử khí CO và CO2 trên biên N:SSPGNR thể hiện đặc tính hấp phụ hóa học, trong khi đó N:SSPGNR hấp phụ NH3 trên biên thể hiện đặc tính hấp phụ vật lý. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi đưa ra để dự đoán và hiểu đặc tính hấp phụ của CO, CO2, NH3 trên N:SSPGNR. Từ đó, giúp các nhà thực nghiệm nghiên cứu phát triển PGNRs ứng dụng cho cảm biến khí thế hệ mới

    PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ DÒNG VI KHUẨN ĐẤT VÙNG RỄ LÚA CÓ KHẢ NĂNG CỐ ĐỊNH ĐẠM VÀ TỔNG HỢP IAA

    Get PDF
    Các loài vi khuẩn sống tự do trong vùng đất rễ lúa sở hữu nhiều đặc tính tốt cần được khai thác để phục vụ cho nền nông nghiệp thân thiện hơn với môi trường. Trong đó, khả năng cố định đạm và sinh tổng hợp Indole acetic acid (IAA) là 2 đặc tính được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn cả. Trong nghiên cứu này, từ mẫu đất vùng rễ lúa của 4 giống lúa khác nhau thu tại 2 tỉnh Cần Thơ và Trà Vinh, có 56 dòng vi khuẩn đã được phân lập và khảo sát khả năng cố định đạm. Từ kết quả thu được, 15 dòng có khả năng cố định đạm cao được chọn để tiếp tục khảo sát khả năng tổng hợp IAA. Năm dòng vi khuẩn TV2C1, TV3A4, TV2B7, CTA3 và CTB3 vừa có khả năng cố định đạm ở mức khá cao, vừa có khả năng tổng hợp IAA tốt. Lượng IAA tổng hợp được của 5 dòng vi khuẩn này biến động từ 28,6293mg/ml (TV2C1) đến 42,1351mg/ml (TV2B7)

    Új adatok különböző hormonbejuttatási módszerek hatásáról szélesfejű harcsa (Clarias marcrocephalus Günther, 1864) szaporításában (előzetes eredmények)

    No full text
    Szélesfejű harcsa indukált szaporítási módszerénél vizsgáltuk a következő kezelések hatását a szaporítási paraméterekre: intramuszkuláris, intraperitoneális, petefészekmosás, az alkalmazott hormon Ovatide (sGnRHa + domperidon, Hemmo Pharmaceuticals Pvt. Ltd., Mumbai, India) volt. A mért reprodukciós paraméterek közül a bérési időtől eltekintve (beérési arány, PGSI, termékenyülési-, kelési arány) nem volt szignifikáns különbség. A katéterrel végzett petefészekmosás hormonkzelés esetén a beérési idő átlagosan 3 órával rövidebb volt a hormoninjektált csoportokhoz képest
    corecore