18 research outputs found

    CANH TÁC LÚA ÍT KHÍ THẢI NHÀ KÍNH TỈNH AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

    Get PDF
    Giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới và là chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Việt Nam, vì thế dự án canh tác lúa ít khí thải nhà kính ở Việt Nam được triển khai thí điểm tại tỉnh An Giang nhằm giúp nông dân thu được năng suất lúa, lợi nhận cao hơn và giảm lượng khí CH4 phát thải; Bốn mô hình nghiên cứu được triển khai với qui mô 100ha được với bố trí ngẫu nhiên, ba lặp lại; các số liệu nông học, lấy mẫu và phân tích khí thải được thực hiện định kỳ mỗi tuần. Kết phân tích số liệu cho thấy, mô hình áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và áp dụng phân đạm theo bảng so màu lá cho năng suất lúa cao hơn 0.6-0.9t/ha, lợi nhuận thu được cao hơn 8-13 triệu đồng/ha, và lượng khí CH4 phát thải thấp hơn 19-31% so với mô hình đối chứng. Thành tựu bước đầu của dự án, có thể đánh giá rằng đây là một dự án hoàn toàn mới, có qui mô thí nghiệm lớn và mang tính tiên phong trong trận chiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; và mô hình này cần được Bộ - Ngành nông nghiệp trung ương và địa phương quan tâm, hỗ trợ để phát triển nhanh trên diện rộng tại những vùng trồng lúa ở Việt Nam

    PHÂN LẬP VI SINH VẬT ĐỐI KHÁNG MỘT SỐ NGUỒN BỆNH NẤM THỰC VẬT VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH CỦA CHÚNG IN VITRO VÀ IN VIVO

    Get PDF
    Hiện nay, có khoảng hơn 80.000 loài nấm được biết có khả năng gây bệnh cho cây trồng, trong đó F.oxysporum, F.solani, Phytophthora sp là những loài gây thiệt hại lớn nhất , chúng có thể phá hủy toàn bộ vụ thu hoạch của các cây trồng quan trọng như: tiêu, cà phê, cà chua... Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học để phòng chống dịch hại, sử dụng khả năng đối kháng của một số loại nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn để trừ bệnh hại cây trồng. Trong nghiên cứu này, 37 chủng vi khuẩn và 10 chủng xạ khuẩn được phân lập từ đất và rễ tiêu bị bệnh ở Quảng Trị và được đánh giá hoạt tính ức chế sinh trưởng một số nguồn bệnh nấm thực vật bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch. Kết quả nhận được cho thấy 31 chủng vi khuẩn và 5 chủng xạ khuẩn phân lập đối kháng nấm F.oxysporum, tất cả 37 chủng vi khuẩn và 2 chủng xạ khuẩn ức chế sinh trưởng của F.sonali, 10 chủng vi khuẩn và 6 chủng xạ khuẩn đối kháng với Phytophthora sp. Đã định danh 5 chủng vi khuẩn và 2 chủng xạ khuẩn phân lập có hoạt tính đối kháng cao nhất bằng phương pháp giải trình tự gen 16S rRNA hoặc bằng KIT API gồm: Paenibacillus sp; Paenibacillus xylanilyticus; Bacillus subtilis; Burkholderia cepacia; Pseudomonas luteola; Streptomyces diastatochromogenes; Streptomyces antimycoticus. Đã tiến hành xác định hoạt tính đối kháng F.oxysporum in vivo trong điều kiện phòng thí nghiệm trên mô hình cây cà chua của một số chủng tuyển chọn. Kết quả nhận được cho thấy các chủng tuyển chọn không những có khả năng ức chế sinh trưởng của F.oxysporum, mà còn kích thích sinh trưởng của cây cà chua trong điều kiện phòng thí nghiệm

    TẠO ADENOVIRUS TÁI TỔ HỢP MANG ĐOẠN GEN chIL-6

    Get PDF
    Bằng các kỹ thuật sinh học phân tử và miễn dịch nhóm nghiên cứu đã tạo ra adenovirus tái tổ hợp mang đoạn gen interleukin6 của gà, nhằm làm nguyên liệu tạo chế phẩm gây kích ứng miễn dịch cho gia cầm

    ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ HỮU CƠ CHÙM NGÂY ĐẾN CÁC LOẠI RAU ĂN LÁ TRONG VỤ XUÂN 2019

    Get PDF
    Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.  Tóm tắt: Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Xuân 2019 tại Thừa Thiên Huế nhằm so sánh hiệu quả của phân bón lá hữu cơ chùm ngây (Moringa oleifera) được thử nghiệm ở các tỉ lệ 1:10, 1:20, 1:30, 1:40, 1:50 với nước và các loại phân bón lá hữu cơ rong biển và phân bón lá hóa học NPK trên các đối tượng xà lách, cải xanh và mồng tơi lá to 333. Thí nghiệm được tiến hành theo hai yếu tố với 21 công thức. Kết quả cho thấy các công thức sử dụng phân bón lá có ảnh hưởng khác nhau đến khả năng sinh trưởng và phẩm chất của các loại rau. Đối với rau xà lách, năng suất thực thu cao khi sử dụng phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:30 với 24,48 tấn/ha. Đối với rau cải xanh và mồng tơi lá to 333, phân bón lá hữu cơ chùm ngây tỉ lệ 1:10 mang lại năng suất thực thu cao nhất cho mỗi loại rau, tương ứng với 28,19 tấn/ha và 31,39 tấn/ha. Các công thức này đều cho tỉ lệ phần ăn được trên 55%.Từ khóa: phân bón lá, chùm ngây (Moringa oleifera), xà lách, cải xanh, mồng tơi lá to 33

    A Study on Production of Anthocyanin-rich Girdle Cakes From Purple Sweet Potato

    Full text link
    Processing of purple sweet potato into anthocyanin-rich girdle cake is not only a post-processed preservation but also a creation of developed-originally traditional new products with attractive color, and enhanced nutritional and utilization values. Purple sweet potato girdle cake products with natural anthocyanin-rich pigment not only have attractive color but also high antioxidant activity and food safety. The research shows that increasing added rice solution 2 times leads to 3,48 times of tensile strength. When adding 0,5 kilogram of rice solution to PWP purée, efficiency of forming girdle cake reaches 95.76%. The girdle cakes dried in heated air at ~60°C give the best anthocyanin contents and flat and unsplit girdle cake surface. The best drying condition is under direct, strong sunlight and long sunshine time.The research recommends a procedure to produce PWP girdle cakes containing ~112,07÷119,91mg of anthocyanin per 100g dried matter and 1,69÷1,71% of cellulose
    corecore