46 research outputs found

    ẢNH HƯỞNG CỦA THAN HOẠT TÍNH VÀ NUÔI CẤY THOÁNG KHÍ LÊN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA ĐỒNG TIỀN (GERBERA JAMESONII) IN VITRO VÀ EX VITRO

    Get PDF
    Cây hoa Đồng tiền (Gerbera jamesonii) là một trong những loài hoa có giá trị kinh tế cao được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hoa đồng tiền được sử dụng làm hoa chậu, hoa cắt cành hay hoa trồng cảnh. Nhu cầu đặt ra cho vi nhân giống cây hoa Đồng tiền hiện nay là cải thiện hệ thống và môi trường nuôi cấy nhằm nâng cao chất lượng cây hoa Đồng tiền in vitro và đáp ứng nhu cầu cung cấp cây giống ở quy mô lớn. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của than hoạt tính và nuôi cấy thoáng khí lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hoa Đồng tiền in vitro và ex vitro. Kết quả cho thấy môi trường MS có bổ sung 30 g/l sucrose, 9 g/l agar và 1 g/l than hoạt tính ở điều kiện nuôi cấy thoáng khí là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cây hoa Đồng tiền. Vị trí của than hoạt tính trong môi trường nuôi cấy ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hoa Đồng tiền in vitro. Cây hoa Đồng tiền nuôi cấy thoáng khí trên môi trường MS có bổ sung 1 g/l than hoạt tính khi chuyển ra điều kiện ex vitro có tỉ lệ sống sót rất cao (95 %)

    Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn gây bội nhiễm mụn trứng cá của lá trứng cá (Muntingia calabura L.)

    Get PDF
    Cây trứng cá (Muntingia calabura L.) là loài cây mọc hoang hoặc được trồng để lấy bóng mát ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của lá cây này vẫn còn hạn chế. Vì vậy, đề tài khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và ức chế vi khuẩn của lá trứng cá được thực hiện. Khảo sát hoạt tính chống oxy hóa của cao chiết toàn phần từ lá trứng cá với ethanol 96% bằng phương pháp trung hòa gốc tự do của DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl). Khảo sát sự ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis phân lập từ da của người bị mụn trứng cá bằng phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao nhất của cao lá trứng cá là 91,38% ở nồng độ 250 µg/mL và IC50 là 34,26 µg/mL thấp hơn vitamin C 1,8 lần (IC50 của vitamin C là 18,18 µg/mL). Khả năng ức chế vi khuẩn Propionibacterium acnes với đường kính vòng vô khuẩn là 16,33±2,08 mm, Staphylococcus aureus là 12,3 ±1,52 mm và Staphylococcus epidermidis là 15,33±0,57 mm ở nồng độ cao 50 mg/mL. Giá trị MIC (Minimal Inhibitory Concentration) của Propionibacterium acnes là 10mg/mL, Staphylococcus aureus và Staphylococcus epidermidis là 12,5 mg/mL. Với kết quả trên, việc tiếp tục phân lập và xác định hoạt chất chống oxy hóa và kháng khuẩn từ lá trứng cá là vấn đề lý thú có thể tiếp tục được nghiên cứu

    Đa dạng hệ thực vật bậc cao ở đảo Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp dữ liệu về thành phần loài thực vật bậc cao (TVBC) ở đảo Lại Sơn, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về thực vật. Kết quả đã xác định được 663 loài thuộc 435 chi của 129 họ trong 5 ngành. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất với số taxon ở mỗi bậc đều chiếm trên 86%. Các loài cây thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng chủ yếu là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và vườn nhà. Nguồn tài nguyên thực vật cũng đã được thống kê với 652 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 98,34% số loài và 46 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Hệ thực vật ở đảo này có mối quan hệ gần gũi với hệ thực vật nhiệt đới châu Á

    Đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ở đảo. Các phương pháp được sử dụng gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây có ích. Kết quả đã xác định được 562 loài thuộc 388 chi của 127 họ trong 5 ngành. Đa số các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với tỉ lệ các taxon ở mỗi bậc họ, chi, loài đều chiếm trên 85%. Tất cả các loài được xếp vào 12 nhóm giá trị sử dụng, trong đó, đa dạng nhất là nhóm cây làm thuốc, làm cảnh và ăn được. Có 27 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Các loài cây có ích thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng đa dạng nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và sinh cảnh vườn nhà

    Phương pháp dạy học môn toán

    No full text
    492 tr. ; 21 cm

    Phương pháp dạy học môn toán

    No full text
    460 tr. ; 21 cm

    Phương pháp dạy học môn toán

    No full text
    tr. ; c

    Tin học và ứng dụng. t.II

    No full text
    343 tr. ; 21 cm

    Tin học và ứng dụng : t. I

    No full text
    352 tr.; 21 cm
    corecore