14 research outputs found

    Đánh giá thực trạng cấp nước và hiện trạng chất lượng nước cấp ở vùng nông thôn tỉnh Tiền Giang

    Get PDF
    Đề tài nhằm đánh giá các quy định về thực trạng cấp nước và chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn và ý kiến của người dân sử dụng làm cơ sở nâng cao công tác cấp nước tại Tiền Giang. Đề tài được thực hiện bằng cách thu thập số liệu thứ cấp về chất lượng nước cấp sinh hoạt nông thôn giai đoạn 2010-2014 của 30 trạm thuộc 3 nhóm doanh nghiệp, Nhà nước và cộng đồng, kết hợp phỏng vấn trực tiếp 30 người quản lý và 30 hộ dân sử dụng nước của mỗi nhóm. Kết quả cho thấy 30 trạm khảo sát có thực hiện công tác quản lý cấp nước theo quy định của Thông tư 15/2006/TT-BYT của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định này tại các trạm chưa đầy đủ, cụ thể như: chưa đảm bảo về khoảng cách vệ sinh, chưa trang bị máy phát dự phòng và xây dựng hệ thống xử lý nước. Kết quả giám sát chất lượng nước cấp đều đạt QCVN 02:2009/BYT ngoại trừ chỉ tiêu asen và vi sinh. Mô hình Nhà nước có công tác quản lý và cấp nước tốt hơn hai mô hình còn lại. Tuy nhiên, mô hình Nhà nước cần đầu tư thêm hệ thống xử lý để cải thiện chất lượng nước cấp trong thời gian tới

    Khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối của bồn bồn (Typha orientalis), cỏ bàng (Lepironia articulata) và năn tượng (Scirpus littoralis) trồng trên đất phèn

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và tích lũy sinh khối ở ba loài thực vật thủy sinh gồm bồn bồn (Typha orientalis C. Presl), cỏ bàng (Lepironia articulata Retz. Domin.) và năn tượng (Scirpus littoralis Schrab.) trồng trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trước khi trồng cây, thí nghiệm đánh giá khả năng cải thiện pH đất bằng CaCO3 được thực hiện trên 2 nghiệm thức bón 2 tấn CaCO3/ha và không bón CaCO3 (được xem là nghiệm thức đối chứng). Đất này được sử dụng để trồng cây cho thí nghiệm tiếp theo với ba loài cây, bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Sau 42 ngày ngâm đất, giá trị pH trong đất đạt 4,02 ở nghiệm thức có CaCO3 và cao hơn so với đất ban đầu (pH=3,02). Sau 90 ngày trồng cây, khả năng sinh trưởng và tiềm năng tích lũy sinh khối tươi và khô của phần thân và rễ cây và chỉ số diệp lục tố (SPAD) của bồn bồn và năn tượng tốt hơn khi cây trồng trên đất phèn có bón CaCO3

    HIỆU SUẤT XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CỦA HỆ THỐNG ĐẤT NGẬP NƯỚC KIẾN TẠO NỀN CÁT VẬN HÀNH VỚI MỨC TẢI NẠP THỦY LỰC CAO

    Get PDF
    Bài viết này mô tả tầm quan trọng của việc sử dụng hệ thống bãi lọc trồng sậy qui mô nhỏ trong việc xử lý nước thải sinh hoạt phi tập trung ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam, với kết quả là nước thải đầu ra của hệ thống có chất lượng tốt. Hệ thống đất ngập nước kiến tạo nền cát trồng Sậy có dòng chảy ngầm ngang (HSSF CWs) được xây dựng tại khu 1, Đại học Cần Thơ. Hệ thống được vận hành với hai mức tải nạp thủy lực (HLRs) là 31 và 62 mm/ngày. Khả năng xử lý TSS, lân hòa tan (PO4-P) và lân tổng (TP) là rất hiệu quả và không đổi cho cả hai mức HLRs với hiệu suất xử lý trung bình tương ứng khoảng 94, 99 và 99%, trong khi đó hiệu suất xử lý nhu cầu oxy sinh học (BOD5), nhu cầu oxy hóa học (COD), tổng đạm Kjeldahl (TKN) và đạm amôn (NH4-N) giảm khi HLR tăng, và có giá trị trung bình nằm trong khoảng tương ứng là 47-71, 68-84, 63-87 và 69-91%. Kết quả cho thấy bằng cách sử dụng HSSF CWs trong việc xử lý nước thải sinh hoạt là phương pháp khả thi. Chất lượng nước thải đầu ra của hệ thống ở mức HLR cao 62 mm/ngày (tương đương 1200 L/ngày) đạt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép xả thải vào nguồn    nước mặt

    ẢNH HƯỞNG CỦA KÍCH CỠ VÀ LOẠI VẬT LIỆU LÊN KHẢ NĂNG HẤP PHỤ VÀ BẢN CHẤT GIẢI HẤP PHỤ LÂN CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU TÁI CHẾ

    No full text
    Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng kích cỡ và loại vật liệu lên khả năng hấp phụ và bản chất giải hấp phụ lân của 3 loại vật liệu gốm, gạch và than tổ ong sau sử dụng. Quá trình hấp phụ lân được tiến hành sau 24 h ở nhiệt độ phòng và sau đó tiến hành giải hấp phụ qua nhiều bước (2 lần NH4Cl 1 M; NaOH 0,1 N; HCl 0,5 N) để xác định bản chất của quá trình giải hấp phụ. Ba kích cỡ vật liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 0,

    ĐÁNH GIÁ ĐẠM TRONG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI AO NUÔI CÁ TRA THÂM CANH

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát diễn biến đạm trong hệ thống đất ngập nước thiết kế dòng chảy ngầm ngang và ngầm dọc trong việc xử lý nước bể nuôi cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) thâm canh tuần hoàn kín. Thực vật được trồng trong hệ thống là Bồn bồn (Typha orientalis), và hệ thống đối chứng không trồng cây. Nước đầu vào (hay nước từ bể cá) và nước đầu ra của hệ thống xử lý được thu trong 15 tuần để theo dõi diễn biến nồng độ NOư2-N, NO3-N, NH4-N, và TKN. Nhìn chung, nồng độ đạm trong nước của hệ thống chảy ngầm ngang (ĐNN NN) có trồng cây đều thấp hơn 3 hệ thống còn lại. Ngoài ra, hệ thống chảy ngầm đứng có nồng độ NOư2-N và NO3-N khá cao và tăng dần theo thời gian, có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Điều đặc biệt ở nghiên cứu này là hệ thống tuần hoàn kín nên hạn chế được việc xả nước thải ra ngoài môi trường và tăng hiệu quả sử dụng nước góp phần giảm ô nhiễm môi trường

    KHả NăNG Xử Lý NƯớC NUÔI THủY SảN THÂM CANH BằNG Hệ THốNG ĐấT NGậP NƯớC KIếN TạO

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát khả năng của hệ thống đất ngập nước kiến tạo thiết kế dòng chảy ngầm ngang và ngầm đứng trong việc xử lý nước bể nuôi cá tra thâm canh tuần hoàn kín. Nước đầu vào (hay nước từ bể cá) và nước đầu ra của hệ thống xử lý được thu mỗi lần một tuần trong vòng 8 tuần và đánh giá những chỉ tiêu liên quan đến chất lượng nước. Hệ thống đất ngập nước chảy ngầm đứng (VF) có nồng độ NH4-N, TKN, PO4-P và TP trong nước bể nuôi thấp hơn so với hệ thống chảy ngầm ngang (HF). Ngoài ra, hệ thống VF giúp cải thiện điều kiện oxy trong nước bể nuôi. Theo ước tính cân bằng dinh dưỡng, hệ thống VF có thể loại bỏ 74% N và 69% P trong nước bể nuôi cá, trong khi hệ thống HF loại bỏ được 86% N và 72% P. Điều đáng lưu ý, trong thời gian nghiên cứu việc thay nước mới là không cần thiết mà chất lượng nước trong bể nuôi cá vẫn duy trì trong giới hạn cho cá sinh trưởng bình thường. Những nghiên cứu trong tương lai về hiệu quả xử lý của hệ thống trong thời gian dài hơn và tìm loài cây thích hợp hơn cho hệ thống VF là cần thiết

    Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và khả năng hấp thu đạm, lân của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và hấp thu đạm, lân bổ sung thêm trong nước thải ao nuôi thâm canh cá tra của cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma). Cây được trồng ở 4 mật độ là 10, 20, 30 và 40 chồi/m2 và đối chứng không cây. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 12 lần lặp lại. Sinh trưởng của cỏ Mồm mỡ và chất lượng nước được đánh giá sau mỗi 2 tuần trong thời gian 8 tuần. Sinh khối khô lúc thu hoạch của cỏ Mồm mỡ trồng ở mật độ 40 chồi/m2 cao hơn 10 chồi/m2. Mật độ cây trồng hầu như không ảnh hưởng đến hàm lượng đạm và lân trong thân và rễ, nhưng ảnh hưởng khả năng hấp thu đạm và lân của cỏ Mồm mỡ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt về hiệu suất xử lý TN, TP giữa 4 mật độ trồng, và đạt tương ứng 80-84,8% và 93,3-95,6% cao hơn nghiệm thức đối chứng không cây. Kết quả ghi nhận ở mật độ trồng 40 chồi/m2 cỏ Mồm mỡ có khả năng sinh trưởng, hấp thu đạm, lân tốt hơn

    Ảnh hưởng dạng đạm vô cơ lên khả năng sinh trưởng và xử lý đạm của cỏ mồm mỡ (Hymenachne acutigluma)

    No full text
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của 5 tỷ lệ (mol) NH4-N:NO3-N là 4:0, 3:1, 1:1, 1:3 và 0:4 đến khả năng sinh trưởng và hấp thu đạm của cỏ Mồm mỡ (Hymenachne acutigluma). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 12 lần lặp lại ở mỗi nghiệm thức. Sinh trưởng của Mồm mỡ và chất lượng nước được đánh giá sau mỗi 2 tuần trong 8 tuần. Kết quả cho thấy ở tỷ lệ NH4-N:NO3-N 1:3 và 0:4 cỏ Mồm mỡ có khả năng tăng trưởng sinh khối khô tốt. Nồng độ NO3-Nvà NH4-N trong nước thải tăng giúp tăng hàm lượng và khả năng hấp thu NO3-N,NH4-N trong cả thân và rễ. Ở nồng độ NH4-N cao (tỷ lệ 4:0 và 3:1) có dấu hiệu gây ngộ độc cho cây với biểu hiện rễ kém phát triển và úng lá ở tuần thứ 8. Kết quả cho thấy đạm nitrate thích hợp hơn cho sinh trưởng và hấp thu đạm của cỏ Mồm mỡ. Vì vậy, cỏ Mồm mỡ có tiềm năng trong việc ứng dụng vào các hệ thống đất ngập nước để xử lý nước thải ao nuôi thâm canh cá tra có nồng độ đạm nitrate cao

    Đánh giá khả năng chịu mặn tăng dần của cỏ thức ăn gia súc lông tây (Brachiaria mutica), cỏ Paspalum (Paspalum atratum) và cỏ Setaria (Setaria sphacelata) trong điều kiện thí nghiệm

    Get PDF
    Đề tài thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của cỏ lông tây, cỏ Paspalum và cỏ Setaria trồng bằng phương pháp thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland. Muối NaCl được bổ sung để có năm mức độ muối 0, 5, 10, 15 và 20‰, nồng độ mặn 5‰ được tăng dần mỗi tuần đến khi đạt mức 20‰. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy nồng độ mặn 15 và 20‰ ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng và phát triển của ba loài cây nghiên cứu, nhưng chưa ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của lông tây và cỏ Setaria. Hàm lượng diệp lục tố trong lá (SPAD) của cỏ lông tây có dấu hiệu tăng khi độ mặn tăng, trong khi cỏ Paspalum có dấu hiệu giảm và cỏ Setaria thì không thay đổi khi nồng độ mặn tăng. Trong ba loài cây nghiên cứu, cỏ lông tây tích lũy proline cao nhất. Điều này cho thấy khả năng chịu mặn của cỏ Paspalum kém hơn lông tây và cỏ Setaria, do đó, hai loài cây này có tiềm năng được chọn trồng cho sản xuất cỏ làm thức ăn cho gia súc vùng ven biển hay vùng đất bị nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

    Đánh giá chất lượng nước và thải lượng từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh ở tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định môi trường nước ao nuôi và thải lượng từ ao tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi thâm canh với mật độ nuôi khác nhau ở tỉnh Sóc Trăng. Các ao nuôi có độ sâu trung bình 1,4 m và diện tích mặt nước 3.100-4.700 m2. Nhóm ao nuôi mật độ thấp là 80-90 con/m2 và nhóm ao nuôi mật độ cao là 130-140 con/m2. Mẫu nước được thu và đánh giá từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi với tần suất 2 tuần/1 lần. Chất lượng nước trong các đợt thu mẫu được người nuôi duy trì ở ngưỡng thích hợp cho tôm thẻ chân trắng sinh trưởng và nằm trong quy định của QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, ngoại trừ pH và độ kiềm trong ao nuôi mật độ cao. Tuy nhiên, để sản xuất 1 tấn tôm cần có 6.644-8.289 m3 nước thải, 27,9-29,9 m3 nước xi phông, 145-179 kg COD, 12,5-16,3 kg P và 57,6-77,5 kg TKN thải vào môi trường qua quá trình thay nước và xi phông. Vì vậy, việc quản lý và xử lý nước thay ra và nước xi phông từ các ao nuôi tôm thâm canh là rất cần thiết để giảm thiểu lượng chất thải đưa vào môi trường xung quanh khu vực nuôi
    corecore