56 research outputs found

    Ảnh hưởng của tỉ lệ cho ăn lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn giống

    Get PDF
    Các tỉ lệ cho ăn khác nhau đã được thử nghiệm để đánh giá tăng trưởng và tỉ lệ tăng sinh khối của ốc bươu đồng (Pila polita) trong quá trình ương giống. Thí nghiệm gồm có 4 tỉ lệ cho ăn khác nhau và được lặp lại 3 lần là: 1) Cho ăn với tỉ lệ 3% khối lượng ốc trong 5 tuần (F3-3), 2) Cho ăn 3% trong tuần đầu và 5% ở tuần thứ 2 đến thứ 5 (F3-5), 3) Cho ăn 3% trong tuần đầu, 5% tuần thứ 2 và 7% tuần thứ 3 trở đi (F3-7), 4) Cho ăn 3% tuần đầu, 5% tuần 2, 7% tuần 3, 10% từ tuần thứ tư trở đi (F3-10). Ốc bươu đồng với khối lượng 0,10 - 0,13 g và chiều cao vỏ từ 7,05 - 8,03 mm được ương trong bể PVC (40×80 cm), với mật độ 300 con/m2 và cho ăn thức ăn công nghiệp (18% đạm). Sau 5 tuần nuôi, tỉ lệ sống của ốc khi cho ăn với các tỉ lệ khác nhau không có sự khác biệt (p>0,05). Tuy nhiên, khi cho ăn ở nghiệm thức F3-10 (1,66 g và 20,2 mm) thì cao hơn so với các nghiệm thức khác (

    Ảnh hưởng của thời gian chiếu tia cực tím đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita deshayes, 1830)

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của thời gian chiếu tia cực tím khác nhau đến hiệu quả sinh sản của ốc bươu đồng (Pila polita). Thí nghiệm được bố trí trong bể có kích thước (1 × 1 × 1 m), mật độ 15 cặp ốc/m2 và mực nước trong bể ban đầu là 40 cm. Thí nghiệm gồm có 6 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với các thời gian chiếu tia cực tím khác nhau như sau: 1) Đối chứng (không chiếu tia cực tím-UV0); 2) Thời gian chiếu 15 phút (UV15); 3) Thời gian chiếu 30 phút (UV30); 4) Thời gian chiếu 45 phút (UV45) và 5) Thời gian chiếu 60 phút (UV60). Ốc ở UV15 sinh ra số tổ trứng, tần suất sinh sản và tỉ lệ tham gia sinh sản (13,8 tổ/m2; 4,58 tổ/ngày/m2; 91,7%) và UV30 (13,7 tổ/m2; 4,56 tổ/ngày/m2; 91,1%) cao hơn và khác biệt (p<0,05) so với nghiệm thức UV0, UV45 hay UV60. Kết quả cho thấy khối lượng tổ trứng và hạt trứng của ốc cái ở nghiệm thức từ UV15 đến UV45 (9,67-10,05g; 192-198 hạt trứng) cao hơn và khác biệt (p<0,05) so với UV0 và UV60 (8,43-8,58g; 175-180 hạt trứng). Chất lượng trứng ốc và ốc con mới nở chịu ảnh hưởng của thời gian chiếu tia cực tím khác nhau

    Nghiên cứu thu hoạch và sử dụng SCD (Single cell detritus) từ rong câu (Gracilaria tenuistipitata) làm thức ăn cho động vật ăn lọc

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định phương pháp thích hợp để thu hoạch tế bào đơn (single cell detritus, SCD) từ rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) và đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng SCD làm thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của Artemia franciscana-một đối tượng ăn lọc. Quy trình thu hoạch SCD gồm 3 bước như sau: Bước 1) bột rong biển được ngâm và lắc trong nước ngọt khoảng 2 giờ; Bước 2) tương ứng với mỗi loại SCD mà công đoạn tiếp theo khác nhau như sau: không được lên men (SCD-N), lên men với Lactobacillus trong 72 giờ (SCD-L), lên men với nấm men trong 72 giờ (SCD-Y); Bước 3) lọc qua rây có mắt lưới 50 µm và bảo quản ở 4oC. Kết quả cho thấy mật độ của SCD-N, SCD-L và SCD-Y lần lượt là: 77,7 × 104; 165 × 104 và 301 × 104 hạt/mL. Artemia được nuôi với 7 nghiệm thức thức ăn, trong đó, nghiệm thức đối chứng là thức ăn tôm sú số 0, 6 nghiệm thức còn lại gồm SCD-N, SCD-L và SCD-Y với các mức thay thế 100% và 50%. Kết quả cho thấy khẩu phần 100% SCD-Y hoặc kết hợp 50% SCD và 50% thức ăn tôm sú đã dẫn đến sự tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống tương đối cao, cũng như ảnh hưởng tích cực đến quá trình thành thục sinh sản của A. franciscana

    Sự phát triển và ảnh hưởng của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens trong môi trường nuôi Artemia ở độ mặn cao

    Get PDF
    Nghiên cứu này đánh giá sự phát triển của vi khuẩn Bacillus amyloliquefaciens ở điều kiện độ mặn cao và ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn này trong môi trường nuôi Artemia franciscana. Trong thí nghiệm 1, vi khuẩn B. amyloliquefaciens được nuôi ở các độ mặn 15‰ (đối chứng), 80‰, 85‰, 90‰, 95‰ và 100‰ với mật độ 106 CFU/mL. Kết quả sau 10 ngày nuôi cho thấy vi khuẩn B. amyloliquefaciens có khả năng sinh trưởng và phát triển ở độ mặn cao nhất là 90‰ (3,02±0,01 log CFU/mL). Thí nghiệm 2 nghiên cứu khả năng cải thiện các yếu tố môi trường nước và nền đáy của vi khuẩn B. amyloliquefaciens trong điều kiện nuôi Artemia ở độ mặn 90‰, có nền đáy bùn hoặc không có nền đáy bùn. Artemia được nuôi với mật độ 100 con/L và cho ăn bằng thức ăn tôm sú số 0. Sau 15 ngày nuôi, tỉ lệ sống của Artemia (74,8%) và tỉ lệ bắt cặp (83,3%) ở nghiệm thức bổ sung vi khuẩn B. amyloliquefaciens và không có nền đáy bùn cao hơn (

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG TRUNG TÍNH CỦA CÁC LOẠI “ỨC CHẾ XANH”

    Get PDF
    Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại

    Một số đặc điểm hình thái hàu Crassostrea belcheri và mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre

    Get PDF
    Khảo sát các loài hàu nuôi, các yếu tố tài chính và kĩ thuật của mô hình nuôi hàu tại tỉnh Bến Tre được tiến hành từ tháng 6/2016 – tháng 1/ 2017. Khảo sát dựa trên phiếu trả lời có đầy đủ thông tin về loài hàu nuôi, kĩ thuật nuôi và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi. Mẫu hàu sau khi thu từ những hộ nuôi được đem về phòng thí nghiệm Trường Đại học Cần Thơ để thu thập các chỉ tiêu như chiều dài, chiều rộng; cân khối lượng tổng, khối lượng thịt tươi; khối lượng thịt khô sau khi sấy xong. Kết quả sau khi phân tích cho thấy hàu nuôi tại Bến Tre được người nuôi gọi là “hàu mình” có tên khoa học là Crassostrea belcheri. Các hộ nuôi hàu ở Bến Tre sử dụng tấm tôn xi-măng để thu giống và nuôi hàu trực tiếp trên loại giá thể này. Thời gian nuôi trung bình 17 tháng, hàu nuôi đạt tỷ lệ sống 69,6±14,6% và năng suất trung bình đạt 3.560 ± 1.440 kg/100 m2 giàn/vụ nuôi. Tổng chi phí sản xuất trung bình của mô hình là 30,95 ±7,58 triệu đồng/vụ, lợi nhuận đạt trung bình 42,74 ±22,44 triệu đồng/100m2/vụ, tỉ suất lợi nhuận của mô hình là 1,34 ±0,61 lần. Kết quả khảo sát cũng cho thấy một số khó khăn xuất phát từ thực tế của nghề nuôi và những kiến nghị nhằm phát triển nghề nuôi hàu tại Bến Tre theo hướng bền vững

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ THAY NƯỚC KHÁC NHAU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC LEN (CERITHIDEA OBTUSA)

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện trong 3 tháng nhằm đánh giá ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa). Thí nghiệm được bố trí với 6 chế độ  thay nước khác nhau theo số ngày là 1 (NT1), 3 (NT2), 5 (NT3), 7 (NT4), 10  (NT5) và 15 (NT6) với 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Số lượng ốc được thả vào mỗi bể PVC (diện tích ~0,8m2) là 20 con nhỏ (20 ? L ? 25mm) và 20 con trưởng thành (L ? 30mm). Kết quả cho thấy chu kỳ thay nước đã ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống của ốc len ở cả hai kích cỡ thí nghiệm (p<0,05). Tỷ lệ sống của ốc len giống (43,3%)  và trưởng thành (66,7%) đạt cao nhất ở nghiệm thức thay nước mỗi ngày. Tăng trưởng về chiều cao vỏ (28 ?m/ngày) và khối lượng (11,9 mg/ngày) của ốc len giống ở NT1 và NT2 cao hơn so với các nghiệm thức khác (p<0,05). Đối với giai đoạn trưởng thành, ốc len ở NT1 và NT2 cũng có tốc độ tăng trưởng về chiều cao (34,0 và 40,5 àm/ngày), chiều rộng (9,6 và 4,2 àm/ngày) và khối lượng (20,6 và 14,0 mg/ngày) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). ..

    Sử dụng bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) lên men có bổ sung khoáng để nuôi sinh khối Artemia

    Get PDF
    Mục tiêu nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng sử dụng bột rong bún (Enteromorpha intestinalis) lên men có bổ sung khoáng làm thức ăn cho việc nuôi sinh khối Artemia. Thí nghiệm 1 được thực hiện nhằm xác định liều lượng khoáng phù hợp bổ sung vào bột rong lên men làm thức ăn. Các hàm lượng khoáng được bổ sung là 0, 1, 3 và 5 g/kg bột rong trong quá trình lên men, mỗi hàm lượng có 3 lần lặp lại và được sử dụng để nuôi Artemia trong 14 ngày. Kết quả cho thấy hàm lượng khoáng bổ sung ở mức 3,0 g/kg  đã có ảnh hưởng tốt nhất đến chiều dài và tỷ lệ sống của Artemia. Trong thí nghiệm 2, Artemia được nuôi trong 21 ngày với 4 loại thức ăn tương ứng với tỉ lệ thay thế của bột rong bún lên men bổ sung khoáng 3 g/kg (BR3) lần lượt là 0%, 25%, 50% và 100% trong khẩu phần thức ăn tôm công nghiệp dạng bột (TA), mỗi loại thức ăn được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống và sinh khối Artemia cao nhất khi cho ăn 100% TA (85,67±1,61% và 3,34±0,28 g sinh khối) tương đương với tỷ lệ thay thế 25% BR3 (trong khi đó thấp nhất khi cho ăn 100% bột rong lên men (56,33±1,53% và 1,21±0,17 g sinh khối). Chiều dài Artemia đạt cao nhất ở nghiệm thức thay thế 25% bột rong bún (7,60±0,84 mm) vào ngày nuôi thứ 14. Tỉ lệ sống, tăng trưởng, sức sinh sản trong suốt quá trình thí nghiệm luôn cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 100% TA và cho ăn kết hợp 75% TA+25% BR3

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LIỀU LƯỢNG CHẾ PHẨM SINH HỌC KHÁC NHAU ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TẢO CHAETOCEROS MUELLERI

    Get PDF
    Tảo khuê Chaetoceros muelleri được nuôi bằng môi trường cơ bản F/2 và bổ sung chế phẩm sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus và Lactobacillus với các liều lượng khác nhau là 0; 0,5; 0,75 và 1,0 mg/L. Kết quả cho thấy khi bổ sung với hàm lượng 0,75 mg/L mật độ tảo đạt cao (86,56 ± 0,95 x 105 tb/ml) và duy trì được trong 12 ngày, kết quả này có ý nghĩa thống kê (

    ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC LEN (CERITHIDEA OBTUSA)

    Get PDF
    Thí nghiệm này được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của độ mặn khác nhau (5, 10, 15, 20, 25 và 30?) đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa) ở giai đoạn giống. Thí nghiệm có 6 nghiệm thức độ mặn, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và tiến hành trong 120 ngày. ốc len giống có chiều cao vỏ trung bình 26,0 mm được nuôi trong bể diện tích 0,8m2 với mật độ là 20 con/bể.  Kết quả cho thấy ốc len giống đạt tỷ lệ sống cao nhất ở các độ mặn 15, 20 và 30? (98,3%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với các độ mặn khác (p>0,05). Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều rộng và khối lượng của ốc len giống ở các độ mặn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tuy nhiên tăng trưởng chiều cao vỏ ở độ mặn 25 và 30? cao hơn ở các độ mặn khác (
    corecore