5 research outputs found

    SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC VÀ MÙA VỤ SINH SẢN CỦA VẸM VÀNG LIMNOPERNA FORTUNEI BÁM TRÊN ỐC GẠO Ở CỒN PHÚ ĐA, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

    Get PDF
    Sự phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản của vẹm vàng (Limnoperna fortunei) được nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 10/2011 tại cồn Phú Đa, Chợ Lách, Bến Tre nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế sự đeo bám của vẹm trên ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides). Mẫu vẹm được thu hàng tháng với số lượng 20 cá thể để phân tích tỉ lệ đực cái, chỉ số độ béo, hệ số thành thục sinh dục và sự phát triển của tuyến sinh dục. Kết quả cho thấy tuyến sinh dục của vẹm phát triển qua 5 pha, trong đó pha 4 (pha sinh sản) có chứa nhiều giai đoạn trứng với các kích thước khác nhau thể hiện vẹm vừa sinh sản vừa tái hấp thụ để dự trữ dinh dưỡng. Tỉ lệ cá thể cái thường cao hơn cá thể đực (45-65%, so với 35-45%) trừ tháng 3 có tỉ lệ bằng nhau (45%). Không phát hiện hiện tượng lưỡng tính ở loài vẹm này. Chỉ số thành thục khá cao ở hầu hết các tháng, cao nhất ở tháng 1 và tháng 6 trùng với chỉ số độ béo cao ở thời điểm này. Pha sinh sản thường gặp ở hầu hết các tháng, nhất là thời điểm tháng 1 và tháng 6, thể hiện vẹm có thể đẻ nhiều lần trong năm nhưng tập trung nhiều ở thời điểm tháng 1 và tháng 6

    DNA mã vạch và đặc điểm hình thái của cá bông lau (Pangasius krempfi), cá tra bần (P. mekongensis) và cá dứa (P. elongatus)

    Get PDF
    Three Pangasius species including P. krempfi, P. elongatus and P. mekongensis, are economically important. They can be mis-identified due to similar external appreance at small sizes. This study aimed to distinguish these species based on their differences in DNA barcode, COI (cytochrome c oxidase subunit I) gene, and morphological characteristics. Fish with various sizes (90 samples/species) were sampled at the lower Mekong delta region. Kimura-2 parameter genetic distances based on COI sequences of three species (15 samples, in which, 4 unique sequences were assigned Genbank accession numbers from KT289877 to KT289880) are relatively high, ranging 9.33 – 12.10 %. Morphological measurements show that coutanble traits including numbers of fin rays and the first gill rakers vary in similar ranges but ratios of metric traits are significantly different among three species (P0.01). Principle component analysis using metric traits sets three species apart. P. elongatus is characterized by elongated body, long caudal preduncle, large eyes, and retangle palatine tooth plates. P. krempfi differs from P. mekongesis in characteristics on their head. The number of sections, shape and length of barbel are different among three species. Phylogenetic relationship of three species based on morphology and COI sequences indicate that P. krempfi is closer to P. mekongenis rather than P. elongatus, and that the distance between P. mekongenis and P. elongatus is the largest.Cá bông lau, tra bần và cá dứa là 3 loài cá kinh tế quan trọng trong giống Pangasius. Chúng có đặc điểm bên ngoài giống nhau nên dễ bị nhẫm lần ở giai đoạn cá nhỏ. Nghiên cứu này nhằm phân biệt 3 loài cá này dựa trên sự khác biệt về DNA mã vạch, gene COI (cytochrome c oxidase subunit I), và những đặc điểm hình thái. Cá được thu với nhiều kích cỡ khác nhau (90 mẫu/loài) ở vùng hạ lưu sông Mekong. So sánh trình tự COI (15 mẫu, trong đó có 4 mẫu có trình tự riêng biệt với số truy cập ở Genbank từ KT289877 đến KT289880) cho thấy khoảng cách di truyền theo phương pháp “Kimura-2 parameter” giữa 3 loài tương đối lớn, dao động từ 9,33 – 12,10%. Về hình thái, các chỉ tiêu đếm gồm số lượng tia mềm của các vi và số lượng lược mang có khoảng biến động tương đương nhau giữa 3 loài nhưng các chỉ tiêu đo khác biệt có ý nghĩa (P0,01). Kết quả phân tích thành phần chính dựa trên các chỉ tiêu đo cho thấy 3 loài tách thành nhóm riêng biệt. Điểm nhận dạng của cá dứa là thân hình dài, cuống đuôi dài, mắt to và răng lá mía dạng chữ nhật. Cá tra bần khác cá bông lau ở những đặc điểm của phần đầu. Số lượng thùy, hình dạng và kích thước bóng hơi cũng khác biệt giữa 3 loài. Mối quan hệ loài dựa trên kết quả di truyền và hình thái đều cho thấy bông lau gần với tra bần hơn cá dứa và giữa tra bần - cá dứa có sự khác biệt lớn nhất

    ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI GIẢI PHẪU CỦA CÁ NGÁT (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON, 1822)

    Get PDF
    Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cá ngát được tiến hành từ tháng 01/2009 đến 05/2009. Mẫu cá được thu trực tiếp từ ngư dân và các chợ địa phương định kỳ mỗi tháng một lần trên ba điểm thuộc tuyến sông Hậu là Vàm Nao (An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ) và Trần Đề (Sóc Trăng). Sau khi thu, mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy cá ngát có thân thon dài. Đầu dẹp bằng, đuôi dẹp bên. Miệng rộng. Mắt nhỏ. Có 4 đôi râu, râu mũi kéo dài qua khỏi mắt. Có 2 vi lưng, vi lưng thứ nhất có gai cứng (gai độc), gốc vi lưng thứ hai dính liền với vây đuôi và vây hậu môn. Tỉ lệ giữa đường kính mắt/ khoảng cách mắt và độ rộng đầu so với chiều dài chuẩn của cá con lớn hơn cá trưởng thành. Sự biến đổi cỡ miệng và chiều dài có mối tương quan thuận. Về mặt tỉ lệ thì độ rộng miệng tăng nhanh hơn so với mức tăng chiều dài cơ thể. ở cá ngát có một phần phụ đặc biệt (cơ quan dendrictic) nằm ở chỗ lõm phía sau lỗ hậu môn. Cơ quan này cũng là đặc điểm phân loại các loài cá ngát. Cá ngát thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về động vật với miệng lớn, răng nhỏ, hình hạt, thực quản hình ống, to, ngắn, dạ dày to, dạng hình ống, vách dày. Plotosus canius thuộc nhóm cá ruột thẳng, ngắn (chỉ số RLG trung bình bằng 1,08). Mang của cá ngát được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang. Trên cung mang thứ nhất có 22-25 lược mang mảnh, dài và thưa. Cá ngát hô hấp chủ yếu bằng mang và một phần qua da

    NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ NGÁT (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON, 1822)

    Get PDF
    Cá ngát (Plotosus canius Hamilton, 1822) là loài cá trơn thuộc họ Plotosidae, bộ Siluriformes (Mai Đình Yên et al., 1992; Ferraris, 2007). Đây là loài cá kinh tế có thể trở thành đối tượng nuôi mới. Mẫu cá ngát dùng cho nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng được thu định kỳ mỗi tháng một lần từ tháng 01/2009 đến 05/2009 ở ba địa điểm trên tuyến sông Hậu là Vàm Nao (An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ) và Trần Đề (Sóc Trăng). Mẫu được bảo quản lạnh và chuyển về phân tích tại phòng thí nghiệm trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy cá ngát Plotosus canius là loài cá ăn tạp thiên về động vật với chỉ số tương quan chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn (RLG) của cá ngát  từ 15 g trở lên là 1,129. Chỉ số này tăng theo sự gia tăng khối lượng cơ thể. Cá dưới 5g chỉ số này chỉ bằng 0,534 tăng lên 1,129 ở nhóm cá trên 15g. Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ngát trưởng thành gồm có 6 loại thức ăn là giáp xác, cá, giun, thân mềm, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác. Trong đó, giáp xác là thức ăn chủ yếu (98,1%)
    corecore