SỰ PHÁT TRIỂN TUYẾN SINH DỤC VÀ MÙA VỤ SINH SẢN CỦA VẸM VÀNG LIMNOPERNA FORTUNEI BÁM TRÊN ỐC GẠO Ở CỒN PHÚ ĐA, HUYỆN CHỢ LÁCH, TỈNH BẾN TRE

Abstract

Sự phát triển tuyến sinh dục và mùa vụ sinh sản của vẹm vàng (Limnoperna fortunei) được nghiên cứu từ tháng 11/2010 đến tháng 10/2011 tại cồn Phú Đa, Chợ Lách, Bến Tre nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp hạn chế sự đeo bám của vẹm trên ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides). Mẫu vẹm được thu hàng tháng với số lượng 20 cá thể để phân tích tỉ lệ đực cái, chỉ số độ béo, hệ số thành thục sinh dục và sự phát triển của tuyến sinh dục. Kết quả cho thấy tuyến sinh dục của vẹm phát triển qua 5 pha, trong đó pha 4 (pha sinh sản) có chứa nhiều giai đoạn trứng với các kích thước khác nhau thể hiện vẹm vừa sinh sản vừa tái hấp thụ để dự trữ dinh dưỡng. Tỉ lệ cá thể cái thường cao hơn cá thể đực (45-65%, so với 35-45%) trừ tháng 3 có tỉ lệ bằng nhau (45%). Không phát hiện hiện tượng lưỡng tính ở loài vẹm này. Chỉ số thành thục khá cao ở hầu hết các tháng, cao nhất ở tháng 1 và tháng 6 trùng với chỉ số độ béo cao ở thời điểm này. Pha sinh sản thường gặp ở hầu hết các tháng, nhất là thời điểm tháng 1 và tháng 6, thể hiện vẹm có thể đẻ nhiều lần trong năm nhưng tập trung nhiều ở thời điểm tháng 1 và tháng 6

    Similar works