113 research outputs found

    Ảnh hưởng của thời gian lưu nước đến hiệu suất xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phản ứng giá thể di động kết hợp cột lọc màng tự chế

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bể phản ứng giá thể di động (Moving bed biofilm reactor - MBBR) kết hợp với cột màng lọc tự chế ở những thời gian lưu nước khác nhau. Bể MBBR có thể tích 45,54 L chứa 40% giá thể K3, và cột lọc màng tự chế quy mô phòng thí nghiệm được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho thấy ở tải nạp vào bể MBBR là 0,47 kg BOD5/m3/ngày, kết hợp tải nạp nước 0,79 m3/m2/ngày qua cột lọc màng, thời gian lưu nước 6 giờ, nước thải đầu ra đã đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) với hiệu suất xử lý BOD5 đạt 94,6%, COD 86,6%, N-NH4+ 88,2% và TP 67,6%. Ở thời gian lưu 5 giờ, tải nạp vào bể MBBR 0,77 kg BOD5/m3/ngày, tải nạp nước qua cột lọc màng 0,95 m3/m2/ngày, các thông số chất lượng đầu ra vẫn đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), trong đó hiệu suất xử lý BOD5 đạt 89,5%, COD 89,4%, N-NH4+ 84,5% và TP 57,6%. Như vậy, bể MBBR kết hợp với cột lọc màng tự chế có thể ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) ở thời gian lưu nước 5 giờ

    Sử dụng chỉ số quan trắc sinh học của hệ động vật đáy đánh giá chất lượng nước rừng Trà Sư - tỉnh An Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu này tính toán chỉ số quan trắc sinh học BMWPVIET-ASPT dựa trên hệ động vật đáy để đánh giá mức độ nhiễm bẩn của hệ thống kênh rạch ở rừng Trà Sư, tỉnh An Giang. Khảo sát vào hai mùa mưa và mùa khô tại 20 ô tiêu chuẩn trong rừng đã ghi nhận 15 loài động vật đáy không xương sống cỡ lớn thuộc 15 chi, 15 họ, 12 bộ trong 6 lớp của các nhóm ngành chính gồm: thân mềm (Mollusca), giun đốt (Annelida), chân khớp (Arthropoda). Thành phần loài ghi nhận trong hai mùa không có sự khác biệt, nhưng số lượng cá thể ghi nhận trong mùa mưa (852 cá thể) nhiều hơn so với mùa nắng (658 cá thể). Kết quả khảo sát cũng cho thấy sự biến động thành phần loài giữa các điểm khảo sát từ 2 đến 11 loài tùy vào vị trí thu mẫu. Chỉ số quan trắc sinh học BMWPVIET-ASPT của hai mùa cho thấy nguồn nước mặt tại các điểm khảo sát bị ô nhiễm hữu cơ từ khá nặng đến rất nặng. Trong mùa khô có 14/20 điểm khảo sát ô nhiễm hữu cơ rất nặng; mùa mưa giá trị BMWPVIET-ASPT ghi nhận được có giảm so với mùa khô nhưng số điểm khảo sát bị ô nhiễm hữu cơ rất nặng tăng lên 15/20 vị trí. Có thể sử dụng chỉ số quan trắc sinh học BMWPVIET-ASPT của hệ động vật đáy để phản ánh chất lượng nguồn nước mặt tại một lưu vực nước tĩnh như hệ thống kênh rạch trong rừng Trà Sư, tỉnh An Giang

    GIẢI PHÁP TẠO QUỸ ĐẤT PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Với mục tiêu tìm ra các giải pháp tạo quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế – xã hội cho tỉnh Quảng Bình trong những năm tới, bài viết đã thể hiện kết quả thực hiện cũng như xác định các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất tại tỉnh trong giai đoạn 2015–2018 làm luận cứ khoa học và thực tiễn cho giai đoạn tiếp theo. Số liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình và số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát trực tiếp 30 cán bộ chuyên môn từ cấp tỉnh cho đến cấp huyện bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn theo thang đo Likert năm cấp độ. Sau đó, các số liệu này được đưa vào phần mềm MS Excel để tiến hành xử lý và phân tích. Kết quả cho thấy trong giai đoạn 2015–2018, tỉnh Quảng Bình có tổng diện tích đất được khai thác là 398,55 ha trong 128 dự án với tổng mức đầu tư hơn 1.792 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Đồng Hới có diện tích quỹ đất được khai thác nhiều nhất và huyện Bố Trạch có số lượng dự án tạo quỹ đất lớn nhất toàn tỉnh. Nghiên cứu đã xác định được bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác tạo quỹ đất phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Bình trong thời gian vừa qua, bao gồm chính sách, tài chính, quy hoạch và tổ chức thực hiện. Từ kết quả đánh giá thực trạng và xác định được các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề xuất được năm nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo quỹ đất cho tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới.Từ khóa: giải pháp, phát triển kinh tế – xã hội, quỹ đất, tỉnh Quảng Bìn

    Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà

    Ứng dụng công nghệ bao màng trong bảo quản trái cây nhiệt đới

    Get PDF
    Các yếu tố như vi sinh vật, quá trình chín sinh lý và hô hấp có thể làm giảm chất lượng của trái cây sau thu hoạch nếu không được bảo quản thích hợp. Kỹ thuật bao màng là một trong những giải pháp hiệu quả cho bảo quản trái cây sau thu hoạch, lớp màng bao phủ trên bề mặt vỏ trái cây có vai trò như một lớp màng bán thấm giúp kiểm soát sự trao đổi hơi nước, không khí giữa môi trường và trái cây, cũng như hạn chế sự tấn công của vi sinh vật gây hại. Xử lý bao màng có thể ứng dụng cho bảo quản nhiều loại trái cây nhiệt đới giúp kéo dài thời gian sử dụng, duy trì tốt chất lượng cảm quan cũng như các hợp chất sinh học cho trái cây sau thu hoạch. Trong phạm vị của bài viết này, đặc điểm của màng bao sinh học cũng như hiệu quả của nó trong bảo quản trái cây sau thu hoạch đã được đề cập

    QUẢN LÝ TỔNG HỢP CHẤT THẢI RẮN - CÁCH TIẾP CẬN MỚI CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

    Get PDF
    Bài viết này giới thiệu một cách tiếp cận mới trong công tác quản lý chất thải rắn để thực hiện Quyết định số 2149/QĐ-TTg về ?Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050?. Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận tiến bộ nhằm cung cấp cái nhìn tổng quan trong các lựa chọn cho quy hoạch và quản lý chất thải, đồng thời mô tả mối quan hệ giữa quản lý chất thải rắn với các vấn đề môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội, các nhóm thể chế, các nhóm đối tượng tham gia và đặc biệt là mối liên hệ với sự biến đổi khí hậu - vấn đề môi trường đang được quan tâm hàng đầu. Dựa trên sự phân tích thực trạng quản lý chất thải rắn hiện nay, các giải pháp tổng hợp quản lý rác thải rắn được lồng ghép đề xuất và thảo luận cụ thể. Hiện nay quản lý tổng hợp chất thải được xem là một định hướng tốt cho công tác quản lý chất thải rắn ở các quốc gia có thu nhập trung bình và các nước có nền kinh tế chuyển đổi

    Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến vỏ đầu tôm bằng công nghệ Air Stripping kết hợp Anaerobic-anoxic-oxic

    Get PDF
    Ô nhiễm phát sinh từ nước thải giàu dưỡng chất của ngành thủy sản nói chung, và công nghiệp chế biến thủy sản nói riêng tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang gia tăng áp lực cho môi trường trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy phát triển xuất khẩu thủy sản. Nghiên cứu thử nghiệm kết hợp mô hình cột AS và bể AAO quy mô phòng thí nghiệm để xử lý nước thải chế biến vỏ đầu tôm đạt yêu cầu xả thải. Nước thải đầu vào có nồng độ ô nhiễm rất cao COD » 7.500 mg/L, BOD5 » 2.000 mg/L, N-NH4+ » 1.500 mg/L, N-NO3- » 205 mg/L, TP » 180 mg/L và pH6,8. Kết quả nghiên cứu cho thấy cột AS có thể sử dụng làm công đoạn tiền xử lý ni-tơ trong nước thải với hiệu suất loại bỏ N-NH4+ xấp xỉ 90%. Cụm xử lý chính AAO có hiệu suất xử lý cao với TSS đạt 86,2%, BOD5 98,42%, COD 98,91%, N-NH4+ 95,36%, N-NO3- 98,43%, và TP 93%. Sau khi qua hệ thống AS kết hợp AAO thì nước sau xử lý đạt chuẩn xả thải của QCVN 11-MT:2015/BTNMT

    Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thủy sản bằng mô hình Bardenpho 5 giai đoạn kết hợp bể USBF

    Get PDF
    Nghiên cứu khảo sát bể Bardenpho 5 giai đoạn xử lý nước thải chế biến thủy sản thông qua các thông số thiết kế và vận hành bể. Mô hình bể Bardenpho 5 giai đoạn hợp khối với bể USBF được thử nghiệm ở quy mô phòng thí nghiệm. Kết quả vận hành bể Bardenpho với tải nạp 1,54 kg BOD/m3, tổng thời gian lưu nước 8 giờ, nước thải đầu vào có nồng độ COD, BOD5, TKN, TP lần lượt là 933,25 ± 20,67; 515,67 ± 25,49; 122,49 ± 7,06; 18,33 ±1,25 mg/L; sau xử lý nồng độ các các chất ô nhiễm giảm xuống còn 27,53 ± 4,47; 12,58 ± 1,05; 21,53 ± 1,11; 7,30 ± 0,08 mg/L, tất cả các thông số theo dõi đạt QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A). Khi vận hành với tải nạp 1,83 kg BOD/m3.ngày-1, thời gian lưu nước 7 giờ, nồng độ COD, BOD5, TN, TP của nước thải đầu vào lần lượt là 998,68 ± 27,49; 523,67 ± 32,05; 124,13 ± 8,29; 17,50 ± 1,47 mg/L, nồng độ các chất ô nhiễm giảm còn 50,74 ± 6,73; 26,21 ± 1,14; 26,14 ± 1,31; 8,12 ± 0,30 mg/L đạt cột A của QCVN 11-MT:2015/BTNMT; trong đó nồng độ TN và TP đã tiến sát giới hạn cho phép xả thải theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT (cột A). Như vậy, bể Bardenpho 5 giai đoạn có thể xử lý nước thải chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xả thải khi vận hành ở các điều kiện nêu trên

    The impact of customer experience on customer loyalty: Evidence from low-cost airlines in Ho Chi Minh City

    Get PDF
    The objective of this study is to determine the factors of customer experience that influence customer loyalty. Besides, the mediating role of customer satisfaction will also be considered. Data was collected from a survey of 696 passengers who live in Ho Chi Minh City and used flight service with low-cost airlines in Vietnam. The research results from the Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM) showed that six factors of customer experience have positively impacted customer loyalty in descending order as follows: Flight attendant quality, Check-in/luggage service, Online Booking Service, Convenient Flight Schedule, Lounge, and Service Reliability. In addition, these relationships have been mediated totally by customer satisfaction. The study also suggested some implications for building a better service experience at low-cost airlines in Ho Chi Minh City to increase customer loyalty
    corecore