15 research outputs found

    Ảnh hưởng của tính chất hóa học và sinh học đất lên sự hiện diện và sự xâm nhiễm của nấm rễ nội cộng sinh trong mẫu đất vùng rễ và rễ bắp trồng tại thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát thành phần hóa học và sinh học đất ảnh hưởng lên sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ vesicular arbuscular mycorrhiza (VAM) trong đất vùng rễ và rễ của bắp (Zea maize L.) được trồng tại ba quận và hai huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Hai mươi mẫu rễ và  hai mươi mẫu đất vùng rễ bắp được thu để phân tích và đánh giá sự tương quan của tỉ lệ xâm nhiễm, số lượng bào tử nấm VAM với mật số vi sinh vật và các chỉ tiêu hóa học đất. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ xâm nhiễm của nấm rễ trong rễ bắp trên 50%, bốn chi bào tử hiện diện trong đất là Acaulospora, Glomus, Entrophospora, Gigaspora và ba chi bào tử chưa định danh được. Tổng số bào tử nấm VAM có mối tương quan âm với tổng mật số nấm trong đất (r= -0,71*), có tương quan dương với mật số bào tử chi Glomus (r= 0,86*) và với pH đất (r= 0,77*). Tỉ lệ xâm nhiễm của nấm VAM có tương quan dương với mật số vi khuẩn (r = 0,76*), tương quan âm với Pts (r= -0,71*) và Pdt trong đất (r = -0,78*). Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hiện diện và xâm nhiễm của nấm rễ VAM trên bắp bị ảnh hưởng bởi mật số vi sinh vật, giá trị pH và hàm lượng lân trong đất

    Lựa chọn mô hình sản xuất của hộ trồng lúa trong điều kiện xâm nhập mặn: Trường hợp Cà Mau và Sóc Trăng

    Get PDF
    Diễn biến xâm nhập mặn có ảnh hưởng rất lớn đến hộ trồng lúa ở các tỉnh ven biển ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm Cà Mau và Sóc Trăng. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn mô hình canh tác trên đất lúa trong điều kiện xâm nhập mặn dựa vào mô hình Ricardian. Kết quả chỉ ra rằng nhiều mô hình trồng lúa kết hợp như lúa cá, lúa tôm, và lúa màu được ghi nhận trên địa bàn của hai tỉnh bên cạnh mô hình chuyên canh cây lúa. Xu hướng chuyển đổi từ mô hình trồng lúa chuyên canh 2 vụ và 3 vụ sang mô hình lúa kết hợp trong điều kiện xâm nhập mặn được ghi nhận với tỉ lệ khá cao trên 50%. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn giữa mô hình sản xuất lúa chuyên canh và mô hình lúa kết hợp của hộ trồng lúa ở Cà Mau và Sóc Trăng bao gồm: diện tích đất, vay vốn, địa bàn và xâm nhập mặn. Trong đó, xâm nhập mặn là yếu tố quan trọng nhất tác động tích cực trực tiếp đến quyết định lựa chọn mô hình sản xuất từ lúa chuyên canh sang lúa kết hợp. Kết quả này phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của các tỉnh khác ở trong vùng

    KíCH THíCH TíNH KHáNG BệNH THáN THƯ TRÊN RAU KHI ĐƯợC Xử Lý BởI MộT Số HóA CHấT

    Get PDF
    Nghiên cứu về kích thích tính kháng bệnh thán thư trên rau do nấm Colletotrichum gây ra được thực hiện trong điều kiện nhà lưới đối với ớt và cà chua và điều kiện nhà lưới và ngoài đồng đối với dưa leo nhằm đánh giá khả năng kích kháng của một số hóa chất đối với bệnh thán thư dựa trên khảo sát về sinh học, mô học và sinh hóa học. Đối với bệnh thán thư dưa leo, kết quả cho thấy calcium chloride không chỉ cho hiệu quả tốt và bền trong điều kiện ngoài đồng mà còn giúp gia tăng hoạt tính enzyme chitinase sớm và đạt đỉnh cao vào 144 giờ sau khi phun nấm lây bệnh. Đối với bệnh thán thư trên cà chua, chitosan có khả năng làm giảm kích thước vết bệnh cấp 1,2 và 3, giảm sự hình thành bào tử và gia tăng sự tích tụ polyphenol. Đối với bệnh thán thư trên ớt, axít salicylic có khả năng giúp hạn chế bệnh thông qua làm giảm sự mọc mầm của bào tử nấm gây bệnh, ức chế sự hình thành đĩa áp, kích thước đĩa áp, cho phản ứng tế bào thể hiện sớm và gia tăng sự tích tụ polyphenol và callose

    NGHIÊN CỨU NẤM MỐC CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI TINH BỘT PHÂN LẬP TỪ AO NUÔI TÔM Ở ĐẦM SAM – CHUỒN, THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Để có cơ sở tạo chế phẩm vi sinh làm sạch ao nuôi tôm, từ bùn ao nuôi tôm ở đầm Sam – Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, các chủng nấm mốc có hoạt lực phân giải tinh bột đã được phân lập và tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng nấm mốc trong các mẫu bùn ao nuôi tôm khá cao, từ 0,54 x 106 đến 2,45 x 106 CFU/g, ngoại trừ mẫu bùn ao đất PA1 với 12,65 x 106 CFU/g. Phân lập được 53 chủng nấm mốc có khả năng phân giải tinh bột và chọn được hai chủng MA20 và M102 có hoạt tính amylase mạnh. Trong môi trường Czapeck dịch thể với nguồn carbon là tinh bột, nuôi cấy lắc sau 96 giờ: - Chủng MA20 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là NaNO3, pH 6,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là gelatine. - Chủng M102 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là KNO3, pH 5,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là NaNO3

    Tuyển chọn và định danh chủng vi khuẩn acid lactic có tiềm năng probiotic từ trái sơ ri (Malpighia glabra L.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tuyển chọn được các chủng vi khuẩn có tiềm năng probiotic từ trái sơ ri (Malpighia glabra L.). Kết quả tuyển chọn được 9 chủng vi khuẩn có khả năng chịu được pH 2,5 trong đó chủng vi khuẩn HC1 có khả năng sống sót tốt nhất với mật số là 4,73 logCFU/mL. Nghiên cứu đã tuyển chọn được ba chủng vi khuẩn HC1, KA2, TB5 có khả năng chịu muối mật cao nhất. Các chủng vi khuẩn HC1, KA2, KA3, KA4, TB4 và TB5 có khả năng kháng ba loại kháng sinh là tetracyclin (30 µg/mL), ampicillin (10 µg/mL) và ofloxacin (30 µg/mL). Chủng vi khuẩn HC1 và KA4 có khả năng tự kết dính cao nhất với tỷ lệ kết dính lần lượt là 49,35% và 48,69%. Hơn thế nữa, ba chủng vi khuẩn HC1 có khả năng kháng vi khuẩn Escherichia coli với đường kính vòng vô khuẩn (ĐKVKK) lần lượt là 7,27 mm. Qua các thử nghiệm kiểm tra tiềm năng probiotic, HC1 là chủng vi khuẩn tiềm năng được chọn để giải trình tự gene 16S RNA, kết quả cho thấy chủng vi khuẩn này là chủng Lactiplantibacillus plantarum với độ tương đồng đạt 97,20%

    Tuyển chọn và ứng dụng dòng vi khuẩn lactic lên men dưa bồn bồn (Typha orientalis) muối chua

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập, tuyển chọn và định danh được dòng vi khuẩn lactic có khả năng sinh ra hàm lượng acid lactic cao từ cây bồn bồn (Typha orientalis), đồng thời ứng dụng lên men dưa bồn bồn và tìm ra nghiệm thức tối ưu cho quá trình lên men đạt hiệu quả cao. Từ nguồn mẫu bồn bồn được thu tại tỉnh Cà Mau, dòng CMT2 cho hàm lượng acid cao nhất được tuyển chọn trong 21 dòng vi khuẩn lactic được phân lập. Kết quả định danh bằng phương pháp 16S rRNA cho thấy dòng CMT2 tương đồng 99% với dòng Lactobacillus plantarum đã được đăng ký trên GenBank với mã số MN841920. Sau 6 ngày lên men dưa bồn bồn, thông qua phần mềm Design Expert 7.0 với mô hình Box–Behnken, đã xác định được nghiệm thức tối ưu cho quá trình lên men dưa bồn bồn  là pH 4,87, nồng độ muối 4,08%, mật số vi khuẩn 5,1 x 108 tế bào/mL với hàm lượng lactic  acid đạt 5,71 g/L

    Cải tiến thuật toán phân tích chùm cho các phần tử rời rạc

    Get PDF
    Nghiên cứu này đề nghị một khái niệm mới để đánh giá mức độ gần nhau của các phần tử rời rạc gọi là chỉ số tương tự chùm (CSI). CSI được sử dụng như một tiêu chuẩn để xây dựng các thuật toán phân tích chùm mờ, không mờ và xác định số chùm thích hợp. Các thuật toán được thiết lập có thể thực hiện nhanh chóng bởi những chương trình được thiết lập trên phần mềm Matlab. Những ví dụ số minh họa các thuật toán đề nghị và cho thấy thuận lợi của nó so với một số thuật toán khác. Phân tích chùm các hình ảnh từ thuật toán đề nghị cho thấy tiềm năng trong áp dụng thực tế của vấn đề được nghiên cứu

    Thành phần hóa học, khả năng kháng khuẩn và kháng oxi hóa của Xuyên tâm liên Andrographis paniculata (Burm.f.) nees phân bố ở Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang

    Get PDF
    Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) là loài thực vật được sử dụng để điều trị, ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm. Nghiên cứu này khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của xuyên tâm liên được phân bố ở Cần Thơ, Sóc Trăng và An Giang thông qua phương pháp phản ứng so màu, phương pháp trung hòa gốc tự do DPPH (2,2-Diphenyl-1-picrylhydrazyl) và phương pháp khuếch tán giếng thạch. Kết quả khảo sát ghi nhận có 10 nhóm hợp chất có trong dịch chiết của A. paniculata gồm carbohydrate, glycoside tim, flavonoid, phenol, amino acid và protein, saponin, tanin, coumarin, diterpene, nhựa. Cao chiết nước ở Cần Thơ và methanol ở An Giang có hiệu quả trung hòa gốc tự do DPPH tốt nhất. Hầu hết các cao chiết xuyên tâm liên kháng được các dòng vi khuẩn gồm Bacillus cereus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Listeria innocua và Salmonella. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây xuyên tâm liên chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học, có khả năng kháng khuẩn và kháng oxi hóa tốt, có giá trị cao khi dùng làm thuốc, góp phần bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

    Đánh giá khả năng xử lý methylene blue trong nước của xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like

    Get PDF
    Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng phân hủy Methylene Blue (MB) bằng xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like. Fe3O4/Cu0 sau tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại và kết quả cho thấy Fe3O4/Cu0 đã được hình thành thông qua các đỉnh nhiễu xạ của đồng và oxit sắt từ. Fe3O4/Cu0 có dạng hình cầu và khối đa giác với kích thước trong khoảng 40–60 nm. Độ từ hoá của Fe3O4 và Fe3O4/Cu0 được xác định lần lượt là 40,1 và 10,2 emu.g. Kết quả phổ tán sắc năng lượng tia X và quang phổ phát xạ plasma đã chứng minh được sự hiện diện của Fe, Cu và O trong vật liệu. Kết quả quang phổ phát xạ plasma còn phát hiện được hàm lượng Cu và Fe trong mẫu dung dịch đã xử lý MB, chứng minh rằng cả Fe3O4 và Cu đều tham gia vào phản ứng Fenton-like. Quá trình phân hủy MB bằng Fe3O4/Cu0 đạt hiệu suất cao nhất là 99,5% ở nhiệt độ phòng, pH 4, thời gian 75 phút và nồng độ đầu của MB là 25 mg/L

    Đa dạng thành phần loài cây có độc tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu đa dạng thành phần loài cây có độc tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ được thực hiện với mục tiêu lập cơ sở dữ liệu đầy đủ về cây có độc tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Bằng phương pháp điều tra thực địa trên bảy tuyến, hai khu đặc biệt với sáu sinh cảnh trong 10 tháng, đề tài đã thu được 62 loài cây có độc thuộc 2 ngành, 26 họ và 52 chi, bổ sung thêm 31 loài cho danh lục cây có độc trong “Cây độc ở Việt Nam”. Cây có độc trong phạm vi nghiên cứu có số loài dạng thân thảo chiếm tỷ lệ nhiều nhất (43,55%); đa số chất độc có ở toàn cây (chiếm 35,48%); nôn mửa, tiêu chảy là những triệu chứng phổ biến nhất khi ăn phải (lần lượt chiếm tỷ lệ 50% và 45,16%). Nhóm chất độc chủ yếu là alkaloid, glycoside (chiếm tỷ lệ 25,81%), dầu béo, triterpene, calcium oxalate (chiếm tỷ lệ 11,29%)
    corecore