NGHIÊN CỨU NẤM MỐC CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI TINH BỘT PHÂN LẬP TỪ AO NUÔI TÔM Ở ĐẦM SAM – CHUỒN, THỪA THIÊN HUẾ

Abstract

Để có cơ sở tạo chế phẩm vi sinh làm sạch ao nuôi tôm, từ bùn ao nuôi tôm ở đầm Sam – Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, các chủng nấm mốc có hoạt lực phân giải tinh bột đã được phân lập và tuyển chọn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số lượng nấm mốc trong các mẫu bùn ao nuôi tôm khá cao, từ 0,54 x 106 đến 2,45 x 106 CFU/g, ngoại trừ mẫu bùn ao đất PA1 với 12,65 x 106 CFU/g. Phân lập được 53 chủng nấm mốc có khả năng phân giải tinh bột và chọn được hai chủng MA20 và M102 có hoạt tính amylase mạnh. Trong môi trường Czapeck dịch thể với nguồn carbon là tinh bột, nuôi cấy lắc sau 96 giờ: - Chủng MA20 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là NaNO3, pH 6,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là gelatine. - Chủng M102 thể hiện hoạt tính amylase mạnh nhất trong môi trường với nguồn nitrogen là KNO3, pH 5,5 và tích lũy sinh khối lớn nhất với nguồn nitrogen là NaNO3

    Similar works

    Full text

    thumbnail-image