12 research outputs found

    Nguyên lý biến phân Ekeland cho hàm có giá trị khoảng dựa trên tính nửa liên tục outer

    Get PDF
    Trong bài báo này, chúng tôi đưa ra các phiên bản mở rộng của nguyên lý biến phân Ekeland cho hàm có giá trị khoảng trên không gian mêtric đủ dựa trên tính nửa liên tục outer. Các kết quả này đã mang lại tính mới và khác biệt so với các kết quả nghiên cứu gần đây về chủ đề này. Nhiều ví dụ cụ thể được đưa ra để so sánh và minh họa cho kết quả chính

    Thẩm định quy trình định lượng cetirizine trong viên nén bằng phương pháp HPLC đầu dò UV-Vis tại một số nhà thuốc trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    No full text
    Một quy trình định tính, định lượng cetirizine nhanh chóng, hiệu quả bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) với đầu dò UV-Vis được khảo sát. Quy trình sử dụng cột Gemini-NX C18 (15 cm x 4,6 mm, 5 mm) bước sóng phát hiện là 230 nm, hệ pha động là dung dịch đệm KH2PO4 (pH 7) - acetonitril (58:42, v/v), kiểu rửa giải đẳng môi. Kết quả thẩm định cho thấy quy trình có độ đặc hiệu cao, đạt độ tuyến tính, đạt độ lặp lại với RSD = 0,49%, đạt độ đúng với tỷ lệ hồi phục 100,42%, giới hạn phát hiện là 0,67 ppm và giới hạn định lượng là 2,03 ppm. Nghiên cứu đã sử dụng quy trình trên để kiểm nghiệm 3 loại thuốc viên nén cetirizine đang lưu hành trên thị trường thành phố Cần Thơ và kết quả cho thấy cả 3 mẫu thuốc đều đạt hàm lượng cetirizine theo quy định của Dược điển Việt Nam IV

    Bước đầu nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng viêm in vitro của lá khế (Averrhoa carambola L.)

    Get PDF
    Cao ethanol của lá khế có chứa alkaloid, flavonoid, triterpene, steroid, đường khử, saponin và tannin. Tinh dầu lá khế sau khi chiết xuất bằng phương pháp cất lôi cuốn hơi nước, được phân tích bằng GC-MS cho thấy hiện diện của 7 cấu tử, trong đó, các thành phần chiếm hàm lượng lớn gồm 9-eicosyne (9,62%) và butylated hydroxytoluene (3,02%). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng khảo sát tác dụng kháng viêm in vitro của các cao chiết lá khế bằng thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt. Kết quả cho thấy cao phân đoạn ethyl acetate có tác dụng kháng viêm mạnh nhất, tiếp theo là cao phân đoạn dichloromethane; cao ethanol tổng và cao phân đoạn nước với các giá trị IC50 lần lượt là 79,89 μg/mL, 278 μg/mL, 414,64 μg/mL, 695,91 μg/mL khi so sánh với 2 chất đối chiếu là prednisolone (IC50 = 12,88 μg/mL) và diclofenac (IC50 = 36,88 μg/mL). Cao phân đoạn n-hexane cho tác dụng kháng viêm yếu nhất. Những kết quả này lần đầu được báo cáo từ lá khế tại Việt Nam

    NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ MÁY PHÂN CỞ TÔM

    Get PDF
    Phân loại tôm theo các cở khác nhau là một công đoạn bắt buột phải thực hiện ở các nhà máy chế biến thủy hải sản. Bài báo này trình bày một nghiên cứu nhằm thiết kế, chế tạo mô hình thử nghiệm cho một máy phân cở tôm tự động để thay thế công nhân, nhằm nâng cao hiê?u suâ?t phân loại và cải thiện độ chính xác của việc phân loại. Dựa vào nguyên lý cảm biến trọng lượng của tôm, máy có thể nhận ra loại của mỗi con tôm và đưa nó vào vị trí thích hợp. Kết quả kiểm tra cho thấy máy hoạt động tốt trong điều kiện ở phòng thí nghiệm.

    Nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene đơn lớp bằng phương pháp phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh

    Get PDF
    Lý thuyết phiếm hàm mật độ dựa trên liên kết mạnh (DFTB) được sử dụng để nghiên cứu cấu trúc điện tử của dãy penta-silicene với độ rộng dãy khác nhau. Dãy penta-silicene tạo ra bằng cách cắt từ màng penta-silicene sau khi hồi phục, bốn loại biên thu được gồm: răng cưa (SS), zigzag - zigzag (ZZ), armchair - armchair (AA), zigzag - armchair (ZA). Tuy nhiên, penta–silicene không ổn định. Sự ổn định động học của penta –silicene được khôi phục lại bằng cách gắn Hidro lên bề mặt. Qua kết quả tính toán năng lượng biên, việc hình thành dãy penta-silicene từ màng 2D là khả thi. Thêm vào đó, dựa trên tính toán năng lượng liên kết, dạng biên SS có cấu trúc ổn định nhất. Cấu trúc điện tử của penta –silicene cũng được nghiên cứu, kết quả là tìm thấy được tất cả dạng biên đều tồn tại vùng cấm và khi độ rộng dãy tăng lên thì độ rộng vùng cấm giảm

    Đặc điểm hình thái của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) ở vùng biển Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu đặc điểm hình thái cá lưỡi trâu vảy to ở vùng biển Kiên Giang được thực hiện từ tháng tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Mẫu cá sau khi thu được rữa sạch, cho vào thùng đá bảo quản lạnh và chuyển về phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lưỡi trâu vảy to có thân dài, dẹp về hai bên cơ thể. Mắt nhỏ, nằm một bên đầu. Hàng vảy đường bên từ 56 đến 70 vảy, còn ở giữa đường bên bên mắt của cơ thể có 7-9 vảy. C. arel là loài sống đáy. Hệ thống ống tiêu hóa của cá gồm miệng nhỏ có dạng móc câu, hàm không đối xứng, không có lược mang, dạ dày nhỏ (không phân biệt rõ rệt) và ruột non với thành ruột mỏng

    Đặc điểm sinh học sinh sản của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) ở vùng biển Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh sản của cá lưỡi trâu vảy to (Cynoglossus arel) được thực hiện trong vòng một năm từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 08 năm 2018. Mẫu cá được thu mỗi tháng một lần ở vùng biển Kiên Giang, có tổng cộng 780 mẫu cá được thu trong thời gian nghiên cứu. Các mẫu cá được rửa bằng nước sạch, sau đó được làm lạnh và chuyển đến phòng thí nghiệm tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để bảo quản trong tủ đông (-20oC) và tiến hành phân tích. Nghiên cứu tập trung vào đặc điểm sinh học sinh sản như tỷ lệ giới tính, giai đoạn phát triển buồng trứng, chỉ số tuyến sinh dục, mùa sinh sản, sức sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá lưỡi trâu vảy to có mùa vụ sinh sản chính tập trung chủ yếu vào tháng 04 và tháng 10. Sức sinh sản tuyệt đối trung bình 11.938±1.523 trứng/cá thể cái, sức sinh sản tương đối trung bình khoảng 112±15 trứng/g cá cái với khối lượng thân 88,03-154,23 g/con

    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ổn định bờ sông: Trường hợp nghiên cứu tại đoạn sông Chà Và, tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa chất thủy văn và gia tải đến ổn định bờ sông Chà Và, tỉnh Vĩnh Long. Ảnh vệ tinh tải về từ phần mềm Google Earth được sử dụng để đánh giá mức độ sạt lở bờ sông và mức độ đô thị hóa ven sông. Các số liệu sơ cấp và thứ cấp như địa hình, địa chất, thủy văn và sóng tàu được thu thập và phân tích. Hệ số an toàn  được sử dụng để phân tích mức độ ổn định bờ sông. Các thông số đầu vào của mô hình được lấy từ các số liệu phân tích các yếu tố địa chất, mực nước, tải trọng sóng và tải trọng do quá trình đô thị hóa. Vận tốc dòng chảy thực đo được so sánh với vận tốc không xói của bùn cát cấu tạo bờ sông để đánh giá khả năng gây xói của vận tốc. Kết quả phân tích cho thấy xói lở và bồi tụ đang diễn ra dọc theo đoạn sông nghiên cứu. Vận tốc dòng chảy là một trong những nguyên nhân gây..
    corecore