28 research outputs found

    Ảnh hưởng chu kỳ bổ sung chất chiết lá cách (Premna serratifolia L.) lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của chu kỳ bổ sung 2% chất chiết lá cách (Premna serratifolia) vào thức ăn lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh gan thận mủ của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 8 tuần với 3 nghiệm thức bao gồm hai nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách với nhịp bổ sung 2 tuần/tháng (tuần 1, 2 vả 5, 6); liên tục 4 tuần (tuần 1, 2, 3, 4) và nghiệm thức đối chứng (không bổ sung lá cách), mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần. Các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm tế bào máu, hoạt tính lysozyme, hoạt tính bổ thể và hoạt tính đại thực bào được theo dõi vào tuần thứ 2, 4 và 8 của thí nghiệm. Sau 8 tuần bổ sung lá cách, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. Kết quả cho thấy cá ở các nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá cách theo các chu kỳ khác nhau đều gia tăng đáp ứng miễn dịch so với nhóm đối chứng. Nghiệm thức bổ sung 2% chất chiết lá theo nhịp cách khoảng 2 tuần làm gia tăng chỉ tiêu huyết học và hệ miễn dịch không đặc hiệu của cá. Tỉ lệ chết của cá ăn thức ăn bổ sung chiết lá cách theo nhịp 2 tuần/tháng cũng thấp hơn đối chứng..

    Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung chitosan lên một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu ở cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu bổ sung chitosan vào thức ăn cá tra nhằm đánh giá khả năng ảnh hưởng của chitosan lên một số chỉ tiêu miễn dịch không đặc hiệu của cá tra. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (0, 1, 5, 10 g/kg thức ăn), ba lần lặp lại. Tiến hành thu mẫu sau 2 và 4 tuần cho cá ăn thức ăn có bổ sung chitosan. Sau đó, tiến hành cảm nhiễm cá thí nghiệm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri. Hiệu quả của chitosan tác động lên đáp ứng miễn dịch của cá được đánh giá thông qua: (i) các chỉ tiêu huyết học và miễn dịch bao gồm mật độ tế bào hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, lympho và tiểu cầu; hoạt tính của lysozyme trong huyết thanh cá; (ii) tỉ lệ chết của cá sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn E. ictaluri. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu huyết học hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức được bổ sung chitosan tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng ở các lần thu mẫu. Sau khi cảm nhiễm với E. ictaluri, tỉ lệ chết của cá ở các nghiệm thức có bổ sung chitosan thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng (60%), nghiệm thức bổ sung 1 g chitosan/kg thức ăn có tỉ lệ chết thấp nhất (40%). Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung chitosan ở mức 1 g/kg thức ăn làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch cá tra và tăng khả năng kháng vi khuẩn ở cá

    Khảo sát hoạt tính kháng nấm của một số chất chiết thảo dược lên vi nấm gây bệnh trên cá lóc

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của chất chiết thảo dược đến vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. Hoạt tính kháng nấm, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC), nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của năm chất chiết thảo dược gồm cỏ lào (Chromolaena odorata), cỏ xước (Achyranthes aspera), đu đủ (Carica papaya), tía tô (Perilla frutescens) và trứng cá (Muntingia calabura) được thực hiện với vi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. gây bệnh trên cá lóc. Kết quả cho thấy chất chiết tía tô có hiệu quả kháng nấm tốt hơn so với các chất chiết thảo dược còn lại. Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ kháng nấm tối thiểu (MFC) của tía tô có hiệu quả tốt nhất đối với sợi nấm và bào tử Achlya sp. và Saprolegnia sp. ở nồng độ 1,6 mg/mL sau 24 giờ. Chất chiết cỏ lào và cỏ xước có có khả năng kháng sợi nấm và bào tử ở nồng độ 3,2 mg/mL. Sợi nấm Achlya sp. và Saprolegnia sp. vẫn phát triển khi ngâm trong chất chiết đu đủ ở các nồng độ 100, 50, 25, 12,5 and 6,4 mg/mL

    Ảnh hưởng của marshal 200SC đến cholinesterase và tăng trưởng cá mè vinh (Barbonymus gonionotus)

    Get PDF
    Marshal 200SC chứa carbosulfan 200g/L được sử dụng trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Carbosulfan có cơ chế gây hại cho sinh vật qua ức chế cholinesterase (ChE). Cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) sống ở nhiều thủy vực và được nuôi xen canh trong mô hình lúa - cá nên có nhiều nguy cơ tiếp xúc và bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc này. Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết của Marshal 200SC đến ChE và tăng trưởng của loài cá này. Ba nồng độ Marshall 200SC (1, 10 và 20%LC50-96 giờ) được triển khai trong điều kiện phòng thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến ChE trong 96 giờ và đến tăng trưởng cá trong 60 ngày. Kết quả cho thấy Marshal 200SC chứa carbosulfan 200g/L có độ độc cấp tính cao đối với cá mè vinh cỡ giống, giá trị LC50-96 giờ của thuốc đối với loài cá này là 1,375 ppm (# 0,275 mg/L carbosulfan). Thông số ChE trong não cá mè vinh nhạy cảm với Marshal 200SC hơn các thông số tăng trưởng. Ở nồng độ 1%LC50-96 giờ, thuốc đã làm ức chế 18,4% hoạt tính ChE; trong khi ở nồng độ 20%LC50-96 giờ, thuốc làm FCR và FI tăng lần lượt bằng 129,6% và 116,7% đối chứng nhưng SGR giảm còn 74,5% đối chứng. Nghiên cứu ảnh hưởng của Marshal 200SC đến cá ở điều kiện ruộng lúa là cần được triển khai

    TẠO TÁI TỔ HỢP ADN VP28 CỦA VI-RÚT GÂY BỆNH ĐỐM TRẮNG (WSSV) TRÊN TÔM SÚ

    Get PDF
    Vi-rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) là một trong những vi-rút gây nguy hiểm cho tôm sú (Penaeus monodon). Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tạo tái tổ hợp ADN của gen VP28 ở WSSV để sử dụng làm kháng nguyên cho việc phát triển kháng thể. Đoạn ADN của VP28 được khuếch đại từ vi-rút gây bệnh đốm trắng trên tôm sú thông qua biểu hiện vạch sáng đặc hiệu 516bp. Tiến hành phân cắt sản phẩm PCR bằng enzyme giới hạn BamHI và PstI, gắn kết với plasmid pUC18 bằng enzyme T4 DNA ligase. Tổ hợp VP28-pUC18 được biến nạp vào vi khuẩn Escherichia coli XL1Blue, tiến hành kiểm tra khuẩn lạc của vi khuẩn E.coli sau khi biến nạp cho thấy vi khuẩn có mang đoạn ADN VP28 của WSSV

    Sử dụng thức ăn bổ sung diệp hạ châu (Phyllanthus urinaria) phòng bệnh gan thận mủ trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của chất chiết diệp hạ châu lên khả năng phòng bệnh gan thận mủ của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức gồm 0 (đối chứng), 1 và 2% chất chiết diệp hạ châu. Sau 4 tuần thí nghiệm, cá được tiêm với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri Thu mẫu máu cá vào tuần thứ 2, 4 của thí nghiệm. và ngày thứ 3 sau cảm nhiễm để phân tích các chỉ tiêu miễn dịch. Tỉ lệ chết của cá sau cảm nhiễm cũng được ghi nhận. Kết quả cho thấy, mật độ hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào đơn nhân, lympho và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức bổ sung diệp hạ châu đều tăng cao hơn đối chứng (

    Ảnh hưởng của chất chiết lựu (Punica granatum) lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá  ảnh hưởng chất chiết lựu lên tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức bao gồm 0% (đối chứng); 1,5% và 3% chất chiết lựu trong bốn tuần. Sau bốn tuần, cá được cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri. Các chỉ tiêu bao gồm mật độ hồng cầu, bạch cầu, lympho, bạch cầu đơn nhân, trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme được theo dõi vào tuần thứ 2, 4 của thí nghiệm và ngày thứ 3 sau cảm nhiễm. Kết quả cho thấy bổ sung chất chiết lựu giúp cá tăng trưởng nhanh. Mật độ bạch cầu, tế bào đơn nhân, lympho và hoạt tính lysozyme gia tăng ở các nghiệm thức bổ sung lựu so với đối chứng (

    Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi (Allium sativum) vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên hệ thống miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức bao gồm bổ sung 0,5; 1% tỏi tươi; 0,25; 0,5% bột tỏi và đối chứng (không bổ sung tỏi). Sau 14 ngày sử dụng thức ăn có bổ sung tỏi, cá được cảm nhiễm với vi khuẩn gây bệnh (Streptoccocus agalactiae). Mẫu được tiến hành thu sau 7 ngày, 14 ngày cá được bổ sung tỏi và 3 ngày sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn S. agalactiae. Các chỉ tiêu miễn dịch được theo dõi bao gồm mật độ tổng hồng cầu, tổng bạch cầu, các loại bạch cầu như tế bào lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tiểu cầu và hoạt tính lysozyme. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme của cá ở các nghiệm thức có bổ sung tỏi đều tăng cao và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng (

    Ảnh hưởng của việc bổ sung fructooligosaccharides và vi khuẩn Bacillus subtilis vào thức ăn lên hệ miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá điêu hồng (Oreochromis sp.)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis và fructooligosaccharides (FOS) lên đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của cá điêu hồng (Oreochromis sp.). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức, bao gồm: Nghiệm thức đối chứng; B. subtilis (107 CFU/g); B.  subtilis (107 CFU/g) và 0,2% FOS;  B. subtilis (107 CFU/g) và 0,5% FOS. Tiến hành thu mẫu sau khi cá ăn thức ăn được bổ sung vi khuẩn B. subtilis và FOS 2 tuần, 4 tuần và sau cảm nhiễm 3 ngày với vi khuẩn Streptococcus agalactiae.Kết quả huyết học cho thấy tổng tế bào hồng cầu, tổng bạch cầu, tế bào đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào lympho và hoạt tính lysozyme tăng lên có ý nghĩa thống kê (

    Ảnh hưởng của nhịp bổ sung inulin vào thức ăn lên đáp ứng miễn dịch cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của nhịp bổ sung inulin vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch cá tra. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức bao gồm nghiệm thức đối chứng (NT1); bổ sung 1% inulin ở  tuần 1, 2 (NT2); 1% inulin ở tuần 1, 2 và 5, 6 (NT3); 1% inulin ở 4 tuần đầu (tuần 1-4) (NT4); 1% inulin ở 8 tuần (tuần 1-8) (NT5). Thí nghiệm thực hiện trong 8 tuần và thu mẫu vào tuần 4, 6 và 8 của thí nghiệm. Các chỉ tiêu huyết học và hoạt tính lysozyme được phân tích để đánh giá đáp ứng miễn dịch của cá. Sau 8 tuần thí nghiệm, cá được cảm nhiễm với Edwardsiella ictaluri và theo dõi tỉ lệ chết. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu tăng trưởng, huyết học và hoạt tính lysozyme ở các nghiệm thức NT3, NT4, NT5 cao hơn đối chứng. NT3 cho kết quả tăng trưởng, chỉ tiêu huyết học, hoạt tính lysozyme tăng cao và có tỉ lệ chết sau cảm nhiễm thấp. Dựa trên nghiên cứu, đề xuất bổ sung 1% inulin cách nhịp mỗi 2 tuần vào thức ăn cá tra làm cá tăng trưởng tốt, tăng cường miễn dịch và đề kháng với vi khuẩn E. ictaluri
    corecore