59 research outputs found

    NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ DABACO VÀ GÀ JAPFA NUÔI THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi hai nhóm gà DABACO và JAPFA từ 1 ngày tuổi đến 12 tuần tuổi (khi xuất bán lấy thịt). Mỗi nhóm gà 1000 con, phân ngẫu nhiên vào 3 lô (3 lần lặp lại). Hai nhóm gà được đưa vào nuôi so sánh trong cùng điều kiện với quy trình như nhau vào năm 2015 và lặp lại vào năm 2016. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của gà DABACO ở hai năm tương ứng là 99,55 % và 98,18 %, của gà JAPFA là 98,21 % và 93,81 %. Khối lượng khi bán với gà DABACO: 1450,4 g/con đến 1504,0 g/con, gà JAPFA: 1358,7 g/con đến 1409,0 g/con. Khối lượng gà DABACO lớn hơn JAPFA 6,42 % đến 6,75 %. Chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng tăng, tương ứng  2,69 kg đến 2,97 kg và 2,87 kg đến 3,27 kg. Sau 3 tháng nuôi với 1000 gà/lứa, người chăn nuôi thu lời 36,96 triệu đồng đến 40,25 triệu đồng (gà DABACO) và 28,046 triệu đồng đến 34,696 triệu đồng (gà JAPFA), lợi nhuận tương ứng 50 % đến 59 % và 39 % đến 53 %. Hiệu quả chăn nuôi gà DABACO ổn định và cao hơn gà JAPFA 11,56 % đến 26,88 %. Từ kết quả nghiên cứu này ta có thể đưa ra khuyến cáo đến người chăn nuôi là nên chọn gà DABACO cho nuôi thịt ở Thừa Thiên Huế và một số tỉnh miền trung nước ta. Từ khóa: gà DABACO, gà JAPFA, khối lượng, hiệu quả chăn nuô

    ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ẨM ĐỘ CHUỒNG NUÔI GIAI ĐOẠN 1-4 TUẦN TUỔI ĐẾN LƯỢNG ĂN VÀO, TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ NUÔI SỐNG CỦA GÀ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi (chỉ số THI) giai đoạn úm gà con (1 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi) đến khả năng ăn vào, sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống của gà.  Thí nghiệm được tiến hành trên gà DABACO (từ 1 ngày tuổi) và lặp lại trên gà JAPFA, mỗi giống 1000 con được phân ngẫu nhiên vào 3 lô: thí nghiệm 1 (TN1); thí nghiệm 2 (TN2) và đối chứng (ĐC) với mức nhiệt độ được điều tiết ở 1, 2, 3 tuần tuổi tương ứng là TN1: 33 -35, 30-32, 29-31 oC; TN2: 30-33, 29-32, 27-29 oC và ĐC theo như cơ sở đang áp dụng. Ẩm độ chuồng úm điều chỉnh 50 - 75 %. Các yếu tố còn lại theo một quy trình như nhau đảm bảo các yếu tố đồng đều giữa các lô. Kết quả cho thấy khi nhiệt độ tăng, chỉ số nhiệt ẩm (THI) tăng lên và lượng ăn vào cũng tăng đến một giới hạn nhất định sau đó giảm dần. Lượng ăn vào và khối lượng cơ thể bình quân của gà cao nhất, chi phí thức ăn thấp nhất ở lô gà có chỉ số THI trung bình (TN2), còn các lô có THI cao (TN1) và lô có THI thấp (ĐC) là tương đương nhau và thấp hơn lô TN2. Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các lô là tương đương nhau nhưng ở gà Japfa lô có THI thấp (ĐC) tỷ lệ nuôi sống thấp hơn rõ rệt. Như vậy vùng độ nhiệt thích hợp cho gà con 1 và 2 tuần tuổi tương ứng là 30 oC - 33 oC và 27 oC - 29 oC (giảm 2 oC đến 3 oC so với quy trình hiện hành), ẩm độ 50 % đến 75 %.Từ khóa:  nhiệt độ, ẩm độ, THI, khối lượng gà, tỷ lệ nuôi sốn

    THỰC TRẠNG CHĂN NUÔI GÀ THỊT TẠI THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng chăn nuôi gà thịt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Bảy cơ sở chăn nuôi gà thịt theo hướng sản xuất hàng hóa ở Hương Thủy, Hương Trà và Quảng Điền, với 38 đợt nuôi trong năm 2014, 2015 đã được khảo sát. Kết quả cho thấy các cơ sở chăn nuôi đang tận dụng điều kiện tự nhiên để phát triển chăn nuôi với diện tích chuồng nuôi (151,5 m2) và sân chơi (387,6 m2) đủ rộng. Tất cả chủ trại (100 %) có trình độ văn hóa là 12/12, nhưng trình độ chăn nuôi chưa cao (14,2 %). Chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật còn ít. Quy mô chăn nuôi ở mỗi cơ sở nuôi bình quân là 1329 gà/đợt; 3,8 đợt/năm. Gà được nuôi úm trong 3-4 tuần đầu, sau đó nuôi kết hợp chăn thả và nuôi riêng trống mái, nhưng chưa quan tâm chế độ dinh dưỡng theo giới tính. Tập đoàn giống/nhóm giống gà đa dạng, giá giống chênh lệch nhiều. Thức ăn công nghiệp được sử dụng ở hầu hết các giai đoạn nuôi. Các chỉ tiêu kỹ thuật đạt được ở gà thịt tương đương với trình độ chung hiện nay. Giá bán gà thịt biến động lớn nên lợi nhuận thu được trong mỗi đợt nuôi gà là không ổn định.Từ khóa: chăn nuôi, gà thịt, Thừa Thiên Hu

    NGHIÊN CỨU SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ LẠC THỦY NUÔI TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sức sản xuất thịt của gà Lạc Thủy nuôi tại tỉnh Đồng Nai. Hai thí nghiệm hoàn toàn giống nhau, mỗi thí nghiệm chia hai nghiệm thức (1) thức ăn tự trộn (TATT) và (2) thức ăn hỗn hợp công nghiệp (TACN). Tổng số con 156 gà chia đều vào 4 lô. Kết quả cho thấy điều kiện nhiệt, ẩm là khá ổn định, tốt cho sự sinh trưởng của gà. Gà có tỷ lệ sống cao (97 – 98 %), sinh trưởng chậm, thời gian sinh trưởng dài. Khối lượng đạt được lúc 16 tuần tuổi tuổi 1,5 - 1,6 kg/con, chi phí thức ăn cao (3,7- 4,0 kg). Gà ăn TATT cho khối lượng nhỏ hơn, nhưng chi phí thức ăn thấp hơn gà ăn TACN. Năng suất và chất lượng thịt của gà thí nghiệm không có sự sai khác giữa 2 nghiệm thức. Tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt ngực và thịt đùi gà dao động, tương ứng là: 68 - 76 %; 15,5 - 21,5 % và 18,0 - 23,0 %. Tỷ lệ mất nước tổng số  20,0 - 24,4%;  giá trị pH của thịt cơ ngực sau giết mổ 15 phút: 6,1- 6,3 và sau 24 giờ bảo quản là 5,8 - 6,1; độ dai của thịt: 1,94 - 2,22 kg/cm2 ;  màusắc thịt: 53,75 - 55,30  đơn vị. Khuyến cáo tiếp tục nghiên cứu gà Lạc Thủy nuôi theo hướng trứng - thịt.Từ khóa: gà Lạc Thủy, năng suất thịt, phẩm chất thịt               

    TƯ LIỆU VÀ NHẬN THỨC BƯỚC ĐẦU VỀ CUỘC THÁM SÁT DI TÍCH HANG NÚI LỬA C6-1 Ở KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG

    Get PDF
    The volcanic cave system in Krongno district is not only of geological interest, but it also possesses unique ecological and cultural value. Vietnamese archaeologists have discovered and studied over 200 limestone caves with prehistoric dwellings dating from the early period of the Old Stone Age to the New Stone Age. However, the traces of prehistoric people residing in the Krongno volcanic cave (Daknong) are the first to be discovered in a volcanic cave in Southeast Asia. This paper presents the preliminary findings regarding the discovery of dwellings and stone tool processing of prehistoric people living around 6,000 – 4,000 years ago obtained from the investigation of 10 caves and the excavation of the C6-1 volcanic cave in Krongno in 2017. These findings positively contribute to the study of the cultural history of prehistoric communities in Daknong province, in particular, and the Central Highlands in general. In addition, the research contributes to the construction of the "Krongno Volcanic Geopark” and the preservation and promotion of archaeological heritage as well as the socio-economic development of Daknong province.Hệ thống hang động núi lửa ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông không chỉ có giá trị về mặt địa chất mà còn hàm chứa những giá trị độc đáo về mặt sinh thái và văn hóa. Ở Việt Nam, từ giai đoạn sơ kỳ Đá cũ đến sơ kỳ Đá mới, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu trên 200 hang động núi đá vôi có người tiền sử cư trú. Tuy nhiên, việc tìm thấy dấu vết của người tiền sử cư trú trong hang động núi lửa ở Krông Nô lại là lần đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bài viết này sẽ giới thiệu tư liệu về những dấu vết cư trú và các hoạt động chế tác công cụ đá của người tiền sử, niên đại tương đối khoảng 6,000BP – 4,000BP (Before Present – BP) thông qua việc điều tra 10 hang động và khai quật hang động núi lửa C6-1 ở Krông Nô năm 2017. Kết quả này sẽ góp phần tích cực cho việc nghiên cứu diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân tiền sử ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung; Góp phần tư liệu xây dựng hồ sơ “Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô”; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ cũng như phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông

    An examination of techniques for raster-to-vector process and implementation of software package for automatic map data entry-mapscan

    Get PDF
    The majority of commonly used manipulative techniques in computer-assisted cartography continue to require that the data be in  vector format. This situation has recently precipitated the  the requirement for  fast techniques for converting digital cartographic data from raster to vector format  for processing. This article concerns with examining the states in theses conversion techniques. In part one, algorithms to  perform all phases of  the raster-to-vector process are systematically outlined, and  then compared in the general term. Part two will describe the package for automatic map data entry MapScan, the algorithms implemented in which  are based on the fast techniques for converting  map raster data to vector format. With MapScan users are able to move printed maps or drawing into a mapping system much more quickly and easily compared to using traditional digitizer techniques

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI CỦA CÁC NHÓM GÀ RI LAI NUÔI THỊT 8-13 TUẦN TUỔI

    No full text
    Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của ba nhóm gà lai của cơ sở Cao Khanh- CK (Bình Định), CP (Lương Mỹ, Hà Nộị),  Japfacomfeed-JA (Long An), nuôi trong nông hộ tại Thừa Thiên Huế cho thấy: gà có tỷ lệ nuôi sống cao (94,5-98,8%); khối lượng gà lúc 10 và 13 tuần tuổi đạt cao, tương ứng: 1427-1467g/con (gà trống), 1215-1299g/con (gà mái) và 1634- 1805g/con (gà trống) và 1401-1455g/con (gà mái), nhưng chi phí thức ăn cho 1kg khối lượng tăng là tương đối cao ở gà CK, CP, JA tương ứng là 5,64-5,71; 4,16-4,80; 4,14- 5,56 kg. Chỉ số sản xuất (PN) cao nhất ở gà JA (81,45), tiếp đến gà CP và CK (71,64 và 67,34) và có sự sai khác giữa gà trống và gà mái. Với giá thức ăn, con giống và giá bán gà như hiện nay thì người chăn nuôi thu lời không đáng kể. Cần có chế độ nuôi dưỡng riêng gà trống mái và  nghiên cứu thêm các yếu tố kinh tế - kỹ thuật của việc kéo dài thời gian nuôi gà thịt đến 13 tuần tuổi, thậm chí là 100 ngày tuổi như các khuyến cáo hiện nay. Từ khóa: Gà Cao Khanh, CP, Japacomfeed, khả năng sinh trưởng

    Sử dụng một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) ở gà nuôi tại Thừa Thiên Huế

    No full text
    TÓM TẮT Khảo sát gà nhiễm hội chừng hô hấp (HCHH) trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2015 trên 6700 gà nuôi thịt và 5000 gà đẻ tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc HCHH ở gà thịt là 10,44%, ở gà đẻ là 12,40%, tương đương các khu vực khác trong nước. Gà mắc HCHH được tách ra điều trị bằng kháng sinh theo quy trình hiện hành (Baytril 10%, 1ml/ 1 lít nước cho uống tự do) so với dùng các chế phẩm (CP)  thảo dược: CP3; CP4; CP5 mỗi CP hai liều lượng, tương ứng 4,0 và 6,0; 4,2 và 6,3; 6,4 và 9,6 (g/ lit nước cho uống tự do). Kết quả cho thấy các CP thảo dược tác dụng chậm hơn dùng kháng sinh, nhưng hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh. Tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thịt 50-72,7% (so với 50,4% điều trị bằng kháng sinh), ở gà đẻ 66,6-91,7% (so với 66,6% điều trị bằng kháng sinh). Sử dụng CP thảo dược ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản xuất ở gà đẻ so với dùng kháng sinh. Trong đó CP5 với cả hai liều dùng (6,4g  và 9,6 g/ lít nước) cho hiệu quả điều trị cao nhất cả ở gà thịt và gà đẻ. Đề nghị sử dụng CP5 với hai liều đã thí nghiệm pha vào nước  uống trong điều trị HCHH ở gà. Từ khóa: chế phẩm  CP3, CP4, CP5; gà nhiễm HCHH; hiệu quả điều trị.TÓM TẮT Khảo sát gà nhiễm hội chừng hô hấp (HCHH) trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2015 trên 6700 gà nuôi thịt và 5000 gà đẻ tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc HCHH ở gà thịt là 10,44%, ở gà đẻ là 12,40%, tương đương các khu vực khác trong nước. Gà mắc HCHH được tách ra điều trị bằng kháng sinh theo quy trình hiện hành (Baytril 10%, 1ml/ 1 lít nước cho uống tự do) so với dùng các chế phẩm (CP)  thảo dược: CP3; CP4; CP5 mỗi CP hai liều lượng, tương ứng 4,0 và 6,0; 4,2 và 6,3; 6,4 và 9,6 (g/ lit nước cho uống tự do). Kết quả cho thấy các CP thảo dược tác dụng chậm hơn dùng kháng sinh, nhưng hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh. Tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thịt 50-72,7% (so với 50,4% điều trị bằng kháng sinh), ở gà đẻ 66,6-91,7% (so với 66,6% điều trị bằng kháng sinh). Sử dụng CP thảo dược ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản xuất ở gà đẻ so với dùng kháng sinh. Trong đó CP5 với cả hai liều dùng (6,4g  và 9,6 g/ lít nước) cho hiệu quả điều trị cao nhất cả ở gà thịt và gà đẻ. Đề nghị sử dụng CP5 với hai liều đã thí nghiệm pha vào nước  uống trong điều trị HCHH ở gà. Từ khóa: chế phẩm  CP3, CP4, CP5; gà nhiễm HCHH; hiệu quả điều trị.TÓM TẮT Khảo sát gà nhiễm hội chừng hô hấp (HCHH) trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2015 trên 6700 gà nuôi thịt và 5000 gà đẻ tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc HCHH ở gà thịt là 10,44%, ở gà đẻ là 12,40%, tương đương các khu vực khác trong nước. Gà mắc HCHH được tách ra điều trị bằng kháng sinh theo quy trình hiện hành (Baytril 10%, 1ml/ 1 lít nước cho uống tự do) so với dùng các chế phẩm (CP)  thảo dược: CP3; CP4; CP5 mỗi CP hai liều lượng, tương ứng 4,0 và 6,0; 4,2 và 6,3; 6,4 và 9,6 (g/ lit nước cho uống tự do). Kết quả cho thấy các CP thảo dược tác dụng chậm hơn dùng kháng sinh, nhưng hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh. Tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thịt 50-72,7% (so với 50,4% điều trị bằng kháng sinh), ở gà đẻ 66,6-91,7% (so với 66,6% điều trị bằng kháng sinh). Sử dụng CP thảo dược ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản xuất ở gà đẻ so với dùng kháng sinh. Trong đó CP5 với cả hai liều dùng (6,4g  và 9,6 g/ lít nước) cho hiệu quả điều trị cao nhất cả ở gà thịt và gà đẻ. Đề nghị sử dụng CP5 với hai liều đã thí nghiệm pha vào nước  uống trong điều trị HCHH ở gà. Từ khóa: chế phẩm  CP3, CP4, CP5; gà nhiễm HCHH; hiệu quả điều trị

    Sử dụng một số chế phẩm thảo dược trong điều trị hội chứng hô hấp (HCHH) ở gà nuôi tại Thừa Thiên Huế

    No full text
    TÓM TẮT Khảo sát gà nhiễm hội chừng hô hấp (HCHH) trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2015 trên 6700 gà nuôi thịt và 5000 gà đẻ tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc HCHH ở gà thịt là 10,44%, ở gà đẻ là 12,40%, tương đương các khu vực khác trong nước. Gà mắc HCHH được tách ra điều trị bằng kháng sinh theo quy trình hiện hành (Baytril 10%, 1ml/ 1 lít nước cho uống tự do) so với dùng các chế phẩm (CP)  thảo dược: CP3; CP4; CP5 mỗi CP hai liều lượng, tương ứng 4,0 và 6,0; 4,2 và 6,3; 6,4 và 9,6 (g/ lit nước cho uống tự do). Kết quả cho thấy các CP thảo dược tác dụng chậm hơn dùng kháng sinh, nhưng hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh. Tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thịt 50-72,7% (so với 50,4% điều trị bằng kháng sinh), ở gà đẻ 66,6-91,7% (so với 66,6% điều trị bằng kháng sinh). Sử dụng CP thảo dược ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản xuất ở gà đẻ so với dùng kháng sinh. Trong đó CP5 với cả hai liều dùng (6,4g  và 9,6 g/ lít nước) cho hiệu quả điều trị cao nhất cả ở gà thịt và gà đẻ. Đề nghị sử dụng CP5 với hai liều đã thí nghiệm pha vào nước  uống trong điều trị HCHH ở gà. Từ khóa: chế phẩm  CP3, CP4, CP5; gà nhiễm HCHH; hiệu quả điều trị.TÓM TẮT Khảo sát gà nhiễm hội chừng hô hấp (HCHH) trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2015 trên 6700 gà nuôi thịt và 5000 gà đẻ tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc HCHH ở gà thịt là 10,44%, ở gà đẻ là 12,40%, tương đương các khu vực khác trong nước. Gà mắc HCHH được tách ra điều trị bằng kháng sinh theo quy trình hiện hành (Baytril 10%, 1ml/ 1 lít nước cho uống tự do) so với dùng các chế phẩm (CP)  thảo dược: CP3; CP4; CP5 mỗi CP hai liều lượng, tương ứng 4,0 và 6,0; 4,2 và 6,3; 6,4 và 9,6 (g/ lit nước cho uống tự do). Kết quả cho thấy các CP thảo dược tác dụng chậm hơn dùng kháng sinh, nhưng hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh. Tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thịt 50-72,7% (so với 50,4% điều trị bằng kháng sinh), ở gà đẻ 66,6-91,7% (so với 66,6% điều trị bằng kháng sinh). Sử dụng CP thảo dược ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản xuất ở gà đẻ so với dùng kháng sinh. Trong đó CP5 với cả hai liều dùng (6,4g  và 9,6 g/ lít nước) cho hiệu quả điều trị cao nhất cả ở gà thịt và gà đẻ. Đề nghị sử dụng CP5 với hai liều đã thí nghiệm pha vào nước  uống trong điều trị HCHH ở gà. Từ khóa: chế phẩm  CP3, CP4, CP5; gà nhiễm HCHH; hiệu quả điều trị.TÓM TẮT Khảo sát gà nhiễm hội chừng hô hấp (HCHH) trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/2015 trên 6700 gà nuôi thịt và 5000 gà đẻ tại Thừa Thiên Huế cho thấy tỷ lệ mắc HCHH ở gà thịt là 10,44%, ở gà đẻ là 12,40%, tương đương các khu vực khác trong nước. Gà mắc HCHH được tách ra điều trị bằng kháng sinh theo quy trình hiện hành (Baytril 10%, 1ml/ 1 lít nước cho uống tự do) so với dùng các chế phẩm (CP)  thảo dược: CP3; CP4; CP5 mỗi CP hai liều lượng, tương ứng 4,0 và 6,0; 4,2 và 6,3; 6,4 và 9,6 (g/ lit nước cho uống tự do). Kết quả cho thấy các CP thảo dược tác dụng chậm hơn dùng kháng sinh, nhưng hiệu quả điều trị tương đương kháng sinh. Tỷ lệ khỏi bệnh ở gà thịt 50-72,7% (so với 50,4% điều trị bằng kháng sinh), ở gà đẻ 66,6-91,7% (so với 66,6% điều trị bằng kháng sinh). Sử dụng CP thảo dược ít ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sản xuất ở gà đẻ so với dùng kháng sinh. Trong đó CP5 với cả hai liều dùng (6,4g  và 9,6 g/ lít nước) cho hiệu quả điều trị cao nhất cả ở gà thịt và gà đẻ. Đề nghị sử dụng CP5 với hai liều đã thí nghiệm pha vào nước  uống trong điều trị HCHH ở gà. Từ khóa: chế phẩm  CP3, CP4, CP5; gà nhiễm HCHH; hiệu quả điều trị

    KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI CỦA CÁC NHÓM GÀ RI LAI NUÔI THỊT 8-13 TUẦN TUỔI

    No full text
    Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả chăn nuôi của ba nhóm gà lai của cơ sở Cao Khanh- CK (Bình Định), CP (Lương Mỹ, Hà Nộị),  Japfacomfeed-JA (Long An), nuôi trong nông hộ tại Thừa Thiên Huế cho thấy: gà có tỷ lệ nuôi sống cao (94,5-98,8%); khối lượng gà lúc 10 và 13 tuần tuổi đạt cao, tương ứng: 1427-1467g/con (gà trống), 1215-1299g/con (gà mái) và 1634- 1805g/con (gà trống) và 1401-1455g/con (gà mái), nhưng chi phí thức ăn cho 1kg khối lượng tăng là tương đối cao ở gà CK, CP, JA tương ứng là 5,64-5,71; 4,16-4,80; 4,14- 5,56 kg. Chỉ số sản xuất (PN) cao nhất ở gà JA (81,45), tiếp đến gà CP và CK (71,64 và 67,34) và có sự sai khác giữa gà trống và gà mái. Với giá thức ăn, con giống và giá bán gà như hiện nay thì người chăn nuôi thu lời không đáng kể. Cần có chế độ nuôi dưỡng riêng gà trống mái và  nghiên cứu thêm các yếu tố kinh tế - kỹ thuật của việc kéo dài thời gian nuôi gà thịt đến 13 tuần tuổi, thậm chí là 100 ngày tuổi như các khuyến cáo hiện nay. Từ khóa: Gà Cao Khanh, CP, Japacomfeed, khả năng sinh trưởng
    corecore