33 research outputs found

    Đa dạng hệ thực vật bậc cao ở đảo Lại Sơn, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp dữ liệu về thành phần loài thực vật bậc cao (TVBC) ở đảo Lại Sơn, làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật tại đây. Các phương pháp được sử dụng bao gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về thực vật. Kết quả đã xác định được 663 loài thuộc 435 chi của 129 họ trong 5 ngành. Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) đa dạng nhất với số taxon ở mỗi bậc đều chiếm trên 86%. Các loài cây thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng chủ yếu là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và vườn nhà. Nguồn tài nguyên thực vật cũng đã được thống kê với 652 loài cây có giá trị sử dụng chiếm 98,34% số loài và 46 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Hệ thực vật ở đảo này có mối quan hệ gần gũi với hệ thực vật nhiệt đới châu Á

    Đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng đa dạng nguồn tài nguyên cây có ích ở đảo Nam Du, làm cơ sở khoa học cho việc khai thác, sử dụng, quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thực vật ở đảo. Các phương pháp được sử dụng gồm PRA; điều tra thực địa; so sánh hình thái để phân loại và tra cứu các tài liệu chuyên ngành về cây có ích. Kết quả đã xác định được 562 loài thuộc 388 chi của 127 họ trong 5 ngành. Đa số các taxon tập trung trong ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với tỉ lệ các taxon ở mỗi bậc họ, chi, loài đều chiếm trên 85%. Tất cả các loài được xếp vào 12 nhóm giá trị sử dụng, trong đó, đa dạng nhất là nhóm cây làm thuốc, làm cảnh và ăn được. Có 27 loài cây có tên trong “Sách đỏ Việt Nam” (2007) và Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Các loài cây có ích thu được thuộc 8 dạng sống và phân bố trong 6 sinh cảnh, nhưng đa dạng nhất là sinh cảnh rừng tự nhiên trên núi đá và sinh cảnh vườn nhà

    Tính chất cơ học của vật liệu compozit sử dụng prepreg trên cơ sở nhựa phenolic và epoxy gia cường sợi thủy tinh và thủy tinh-aramit

    Get PDF
    Prepreg composite materials are becoming increasingly common in the industry due to their ease of use, consistent properties and high surface quality. However, there is much to understand about prepreg prior to committing to using this material. Therefore, in this paper phenolic resin (rezolic) and two compositions, including solid epoxy resin DER633U/Hardener DEH84 and epoxy Epikote 828/Hardener Novolac have been investigated for preparing glass fiber and glass-aramid fibers reinforced prepregs. Results showed that all single resin and compositions mentioned above are satisfied technical requirements for prepregs. The best prepreg was made by composition DER633U/DEH84 because it possesses good shelf life at temperature 36-37 oC and high composite mechanical properties. For example, tensile strength 205.2 MPa and Izod impact strength 228.9 KJ/m2 with C-glass fabric reinforcement 360 g/m2

    Độ bền dai tách lớp và tính chất cơ học của vật liệu polyme compozit trên cơ sở nhựa epoxy epikote 828/OELO gia cường sợi cacbon, đóng rắn bằng xyanetyldietylentriamin

    Get PDF
    Carbon fabric/epoxy (CF/EP) composite toughened by OELO was prepared to improve fracture toughness of the composite. The obtained testing results showed that the Izod impact strength of carbon fabric/epoxy composites significantly increased by 31.4 % from 37.2 KJ/m2 to 48.9 KJ/m2 just by adding 6 phr (part per hundred of resin) OELO was dispersed in the epoxy matrix. Both mode-I interlaminar fracture toughness of carbon fabric/epoxy (OELO/EP) composites at crack initiation and propagation also improved by 37.2 % and 17.7 %, respectively by content of 6 phr OELO in compositions. Damaged surfaces of fractured samples were investigated using scanning electron microscopy (SEM) techniques. Results obtained from dynamic mechanical thermal analysis (DMTA) showed that the glass transition temperatures of the epoxy resin matrix were slightly reduced on the addition of 6phr OELO. Keywords. Epoxy resin, fracture toughness, epoxidized linseed oil oligomer, composite materials

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA HỆ VẬT LIỆU NANO TỔ HỢP MANG KHÁNG SINH ĐỐI VỚI VI KHUẨN VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS – GÂY BỆNH HOẠI TỬ GAN TUY TỤY CẤP (AHPNS) TRÊN TÔM CHÂN TRẮNG Litopenaeus vannamei (Boone 1931)

    Get PDF
    TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá khả năng kháng khuẩn của hệ vật liệu nano tổ hợp mang kháng sinh Ag-TiO2-Doxycycline-Alginate (TiO2 - Ag/ DO /Alg) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus - tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm Chân trắng. Trong nghiên cứu này, hệ vật liệu nano TiO2- Ag/ DO /Alg được tổng hợp tại Viện Khoa học Vật liệu – Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phân lập từ 60 mẫu tôm bệnh trên cơ sở triệu chứng bệnh, đặc điểm hình thái và đặc điểm sinh thái. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ nano TiO2-Ag /DO/Alg có hiệu lực diệt khuẩn V. parahaemolyticus tốt và vượt trội hơn kháng sinh DO thông thường (p<0.05). Hệ nano với nồng độ 50ppm cho đường kính vòng kháng khuẩn lớn hơn so với kháng sinh DO ở nồng độ 1000ppm (p<0.05).Từ khóa:  TiO2-Ag /DO/Alg, Vibrio parahaemolyticus, bệnh AHPN
    corecore