261 research outputs found

    Gây nuôi thức ăn tự nhiên trong ao ương cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện trên sản phẩm bột dinh dưỡng thương mại (Supa-stock®) nhằm kích thích sự phát triển nguồn thức ăn tự nhiên là tảo và động vật phù du (ĐVPD) trong ao ương làm tăng khả năng bắt mồi và tăng trưởng của cá tra bột. Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức bao gồm nghiệm thức đối chứng (không bổ sung Supa-stock®), bổ sung Supa-stock® trước 2 ngày khi thả cá tra bột, và bổ sung Supa-stock® trước 4 ngày khi thả cá tra bột và duy trì mỗi ngày cho đến ngày thứ 10 sau thả cá tra bột. Mỗi nghiệm thức được thực hiện trên 3 ao, diện tích ao khoảng 2.500 m2, mực nước 1,3 m. Mật độ cá thả là 1 triệu cá bột/1000 m2. Mẫu định tính và định lượng (ĐVPD) được thu mỗi ngày cho đến ngày 10 bằng lưới phiêu sinh động vật (kích thước mắt lưới 60µm) để xác định thành phần loài và mật độ của ĐVPD trong ao. Cá bột cũng được thu mỗi ngày để phân tích thành phần thức ăn trong ruột và sự lựa chọn thức ăn của cá. Kết quả đã ghi nhận được 65 loài ĐVPD thuộc 4 nhóm bao gồm luân trùng (Rotifera) 27 loài; giáp xác chân chèo (Copepoda) 20 loài; giáp xác râu ngành (Cladocera) 13 loài; động vật nguyên sinh (Protozoa) 5 loài. Mật độ ĐVPD dao động trong khoảng 118.148 - 5.777.037 cá thể/m3, trong đó Rotifera chiếm phần lớn từ 50.926 - 3.788.889 cá thể/m3 và thấp nhất là Protozoa dao động khoảng 0 - 32.593 cá thể/m3. Khả năng lựa chọn thức ăn của cá tra bột ở nghiệm thức bổ sung Supa-stock® trước 2 ngày khi thả cá tra bột cao hơn có ý nghĩa thống kê (

    Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên cấu trúc thành phần loài luân trùng (Rotifera) tại lưu vực hạ lưu sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự biến động của thành phần loài và số lượng luân trùng (Rotifera) dưới sự biến động của độ mặn ở hạ lưu sông Hậu. Kết quả sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu về các biện pháp quản lý chất lượng nước phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn ngày càng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu môi trường và sinh vật được thu hàng tháng từ 7/2017-6/2018 vào lúc triều cao và triều thấp tại 3 địa điểm gồm Cái Côn, Đại Ngãi và Trần Đề. Kết quả cho thấy có 47 loài luân trùng ghi nhận được với tổng mật độ 38.985-79.761 ct/m3 (trung bình 1.249-2.045 ct/m3). Độ mặn tác động mạnh mẽ đến luân trùng; theo đó, số lượng loài hiện diện (Y1), mật độ (Y2) đều có mối tương quan nghịch với độ mặn và được biểu diễn bằng phương trình: Y1=-1,47*X+23,3 (X: độ mặn; R12=0,537; sig.=0,003); Y2=-529,49*X+17.045,9 (R22=0,354; sig.=0,025). Khoảng độ mặn 0-4‰ thích hợp cho các loài luân trùng trên sông Hậu phát triển. Tại các thời điểm độ mặn thấp trong năm (<4‰), người nuôi thủy sản có thể bổ sung hữu cơ để nâng cao mật độ các loài luân trùng như B. plicatilis, F. terminalis và K. cochlearis làm nguồn thức ăn tự nhiên cho việc nuôi thủy sản

    Static bending analylis of FGM plates based on the meshless method and simple first-order shear deformation theory

    Get PDF
    This paper presents a new numerical model for analysing static bending of Functionally Graded Material (FGM)plates which material properties vary through the thickness. This model employed the mesh-free method with Moving Kriging (MK) interpolation with the simple first-order shear deformation(S-FSD) theory. Numerical examples are solved and the results are compared with reference solutions to confirm the accuracy of the proposed method

    Đặc điểm phân bố của lớp chân bụng (Gastropoda) ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định sự xuất hiện lớp Gastropoda ở khu vực nuôi trồng thủy sản trên tuyến sông Hậu thuộc tỉnh An Giang và Cần Thơ làm cơ sở đánh giá chất lượng nguồn nước. Nghiên cứu được thực hiện qua việc thu mẫu động vật đáy tại 19 điểm trên sông chính và sông nhánh vào thời điểm tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12 năm 2019. Kết quả ghi nhận được 24 loài lớp chân bụng thuộc 17 giống, 11 họ và 7 bộ.  Số lượng loài ở An Giang (19 loài) thấp hơn Cần Thơ (21 loài). Số loài thu được trên sông chính là 22 loài và sông nhánh là 19 loài. Mật độ Gastropoda dao động từ 0 đến 5.447 cá thể/m2 và không tìm thấy cá thể nào ở điểm AG4 vào đợt 2; số cá thể trên sông chính và sông nhánh biến động từ 42-1.341 cá thể/m2. Thành phần loài và mật độ lớp Gastropoda phân bố rất rộng và có sự khác biệt giữa các điểm thu, theo từng đợt và kể cả trên sông chính và sông nhánh tại khu vực nghiên cứu. Chỉ số đa dạng Shannon (H’), độ giàu loài (d) và chỉ số đồng đều (J’) trên tuyến sông Hậu dao động lần lượt là 0,9-2,0, 0,7-3,5 và 0,4-0,9. Chỉ số H’ cho thấy các vị trí thu mẫu ở mức ô nhiễm trung bình đến ô nhiễm nặng. Kết quả nghiên cứu còn là nguồn dữ liệu cơ bản để xây dựng chương trình quan trắc sinh học trong khu vực nuôi trồng thủy sản trên sông Hậu

    Nghiên cứu phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá sinh sản ở vịt

    Get PDF
    Bệnh sán lá sinh sản ở vịt do loài Prosthogonimus sp. gây ra. Bệnh ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả chăn nuôi vịt. Để chẩn đoán bệnh này, cần dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết hợp xét nghiệm phát hiện trứng sán trong phân hoặc mổ khám phát hiện sán ký sinh trong túi Fabricius hoặc ống dẫn trứng. Vịt bị bệnh sán lá sinh sản thường có một số biểu hiện như: ăn ít, ủ rũ, gầy yếu, đi đứng không thăng bằng, mắt nhắm, hay nằm và giảm bắt mồi; vịt giảm đẻ, trứng vỏ mỏng, trứng không có vỏ vôi; một số trường hợp lỗ huyệt có nhiều chất dịch, vịt đẻ có hiện tượng lòi dom. Tỷ lệ chết khá cao, nhưng vịt chết lẻ tẻ và kéo dài. Xét nghiệm phân tìm trứng sán, trứng có hình bầu dục, hai lớp vỏ, màu nâu, đầu nhỏ có nắp, phôi bào phân bố đều bên trong. Mổ khám vịt thấy sán màu hồng đỏ trong ống dẫn trứng và túi Fabricius. Bệnh tích đại thể: Buồng trứng bị viêm hoặc viêm dính xoang bụng; ống dẫn trứng và túi Fabricius viêm, sưng, xung huyết và xuất huyết; bên trong ống dẫn trứng có nhiều dịch và cặn bã đặc, màu trắng xám. Bệnh tích vi thể: Bong lốc, hoại tử tế bào biểu mô và thâm nhiễm tế bào viêm ở ống dẫn trứng. Thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm, nhiều polyp ở túi Fabricius

    NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA INDIRUBIN-3'-OXIME VÀ VIÊN NANG VINDOXIM HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ

    Get PDF
    Indirubin-3'-oxime, là sản phẩm bán tổng hợp trực tiếp từ bột chàm giàu indirubin, có khả năng ức chế enzym cyclin-dependent kinases (CDKs) và gây ra quá trình tự chết của một số dòng tế bào ung thư ở người. Từ indirubin-3'-oxime, thực phẩm chức năng VINDOXIM đã được bào chế để loại bỏ các tác nhân gây ung thư, thúc đẩy sự tự chết của các tế bào ung thư và sử dụng cho việc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư. Nghiên cứu độc tính cấp của indirubin-3'-oxim trên chuột nhắt trắng chủng Swiss qua đường uống đã xác định hoạt chất indirubin-3'-oxime gần như không độc với LD50 liều gây chết 50 % chuột thí nghiệm) có giá trị 12,0 g mẫu thử/kg chuột. Liều dưới liều chết (LD0) được xác định là 10,0 g/kg chuột. Thử độc tính bán trường diễn, sau khi cho thỏ uống hỗn dịch thuốc VINDOXIM liên tục trong 28 ngày với mức liều 7,2 mg hoạt chất (0,036 viên)/kg thỏ/ngày và 21,6 mg (0,108 viên)/kg thỏ/ngày, toàn bộ thỏ thí nghiệm ở nhóm chứng và 2 nhóm thử tăng cân đều và không có sự khác biệt về mức độ gia tăng trọng lượng, về chỉ sinh hóa và huyết học thỏ giữa nhóm chứng và các nhóm uống thuốc (p 0,05). Trong 4 tuần liên tục, tất cả các chỉ số theo dõi về tình trạng chung, chức năng tạo máu, chức năng gan, chức năng thận đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt rõ rệt so với nhóm chứng. Quan sát đại thể, không nhận thấy sự bất thường về màu sắc và hình dạng bên ngoài của các tổ chức tim, gan, thận, phổi và hệ tiêu hóa giữa các thỏ nhóm chứng và 2 nhóm thử sau thí nghiệm

    Đánh giá khả năng tăng cường tích lũy tinh bột ở cây thuốc lá chuyển gen AGPS và AGPL mã hóa Enzyme AGPase ở cây sắn

    Get PDF
    The AGPase (ADP-Glucose pyrophosphorylase) is one of the ubiquitous enzymes catalyzing the first step in starch biosynthesis. It plays an important role in regulation and adjusts the speed of the entire cycle of glycogen biosynthesis in bacteria and starch in plants. In higher plants, it is a heterotetramer and tetrameric enzyme consisting two large subunits (AGPL) and two small subunits (AGPS) and encoded by two genes. In this paper, both AGPS and AGPL genes were sucessfully isolated from cassava varieties KM140 and deposited in Genbank with accession numbers KU243124 (AGPS) and KU243122 (AGPL), these two genes were fused with P2a and inserted into plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficient of this construct was tested in transgenic N. tabacum. The presence and expression of AGPS and AGPL in transgenic plants were confirmed by PCR and Western hybridization. The starch content was quantified by the Anthrone method. Transgenic plant analysis indicated that that two targeted genes were expressed simultaneously in several transgenic tobacco lines under the control of CaMV 35S promoter.  The starch contents in 4 analyzed tobacco transgenic lines displays the increase 13-116%  compared to WT plants. These results indicated that the co-expression of AGPS and AGPL is one of effective strategies for enhanced starch production in plant. These results can provide a foundation for developing other genetically modified crops to increase starch accumulation capacity.Enzyme AGPase là một trong những enzyme quan trọng, xúc tác cho bước đầu tiên trong quá trình tổng hợp tinh bột và đã được chứng minh là enzyme điều hòa, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Ở thực vật bậc cao, AGPase được xác định là enzyme dị lập thể, được cấu tạo bởi hai tiểu phần lớn (AGPL) và hai tiểu phần nhỏ (AGPS) do hai gen tương tứng mã hóa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập hai gen mã hóa cho tiểu phần lớn và tiểu phần nhỏ của AGPase từ giống sắn KM140. Hai gen được nối với nhau bằng trình tự P2a và được biểu hiện đồng thời trên một khung đọc mở dưới sự điều khiển của promoter CaMV 35S. Cấu trúc này được chèn vào vector pBI121 và được biến nạp vào cây thuốc lá bằng phương pháp chuyển gen thông qua A. tumefaciens. Cây chuyển gen được kiểm tra bằng phương pháp PCR, Western blot và định lượng hàm lượng tinh bột bằng phương pháp Anthrone. Kết quả đã cho thấy hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá cây chuyển gen cao hơn các cây đối chứng từ 13-116% trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra thêm một hướng tiếp cận trong việc tạo cây trồng biến đổi gen tăng cường khả năng tích lũy tinh bột

    Khả năng hấp phụ crom(III) bằng vật liệu compozit polyanilin-lignin

    Get PDF
    Polyaniline-lignin composite were prepared by polymerization of aniline in the presence of lignin using (NH4)2S2O8 as oxidant. Properties of the obtained polyaniline-lignin composite were studied by FT-IR spectra, thermal gravimetric analysis (TGA) and scanning electron microscopy (SEM). Results on absorption of Cr(III) by polyaniline-lignin composite showed the optimal absorption conditions of Cr(III) were pH of solution 5,0 and contact time of one hour. Absorption of Cr(III) followed the Langmuir model as evidenced by a good coefficient of correlation value (R2 = 0.9986). The maximum adsorption capacity, qmax from the Langmuir model was found to be 71.43 mg/g for Cr(III) and are higher than the separate polyaniline or lignin

    NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI GF24 KHI ĐƯỢC PHỐI VỚI CÁC DÒNG ĐỰC GF337, GF280 VÀ GF399 TRONG ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP Ở MIỀN TRUNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái GF24 khi được phối với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp ở miền Trung. Nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 trại chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở 5 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định; với tổng số 4844 ổ đẻ từ lứa thứ nhất đến lứa tư của lợn nái GF24 được phối tinh với 3 dòng đực nêu trên. Kết quả cho thấy lợn nái GF24 khi được phối giống với 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có năng suất sinh sản cao và không có sự khác nhau giữa 3 dòng đực. Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lượng lợn con sơ sinh, khối lượng lợn con cai sữa, số con và khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm lần lượt đạt 12,7–13,2 con/ổ; 11,4–11,6 con/ổ; 1,37–1,40 kg/con; 5,89–6,00 kg/con, 28,4–29,1 con/nái/năm và 171,8–172,9 kg/nái/năm. Năng suất sinh sản của lợn nái GF24 từ lứa thứ nhất đến lứa tư đều đạt cao với số lợn con cai sữa/nái/năm dao động từ 28,46 đến 28,94 con và không sai khác giữa các lứa. Lợn nái GF24 và 3 dòng đực GF280, GF337 và GF399 có thể được sử dụng trong điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp ở miền Trung.Từ khóa: lợn nái GF24, các dòng đực GF, năng suất sinh sản, miền Trun
    corecore