132 research outputs found

    Đánh giá tình hình nuôi cá điêu hồng (Oreochromis spp) trong lồng bè ở sông Tiền vùng thượng nguồn tỉnh Vĩnh Long

    Get PDF
    Nghiên cứu đánh giá tình hình nuôi cá điêu hồng nuôi lồng bè trên sông Tiền thuộc thượng nguồn của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010-2014. GIS và viễn thám đã được ứng dụng để xác định vùng nuôi, tiêu chuẩn AIC đã được sử dụng để tìm mô hình tối ưu trong các mô hình hồi quy đa biến, hàm mật độ phân phối xác đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi qua các năm khác nhau. Kết quả cho thấy số lượng bè và thể tích bè tăng dần ở các xã trong vùng nghiên cứu, có từ 1-2 vụ nuôi trong năm, tỷ lệ sống trung bình 65%, năng suất từ 23-62 kg/m3/vụ, năng suất có liên quan đến mật độ và tỷ lệ sống, nghề này chi phí sản xuất lớn, phụ thuộc nhiều vào thị trường và môi trường. Hầu hết các hộ nuôi đều có lãi từ 20-250 ngàn đồng/m3/vụ từ năm 2010 đến 2014, tuy nhiên, năm 2012 do cung vượt quá cầu làm giảm giá cá thương phẩm, gây hơn 50% hộ nuôi bị lỗ.  Tình hình đã được khắc phục thông qua phát triển thị trường, nghề nuôi cá điêu hồng hiện đang phát triển, phù hợp với chủ trương phát triển của ngành thủy sản

    Ảnh hưởng cường độ ánh sáng lên sinh trưởng và chất lượng của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) nuôi theo công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm xác định cường độ ánh sáng thích hợp cho sự phát triển của tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi thâm canh theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức với các mức cường độ ánh sáng khác nhau: (i) ánh sáng tự nhiên; (ii) che tối hoàn toàn; (iii) đèn compact 30w; (iv) đèn compact 55w và (v) đèn compact 110w. Tôm được nuôi theo công nghệ biofloc (C:N=15:1), thể tích nước trong bể 300L với độ mặn 15‰ và mật độ 150 con/m3, khối lượng trung bình của tôm bố trí là 0,54 g và chiều dài là 3,69 cm. Các yếu tố môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi trong thời gian 90 ngày nuôi i. Chiều dài của tôm nuôi ở các nghiệm thức dao động từ 11,9 – 12,9 cm tương ứng với khối lượng là 18 – 21,9 g. Trong đó, khối lượng của tôm nuôi ở nghiệm thức đối chứng là cao nhất (21,9 g) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) so với nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w (20,5 g). FCR của nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức đèn 55w là thấp nhất (2,08) nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ sống của tôm ở nghiệm thức chiếu sáng bằng đèn 55w đạt cao nhất (58,9%), tuy nhiên cũng khác biệt không có ý nghĩa với các nghiệm thức khác (p>0,05). Như vậy, thay thế ánh sáng tự nhiên bằng đèn 55w cho thấy sự tăng trưởng của tôm về khối lượng, chiều dài cũng như tỷ lệ sống tương đương nhau và có thể áp dụng với các hệ thống nuôi tôm biofloc trong nhà

    ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA CÁ TỲ BÀ BƯỚM HỔ (Sewellia lineolata) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) là loài cá cảnh đang được khai thác từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, đến nay chưa ghi nhận được nghiên cứu nào về đặc điểm sinh sản loài cá này. Nghiên cứu này đánh giá đặc điểm sinh sản của cá Tỳ bà bướm hổ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng số 3.719 mẫu được thu từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 8 năm 2018 để đánh giá các chỉ tiêu: xác định tỷ lệ đực/cái, các chỉ số độ béo Fulton và Clark, các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục sinh dục và kích thước thành thục. Kết quả cho thấy tỷ lệ đực/cái trong quần đàn tự nhiên là 0,76 (với 43,1% cá đực và 56,9% cá cái). Cả độ béo Fulton và Clark của cá đều biến động qua các tháng trong năm, trong đó đạt cao nhất vào tháng 3 và tháng 7. Mức độ phát triển của tuyến sinh dục và hệ số thành thục sinh dục của cá đạt cao vào hai đợt trong năm, đợt một từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau và đợt hai từ tháng 4 đến tháng 6. Kích thước thành thục lần đầu đối với cá Tỳ bà bướm hổ đực là 45,04 mm và cá cái là 44,39 mm.Từ khóa: đặc điểm sinh sản, Sewellia lineolata, Thừa Thiên Huế, Tỳ bà bướm h

    ĐỊNH DANH THÀNH PHẦN LOÀI CÁ TỲ BÀ BƯỚM (Sewellia spp.) PHÂN BỐ Ở THỪA THIÊN HUẾ DỰA TRÊN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ DNA MÃ VẠCH

    Get PDF
    Tóm tắt: Giống cá Tỳ bà bướm (Sewellia) có kích thước nhỏ được khai thác từ tự nhiên phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, việc phân loại thành phần loài thuộc giống cá này dựa trên hình thái ngoài chưa có sự thống nhất giữa các khóa phân loại. Tổng số 32 mẫu thuộc giống Sewellia đã được thu tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 2/2017 đến tháng 12/2017. Các chỉ tiêu hình thái ngoài của cá được đo đếm và mô tả để định danh đến loài. Đồng thời, việc định danh các mẫu cá cũng được hỗ trợ bởi phương pháp giải trình tự đoạn gen 16S rDNA và Cytochrome c oxidase I (COI). Phân tích chỉ tiêu hình thái và giải trình tự gen cho thấy hai loài cá thuộc giống Sewellia phân bố ở Thừa Thiên Huế là Sewellia lineolata (Valenciennes, 1846) và Sewellia albisuera Freyhof, 2003. Đây là lần đầu tiên loài Sewellia albisuera được ghi nhận phân bố tại tỉnh Thừa Thiên Huế.Từ khóa: Sewellia lineolata, Sewellia albisuera, COI, 16S rDN

    Ứng dụng GIS và viễn thám trong việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật năm 2008 tỷ lệ 1:50.000 ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

    Get PDF
    Việc thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật bằng phương pháp truyền thống tồn tại từ rất lâu nhưng mang rất nhiều hạn chế trong thực hiện, đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian và sức lực trong công tác thu thập, tổng hợp thống kê số liệu từ các cấp địa phương. Đặc biệt là do thời gian tổng hợp và xây dựng bản đồ hiện trạng thảm thực vật cho lãnh thổ phải kéo dài, dẫn đến thông tin trên bản đồ bị lạc hậu và không còn chính xác. Do đó, đòi hỏi phải có một phương pháp khác khắc phục được nhược điểm trên của phương pháp truyền thống trong điều tra nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật, đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn sản xuất và nghiên cứu khoa học. Trong khuôn khổ bài báo này, quy trình phân tích ảnh viễn thám để thành lập bản đồ hiện trạng thảm thực vật được đề cập. Nhóm tác giả đã thành lập được bản đồ hiện trạng thảm thực vật huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh năm 2008 từ nguồn tư liệu viễn thám Landsat TM

    ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN KHÁC NHAU LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ NGÁT GIAI ĐOẠN GIỐNG (PLOTOSUS CANIUS HAMILTON 1882)

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm góp phần tìm ra loại thức ăn thích hợp cho ương nuôi cá ngát giống. Thí nghiệm được thực hiện có 9  nghiệm thức gồm 3 nghiệm thức cho ăn đơn thuần: trùn chỉ, cá tạp và thức ăn công nghiệp và 6 nghiệm thức cho ăn kết hợp của mỗi loại này với Artemia hoặc Moina với mật độ 1 con/ml. Cá ngát có khối lượng ban đầu 0,5g/con được bố trí ngẫu nhiên với mật độ 1con/L trong các bể nhựa chứa 50L nước có độ mặn 10?. Cá được xác định tăng trưởng và tỷ lệ sống sau mỗi 10 ngày và thí nghiệm kéo dài 30 ngày. Kết quả cho thấy, sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chịu ảnh hưởng chính của 3 loại thức ăn: cá tạp, trùn chỉ và thức ăn công nghiệp. Nhóm nghiệm thức có cá tạp cho tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá cao nhất, tiếp theo là nhóm nghiệm thức có trùn chỉ và thấp nhất có ý nghĩa là nhóm nghiệm thức có thức ăn công nghiệp

    Ứng dụng bromelain để sản xuất bột giàu đạm amin từ vỏ đầu tôm (Litopenaeus vannamei)

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng bromelain để sản xuất bột giàu đạm amin từ vỏ đầu tôm thẻ Litopenaeus vannamei)” được thực hiện nhằm sản xuất bột giàu đạm amin từ protein vỏ đầu tôm. Kết quả khảo sát  (nguyên liệu thô ban đầu cho thấy hàm lượng protein tổng số và ẩm độ của vỏ đầu tôm thẻ nguyên liệu lần lượt là 15,31% và 74,78%, và dịch trích bromelain từ vỏ khóm có hoạt tính đặc hiệu là 10,68 U.mg - 1. Việc khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian và pH đến quá trình thủy phân protein vỏ đầu tôm cho thấy rằng 2 gram cơ chất vỏ đầu tôm được thủy phân bằng bromelain (10,68 U.mg – 1) từ vỏ khóm trong môi trường dung dịch đệm phosphate pH 8, nhiệt độ 450C trong 4 giờ là điều kiện thích hợp với hàm lượng đạm amin và đạm ammoniac sinh ra lần lượt là 4,679 ± 0,101 mgN/mL và 0,256 mgN/mL. Kết quả phân tích khối lượng phân tử protein bằng phương pháp điện di SDS - PAGE cũng cho thấy phần lớn protein vỏ đầu tôm được thủy phân hiệu quả bởi bromelain vỏ khóm và tạo ra sản phẩm thủy phân với những đoạn polypeptide ngắn có khối lượng phân tử phần lớn nhỏ hơn 14,4 kDa

    Nghiên cứu chế tạo phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính

    Get PDF
    Phân bón nhả chậm trên cơ sở khoáng sét và tinh bột biến tính đã được nghiên cứu và chế tạo. Tinh bột sắn được biến tính bởi dung dịch nước Javen trong các điều kiện thời gian khác nhau trong môi trường trung tính. Mức độ oxy hóa của tinh bột được xác định bằng chỉ số cacbonyl và khối lượng phân tử. Sau đó, tinh bột biến tính được trộn hợp với phân ure, bentonit trước khi tạo viên. Tốc độ rã và hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy rằng mẫu tinh bột biến tính sau 7 giờ cho khả năng kết dính tốt nhất, hàm lượng tinh bột tối ưu cho thành phần phân nhả chậm là 30% khối lượng so với khoáng sét

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ TƯỚI CHO ĐẤT TRỒNG LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN HẠN HÁN TẠI HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đề xuất các giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: thu thập số liệu, thảo luận nhóm tập trung với sự tham gia của các bên liên quan, và khảo sát thực địa. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ, đập đều có quy mô vừa và nhỏ nên không đủ tưới cho vùng canh tác lúa, đặc biệt là vào vụ Hè Thu. Việc sử dụng các trạm bơm lưu động nhằm tưới cho diện tích đất trồng lúa bị hạn là chưa hiệu quả ở những vùng có địa hình cao. Nguồn nước mặt chưa đáp ứng được nhu cầu tưới cho diện tích lúa trên địa bàn huyện. Với thực trạng đó, nghiên cứu đã phân tích các giải pháp đã được áp dụng để từ đó đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, giải pháp về phát triển thủy lợi và giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tưới của hệ thống nguồn nước mặt cho diện tích đất trồng lúa phù hợp với thực tế địa phương.Từ khóa: đất trồng lúa, hạn hán, nguồn nước mặt, quản lý, Hòa Van

    KHẢO SÁT AN TOÀN VỆ SINH SẢN XUẤT NEM CHUA Ở HÀ NỘI

    Get PDF
    Nem  chua  là  sản  phẩm  thịt  lên men  truyền  thống  của  Việt  Nam  được  nhiều  người  ưa chuộng. Đây  là sản phẩm giàu giá  trị dinh dưỡng, hương vi hài hoà,  thơm ngon mang nét văn hoá truyền thống đăc trưng cho mỗi vùng. Sản phẩm được sản xuất chủ yếu theo phương pháp thủ công, nguyên liệu chính là thịt lợn không qua xử lý nhiệt, quá trình “chín” của sản phẩm dựa chủ yếu vào giai đoạn lên men nhờ vi khuẩn lactic có sẵn trong thịt do đó việc giữ cho sản phẩm có chất lượng ổn định là rất khó khăn và luôn  tiềm ẩn nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm.  Để có thể xác định được nguy cơ gây nhiễm các vi sinh vật độc hại và gây bệnh vào nem chua trong quá trình chế biến, chúng tôi đã chọn 3 cơ sở sản xuất nem chua ở tại Hà Nội để xác định  pH và một số chỉ tiêu vi sinh tại 4 điểm được coi là trọng yếu.  Kết quả nhận được cho thấy mặc dù thịt được dùng trong sản xuất nem chua  phải sử dụng ngay sau khi mổ nhưng vẫn là nguồn tạp nhiễm chủ đạo, chứa một lượng lớn các vi sinh vật gây bệnh (đặc biệt là S. aureus và E. coli), từ đó kéo theo chất lượng vi sinh không đảm bảo ở sản phẩm Nem chua  . Quá trình xử lí nguyên liệu, phối trộn và bao gói trước lên men có khả năng làm  tăng  sự nhiễm, đặc biệt  là  trường hợp của B. cereus, và quá  trình  lên men  lactic  tự nhiên không có tác dụng ức chế nhiều các vi sinh vật gây bệnh (trừ trường hợp của C. perfringens)
    corecore