31 research outputs found

    Ảnh hưởng của marshal 200SC đến cholinesterase và tăng trưởng cá mè vinh (Barbonymus gonionotus)

    Get PDF
    Marshal 200SC chứa carbosulfan 200g/L được sử dụng trong canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long. Carbosulfan có cơ chế gây hại cho sinh vật qua ức chế cholinesterase (ChE). Cá mè vinh (Barbonymus gonionotus) sống ở nhiều thủy vực và được nuôi xen canh trong mô hình lúa - cá nên có nhiều nguy cơ tiếp xúc và bị ảnh hưởng do sử dụng thuốc này. Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết của Marshal 200SC đến ChE và tăng trưởng của loài cá này. Ba nồng độ Marshall 200SC (1, 10 và 20%LC50-96 giờ) được triển khai trong điều kiện phòng thí nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến ChE trong 96 giờ và đến tăng trưởng cá trong 60 ngày. Kết quả cho thấy Marshal 200SC chứa carbosulfan 200g/L có độ độc cấp tính cao đối với cá mè vinh cỡ giống, giá trị LC50-96 giờ của thuốc đối với loài cá này là 1,375 ppm (# 0,275 mg/L carbosulfan). Thông số ChE trong não cá mè vinh nhạy cảm với Marshal 200SC hơn các thông số tăng trưởng. Ở nồng độ 1%LC50-96 giờ, thuốc đã làm ức chế 18,4% hoạt tính ChE; trong khi ở nồng độ 20%LC50-96 giờ, thuốc làm FCR và FI tăng lần lượt bằng 129,6% và 116,7% đối chứng nhưng SGR giảm còn 74,5% đối chứng. Nghiên cứu ảnh hưởng của Marshal 200SC đến cá ở điều kiện ruộng lúa là cần được triển khai

    Sử dụng nước thải biogas với nguyên liệu nạp phân bò tưới lúa trồng trên đất phù sa

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tính khả thi của việc sử dụng nước thải biogas với nguyên liệu nạp là phân bò để trồng lúa, hạn chế dùng phân bón hóa học trên ruộng. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên trong chậu 0,24 m2 (dài x rộng = 0,6 m x 0,4 m), 3 lần lặp lại ở điều kiện nhà lưới với 4 nghiệm thức: NTđối chứng (140 kg urea-N.ha-1); NTNH4 (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính dựa trên đạm N-NH4); NTTKN (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính dựa trên đạm N-TKN); NTTB (tưới nước biogas với lượng đạm 140 kg.ha-1 tính theo trung bình giữa đạm NH4và  TKN). Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất lúa ở nghiệm thức sử dụng phân hóa học là thấp nhất đạt 0,90 kg.m-2 (tươngđương 9 tấn.ha-1) và NTNH4 cho năng suất lúa cao nhất và gấp 1,8 lần so với NTđối chứng. Như vậy, nước thải sau túi ủ biogas có tiềm năng sử dụng trong canh tác lúa để thay thế một phần cho phân bón hóa học, mà vẫn đảm bảo được năng suất lúa

    Ảnh hưởng của biochar và phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học lên một số đặc tính sinh học, hóa học đất trong mô hình chuyên lúa vụ Đông Xuân tại huyện Trần Đề, Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đánh giá ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ lên quần thể vi sinh vật, sự phát thải khí methane và một số đặc tính dinh dưỡng đất theo giai đoạn sinh trưởng của cây lúa tại huyện Trần Đề. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với ba nghiệm thức (NT) (n=3). Kết quả thí nghiệm cho thấy NT2-Biochar hoặc NT3-bổ sung phân gà (PHC) giúp gia tăng mật số nấm tổng số, vi khuẩn tổng số, nhóm vi khuẩn phân hủy cellulose, cố định đạm, hòa tan lân cao hơn so với NT1-khuyến cáo (KC). Hàm lượng chất hữu cơ, P dễ tiêu, Pts trong đất ở NT2-Biochar đạt cao hơn so với các NT còn lại. Tổng lượng khí CH4 phát thải từ NT2-Biochar đạt thấp hơn so với các NT còn lại. Tuy nhiên năng suất lúa của các NT khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của nghiên cứu cho thấy việc bổ sung biochar hoặc phân gà kết hợp với phân vô cơ theo khuyến cáo giúp gia tăng quần thể vi sinh vật có lợi, giúp cải thiện một số tính chất đất trồng lúa chuyên canh và bổ sung biochar giúp giảm lượng khí CH4 phát thải trong vụ Đông Xuân 2018-2019

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi

    Sản xuất khí sinh học từ đồng phân hủy rác thực phẩm và lục bình

    Get PDF
    Mục tiêu nghiên cứu này là nhằm điều tra tiềm năng của đồng phân hủy rác thực phẩm (RTP) và lục bình (LB) để cải thiện năng suất khí sinh học so với chỉ phân hủy RTP. Ủ yếm khí bán liên tục với các tỷ lệ khác nhau của RTP và LB được thực hiện và kết quả thể hiện rằng thể tích khí sinh học sinh ra hằng ngày, năng suất khí sinh học cao hơn khi tỷ lệ trộn với LB cao hơn. Cụ thể là, thể tích khí sinh học sinh ra là 0,37±0,03L/ngày, 0,51±0,03L/ngày, 1,03±0,03L/ngày, 1,31±0,04L/ngày và 1,71±0,08L/ngày lần lượt cho các nghiệm thức 100%RTP, 75%RTP+25%LB, 50%RTP+ 50%LB, 25%RTP+75%LB và 100%LB, trong khi năng suất khí sinh học là 1,08±0,10L/(kgTS×ngày), 1,50±0,10L/(kgTS×ngày), 3,01±0,09L/ (kgTS×ngày), 3,81±0,11L/(kgTS×ngày), 5,01±0,24L/(kgTS×ngày) ho cùng nghiệm thức. Nồng độ phần trăm khí CH4 thấp nhất ở nghiệm thức 100%RTP (28,25 ± 17,48%) so với nghiệm thức 75%RTP+25%LB(30,25 ± 18,62%),nghiệm thức 50%RTP+ 50%LB (33,25 ± 17,59%), nghiệm thức 25%RTP+75%LB (40,15 ± 19,19%), và nghiệm thức 100%LB (44,51 ± 18,71%). Kết quả đề nghị rằng đồng phân hủy RTP và LB có tiềm năng tăng ý nghĩa năng suất khí sinh học, cung cấp một giải pháp hứa hẹn cho xử lý RTP bởi phương pháp sản xuất khí sinh học

    Đánh giá hiện trạng canh tác và hiệu quả tài chính của canh tác lúa trong và ngoài đê bao ở huyện Tri Tôn và Tịnh Biên - tỉnh An Giang

    Get PDF
    Quá trình canh tác lâu dài trong vùng đê bao (không xả lũ), hiệu quả sản xuất sẽ bị ảnh hưởng. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng canh tác và hiệu quả tài chính của việc canh tác lúa trong và ngoài đê bao ở vùng đất phèn và đất phù sa cổ của tỉnh An Giang. Nghiên cứu được thực hiện tại xã Lương An Trà, huyện Tri Tôn và xã An Nông, huyện Tịnh Biên. Tại mỗi huyện phỏng vấn ngẫu nhiên 60 nông hộ có hoạt động sản xuất  lúa trong và ngoài đê bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí bình quân sản xuất một vụ lúa của mô hình lúa 3 vụ trong đê bao cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mô hình lúa 2 vụ ngoài đê ở cả 2 điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên, trong đó chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là cao nhất. Chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong vùng canh tác lúa 3 vụ (trong đê) cao gấp 1,48 lần tại Tri Tôn và 1,15 lần tại Tịnh Biên so với vùng canh tác lúa 2 vụ (ngoài đê). Tổng lợi nhuận bình quân 1 vụ lúa của mô hình canh tác lúa 2 vụ cao hơn mô hình canh tác lúa 3 vụ tại Tri Tôn là 3.410.822 đồng/ha/vụ, và Tịnh Biên là 2.867.819 đồng/ha/vụ

    Đánh giá độ phì nhiêu đất canh tác lúa trong và ngoài đê bao ngăn lũ ở nhóm đất có vấn đề của tỉnh An Giang

    Get PDF
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tính chất vật lý, hóa học đất trong và ngoài đê bao ngăn lũ ở nhóm đất phèn ở Tri Tôn và đất phù sa cổ ở Tịnh Biên. Số lượng mẫu đất được thu ngẫu nhiên trên mỗi nhóm đất là 32 mẫu gồm: 16 mẫu trong đê (vùng lúa 3 vụ) và 16 mẫu ngoài đê (lúa 2 vụ). Kết quả nghiên cứu cho thấy việc canh tác lúa 3 vụ trong đê bao đã làm pH đất trong đê thấp hơn so với pH đất ngoài đê; EC của đất trong đê cao hơn so với EC của đất ngoài đê. Hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt trong đê (3 vụ lúa) cao hơn so với đất ngoài đê (2 vụ lúa). Từ đó dẫn đến khả năng trao đổi cation (CEC), đạm tổng số của đất trong đê cũng cao hơn so với đất ngoài đê, đặc biệt ở tầng đất mặt Ap. Trong khi đó, hàm lượng lân tổng số và kali tổng số khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở cả hai điểm nghiên cứu. Độ nén dẽ của tầng đất Bg luôn cao hơn ở đất trong đê so với đất ngoài đê ở cả hai điểm nghiên cứu Tri Tôn và Tịnh Biên thể hiện qua độ xốp và hệ số thấm thấp, dung trọng và độ chặt của đất cao

    Độc cấp tính và ảnh hưởng của quinalphos đến enzyme cholinesterase ở tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)

    Get PDF
    Độc cấp tính và ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật hoạt chất quinalphos đến enzyme cholinesterase (ChE) ở tôm càng xanh(Macrobrachium rosenbergii)giai đoạn hậu ấu trùng 34 ngày tuổi được đánh giánhằm xác định giá trị LC50 của hoạt chất này và ảnh hưởng của thuốc đến ChE trong cơtôm ở nồng độ dưới ngưỡng gây chết. Phương pháp nước tĩnh, không thay nước được áp dụng để xác định LC50vàảnh hưởng của quinalphos ở nồng độ 1%, 10% và 20% LC50-96h đến ChEcủa tômtrong 48 giờ. Kết quả ghi nhậnquinalphos rất độc đối với tôm càng xanh, LC50-96h là 0,69 µg/L. ChE ở thịt tôm rất nhạy cảm với hoạt chất quinalphos; ở nồng độ 1%LC50-96h, quinalphos đã gây ức chế ChE ở cơ tôm đến mức có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho đa số thủy sinh vật. Tỷ lệ ức chế ChE đạt cao nhất ở thời điểm 24 giờ sau phơi nhiễm và lần lượt là 43,3%, 44,1% và 58,6% ởcác nghiệm thức 1%, 10% và 20% LC50-96 giờ. Kết quả cho thấy quinalphos độc cấp tính cao đối với tôm càng xanh giai đoạn hậu ấu trùng và ChE tôm rất nhạy cảm với thuốc này

    Bổ sung than sinh học trấu và tre làm giảm phát thải khí CH4 của đất ngập nước trong điều kiện phòng thí nghiệm

    Get PDF
    Bổ sung than sinh học vào đất được xem là một biện pháp trong cải tạo đất và giảm phát thải khí CH­4 từ ruộng lúa. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả giảm phát thải khí methane (CH4) của đất ngập nước khi bổ sung than sinh học trấu (RB) và tre (BB) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức gồm hai loại than sinh học là trấu và tre với 3 tỷ lệ than sinh học được bổ sung là 0,1, 0,2 và 0,5% (tính theo trọng lượng than sinh học trên trọng lượng đất) và nghiệm thức đối chứng (không có than sinh học). Kết quả đo đạc cho thấy trong điều kiện đất ngập nước, cường độ phát thải khí CH4 mạnh nhất từ 7-10 ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm (với mức phát thải tương ứng 58,2 - 87,9 µg/kg/ngày). Than sinh học được bổ sung vào đất trong điều kiện ngập nước làm giảm phát thải CH4 từ 21,9 đến 49,6% và 27,5 – 42,5% tương ứng với tỷ lệ bổ sung than từ 0,2 đến 0,5% (lần lượt cho than trấu và than tre). Than sinh học trấu bổ sung ở tỷ lệ 0,5% có mức giảm 49,64% tổng phát thải khí CH4 so với nghiệm thức đối chứng. Nghiên cứu cần thực hiện trong điều kiện đồng ruộng để đánh giá tác động của việc bổ sung than trong điều kiện thực tế

    Ảnh hưởng của khuấy trộn đến quá trình sản xuất khí sinh học từ bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh

    Get PDF
    Nghiên cứu này đã đánh giá ảnh hưởng của tần suất khuấy trộn bùn xi phông từ nuôi tôm siêu thâm canh lên sản xuất khí sinh học. Ủ yếm khí theo mẻ được thực hiện, gồm 5 nghiệm thức: không khuấy trộn (NS), 1 lần (1T), 2 lần (2T), 4 lần (4T) và 8 lần (8T) cho một ngày với thời gian khuấy trộn 2 phút. Tỷ lệ nạp bùn xi phông là đồng nhất ở mỗi nghiệm thức với 20 g chất rắn bay hơi/L. Kết quả phản ánh rằng năng suất sinh khí mê-tan (CH4) ở các nghiệm thức 1T, 2T và 4T cao hơn có ý nghĩa so với nghiệm thức NS lần lượt là 10,01%, 5,99% và 4,2%. Nghiên cứu này cũng tìm thấy một mối tương quan nghịch có ý nghĩa giữa năng suất sinh khí CH4 và số lần khuấy trộn dung dịch ủ. Điều lưu ý là, ở mức khuấy trộn cao nhất (8 lần/ngày) cho năng suất sinh khí CH4 tương đồng với không khuấy trộn
    corecore