19 research outputs found

    Phân lập promoter Oshox24 hoạt động cảm ứng stress ở lúa

    Get PDF
    Plant improvement based on plant transformation technology has become a popular trend all over the world. The isolation and characterization of a complete set of genes/promoters associated with abiotic stress and the cross-talk among salinity, drought or temperature stresses are required for success in generating abiotic stress-resistant varieties. Recently, several studies on model plants demonstrated that the stress-responsive genes under the control of rice promoter Oshox24 were expressed specifically under stress conditions, while not affecting plant growth under normal conditions. In this study, we isolated DNA segments carrying the Oshox24 promoter from an Indica rice variety by PCR using specific primers. The Oshox24 promoter was cloned into the pGEM-T vector and fully sequenced. The nucleotide sequence of the isolated promoter Oshox24 was 1612 bp in size and had similarity of 90% in comparison to the Japonica rice promoter Oshox24 (published in GenBank as ID AP004868.3). Results of sequence analysis showed that the Indica Oshox24 promoter contains 15 stress-responsive cis-acting elements including 5 important groups ABRE, MYBRS/MYCRS, DRE, NACRS and ZFHDRS, and a TATA box located at position 1482 to 1488, suggesting that Oshox24 promoter plays an important role on regulation of abiotic stress inducible genes. The Oshox24 promoter was inserted into the expression vector pCAMBIA1300 for generating abiotic stress resistant plants in the future.Nghiên cứu tạo giống cây trồng dựa trên công nghệ chuyển gen thực vật đã trở thành xu hướng phổ biến, được rất nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới quan tâm. Chính vì vậy, việc phân lập và nghiên cứu đặc tính một tập hợp đầy đủ các gen/promoter liên quan tới tăng cường tính chống chịu stress của thực vật và mối liên hệ giữa mặn, hạn và nhiệt độ cao là yêu cầu quan trọng đầu tiên cho việc chọn tạo giống chống chịu bất lợi ngoại cảnh. Gần đây, một số nghiên cứu trên cây mô hình đã chứng minh các gen được điều khiển bởi promoter Oshox24 có nguồn gốc từ lúa chỉ biểu hiện đặc hiệu trong các điều kiện stress và không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trong điều kiện bình thường. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã phân lập đoạn DNA mang trình tự promoter Oshox24 từ lúa Oryza sativa Indica bằng phương pháp PCR với cặp mồi đặc hiệu. Trình tự promoter Oshox24 đã phân lập có kích thước 1.612 bp và tương đồng 90% so với trình tự DNA có mã số AP004868.3 đã công bố trên Genbank. Kết quả phân tích trình tự cho thấy đoạn DNA phân lập được có chứa 15 yếu tố hoạt hóa cis đáp ứng stress, thuộc 5 nhóm ABRE, MYBRS/MYCRS, DRE, NACRS, ZFHDRS, và một hộp TATA tại vị trí 1482 – 1488 chứng tỏ Promoter Oshox24 đóng vai trò quan trọng trong điều hòa biểu hiện gen trong điều kiện stress. Promoter Oshox24 đã được đưa vào vector biểu hiện pCAMBIA1300 để phục vụ cho các nghiên cứu tạo giống cây chuyển gen chống chịu yếu tố stress môi trường

    Ảnh hưởng của boric acid lên sự nảy mầm của hạt phấn và khả năng đậu trái của một số giống dừa tại tỉnh Trà Vinh

    No full text
    Dừa giảm tỷ lệ đậu trái thường được nông dân gọi là hiện tượng “dừa treo”. Nhóm dừa cao thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 10, còn nhóm dừa lùn vào khoảng tháng 3 – 4 hàng năm. Boron cần cho sự nảy mầm của hạt phấn, tăng trưởng của ống phấn, rất cần cho hình thành tế bào và hạt giống. Kết quả nghiên cứu trên 2 giống dừa gồm dừa cao (sáp xanh, ta xanh), dừa lùn (xiêm lửa, xiêm lục, xiêm xanh) trồng tại xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh cho thấy tổng tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn đều đạt trên 50% khi bổ sung boric acid nồng độ 10 ppm ở cả 5 giống dừa sau khi cấy 36 giờ. Bổ sung nồng độ boric acid cao hơn 10 ppm thì có khuynh hướng giảm nảy mầm của hạt phấn nhưng chỉ có có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở dừa sáp xanh và xiêm lục. Nồng độ boric acid phun không ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái dừa xiêm lục khi trùm hoặc không trùm phát hoa sau 30 ngày phun. Không trùm phát hoa có tỷ lệ đậu trái sau 30 ngày cao hơn so với trùm phát hoa

    ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BÓN CÁC LOẠI PHÂN HỮU CƠ LÊN THÀNH PHẦN AL, FE, P TRONG ĐẤT VÀ SINH TRƯỞNG BẮP TRÊN ĐẤT PHÈN

    Get PDF
    Thí nghiệm trong chậu đặt trong nhà lưới trên bốn loại phân, bốn lần lập lại với liều lượng bón 10 t.ha-1đều thấy có tác dụng làm giảm hàm lượng Al trao đổi, cải thiện pH, gia tăng hàm lượng P dễ tiêu trên đất phèn sau 3 tháng bón phân hữu cơ. Hiệu quả cải thiện của phân hữu cơ cho thấy có liên quan đến việc gia tăng hàm lượng Al, Fe liên kết với chất hữu cơ, qua đó giúp giảm tính hoạt động của Al và Fe. Tuy nhiên bón các loại phân hữu cơ cũng làm tăng hầu hết các thành phần P khó tiêu trong đất, trong đó dạng P bị hấp phụ bởi các oxide, hydroxide Al, Fe (NaOH-P) chiếm tỷ lệ cao nhất. Theo thứ tự giảm dần về hiệu quả đáp ứng cho mục tiêu đề tài, các loại phân nghiên cứu có thứ tự sau: phân bã bùn mía > cặn hầm ủ biogas > phân chuồng > phân trùn. Bón 60 kg P2O5ha-1dạng superphosphate (Lân Long Thành) không cải thiện đáng kể độc chất Al và độ hữu dụng P. Bắp trồng trên nền bón 60 kg P2O5trên đất phèn vẫn biểu hiện triệu chứng thiếu P trên lá và cây sinh trưởng còi cọc mặc dù đã cung cấp đầy đủ các nguyên tố N và K

    SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L.) ĐỐI VỚI PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRÊN MẪU ĐẤT CHUYÊN CANH RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Trên các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long, phân lân được sử dụng cho cây trồng với liều lượng rất cao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hàm lượng  lân dễ tiêu trong đất, có thể dẫn đến sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân lân. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự đáp ứng của cây bắp rau với phân lân trên các vùng trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố có bón lân (90kg Pư2O5ư/ha) và không bón lân trên 40 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao ở Thốt Nốt ? Cần Thơ (13,10 - 120,30 mgP/kg), Chợ Mới ? An Giang (6,82 - 87,22 mgP/kg), Bình Tân - Vĩnh Long (5,68 - 76,91 mgP/kg), và Châu Thành - Trà Vinh (4,12 - 223,97 mgP/kg). Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung đa số đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao, nên việc bón lân không làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, sinh khối và năng suất bắp rau, ngoại trừ trên đất ở một số điểm mặc dù có hàm lượng lân trung bình hoặc cao, nhưng có sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân. Do đó thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện để xác định hiệu quả của việc bón lân sau nhiều vụ canh tác, tìm hiểu khả năng cố định và đệm lân trên các đất thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân hợp lý trên đất trồng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long

    KHẢ NĂNG HẤP PHỤ LÂN TRÊN ĐẤT TRỒNG RAU MÀU CHỦ YẾU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Sự hấp phụ lân (P) trong đất có ảnh hưởng đến khả năng cung cấp P dễ tiêu cho cây trồng và khả năng rửa trôi lân ra môi trường. Do đó đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá khả năng hấp phụ P trong đất trên 24 mẫu đất trồng rau màu ở Thốt Nốt-Cần Thơ, Chợ Mới-An Giang, Bình Tân-Vĩnh Long và Châu Thành-Trà Vinh có hàm lượng lân dễ tiêu Bray 1 từ thấp đến cao. Khả năng hấp phụ P trong đất được đánh giá dựa vào các chỉ tiêu: (i) Phần trăm hấp phụ P trong đất, (ii) hàm lượng P hấp phụ lớn nhất qm trong đất xác định theo phương trình Langmuir và (iii) khả năng hấp phụ lân trong đất dựa vào hệ số góc của đường thẳng tiếp tuyến với đường cong biểu diễn mối tương quan giữa lượng hấp phụ lân (Q) và nồng độ lân cân bằng trong dung dịch (C). Kết qua? nghiên cứu cho thấy sự cố định lân đạt rất cao (>95% so với lượng lân bón vào) trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu thấp đến trung bình và thấp hơn trên đất có hàm lượng lân cao (15-95% so với lượng lân bón vào) tùy thuộc vào sa cấu đất. Hàm lượng lân cố định tối đa trên đất có sa cấu sét và sét pha thịt là 400-714mgP/kg; trên đất có sa cấu thịt pha sét là 227-555mgP/kg; trên đất cát pha thịt là 200-357mgP/kg. Trên đất có hàm lượng lân dễ tiêu cao, sự hấp phụ lân thấp, nhất là trên đất có sa cấu cát do đó cần chú ý giảm hàm lượng lân sử dụng để tăng hiệu qua? phân lân và giảm tác hại môi trường

    Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nuôi cấy in-vitro đến quá trình tạo rễ cây dừa sáp (Makapuno coconut) cấy phôi

    Get PDF
    Nhằm tạo được cây con có hệ thống rễ phát triển hoàn thiện trong phương pháp nhân giống dừa sáp từ phôi, đề tài đã tiến hành 5 thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tạo rễ của cây dừa sáp cấy phôi. Kết quả nghiên cứu đã xác định ở giai đoạn tạo rễ, môi trường Y3 cải tiến kết hợp với 40 g/L đường và sử dụng 5g agar/L là thích hợp cho cây dừa sáp cấy phôi phát triển. Đối với các cây phôi sau 4 tháng nhưng chiều dài rễ nhỏ hơn 5 cm thì sử dụng môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L IAA là thích hợp nhất. Đối với các cây phôi không ngập trong môi trường, áp dụng 2 phương pháp: bổ sung thêm môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA hoặc cắt rễ + môi trường Y3 cải tiến + 3 mg/L NAA, cả hai thí nghiệm cho kết quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp cắt rễ phải tốn nhiều thời gian hơn để cây đủ tiêu chuẩn chuyển sang giai đoạn vườn ươm. Khuyến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu này vào trong quy trình sản xuất cây giống dừa sáp cấy phôi tại Việt Nam
    corecore