SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L.) ĐỐI VỚI PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRÊN MẪU ĐẤT CHUYÊN CANH RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Abstract

Trên các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long, phân lân được sử dụng cho cây trồng với liều lượng rất cao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hàm lượng  lân dễ tiêu trong đất, có thể dẫn đến sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân lân. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự đáp ứng của cây bắp rau với phân lân trên các vùng trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố có bón lân (90kg Pư2O5ư/ha) và không bón lân trên 40 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao ở Thốt Nốt ? Cần Thơ (13,10 - 120,30 mgP/kg), Chợ Mới ? An Giang (6,82 - 87,22 mgP/kg), Bình Tân - Vĩnh Long (5,68 - 76,91 mgP/kg), và Châu Thành - Trà Vinh (4,12 - 223,97 mgP/kg). Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung đa số đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao, nên việc bón lân không làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, sinh khối và năng suất bắp rau, ngoại trừ trên đất ở một số điểm mặc dù có hàm lượng lân trung bình hoặc cao, nhưng có sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân. Do đó thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện để xác định hiệu quả của việc bón lân sau nhiều vụ canh tác, tìm hiểu khả năng cố định và đệm lân trên các đất thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân hợp lý trên đất trồng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long

    Similar works