36 research outputs found

    TỔNG HỢP DIESEL SINH HỌC TỪ DẦU HẠT CAO SU

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu này là tổng hợp diesel sinh học từ một loại dầu thực vật không ăn được đó là dầu hạt cao su (RSO). Dầu hạt cao su dạng thô thường chứa nhiều chất bẩn và có hàm lượng acid béo tự do cao. Vì vậy, một quá trình gồm ba giai đoạn: xử lý sơ bộ dầu thô với methanol, ester hóa xúc tác acid và transester hóa xúc tác base đã được nghiên cứu để chuyển CRSO thành những mono?ester. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng như tỷ lệ mol (methanol/dầu), hàm lượng xúc tác, nhiệt độ và thời gian phản ứng đã được khảo sát. Chất lượng của biodiesel được đánh giá thông qua việc xác định những tính chất quan trọng như: tỷ trọng tại 15oC, độ nhớt động học tại 40oC, chỉ số acid (AV), chỉ số iot (IV), thành phần acid béo, độ bền oxi hóa (OS), hàm lượng methyl ester, ăn mòn lá đồng (50oC, 3h), chỉ số cetane (CN), hàm lượng glycerin tự do, hàm lượng glycerin tổng và hàm lượng methanol

    Truyện và ký

    No full text
    85 tr.; 19 cm

    Đặc điểm nguồn giống tôm ở vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

    Get PDF
    Trong hai năm 2020-2021, số liệu về nguồn giống tôm ở vùng bờ và vùng lộng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thu thập từ 11 chuyến điều tra độc lập với tần suất 1 chuyến/tháng. Tổng số 1.100 mẫu vật được thu thập bằng 02 loại lưới thu mẫu tầng mặt và thẳng đứng. Kết quả đã xác định được 21 họ, trong đó 19 taxon phân loại được đến loài, 14 taxon xác định được đến giống. Mật độ trung bình của ấu trùng tôm, tôm con (ATT-TC) đạt 9.073 cá thể/1.000 m3 nước biển. Trong đó, vùng bờ là 16.656 /1.000m3 nước biển cao hơn 2 lần so với vùng lộng (6.251 cá thể/1.000 m3 nước biển). Mùa gió Tây Nam, mật độ trung bình cũng cao hơn gần 2 lần so với mùa gió Đông Bắc với 11.803 và 6.972 cá thể/1.000 m3 nước biển tương ứng. Hai vùng có mật độ tập trung nguồn giống tôm cao nằm ở phía ngoài Bãi Sau và phía ngoài khu vực Hồ Tràm, cao nhất đạt 13.592 cá thể/1.000 m3 nước biển. Vùng lộng có nhiều khu vực đệm với mật độ trung bình từ 2.000 đến 5.000 cá thể/1.000 m3 nước biển. Mùa gió Đông Bắc, nguồn giống tôm phân bố với mật độ không cao. Mùa gió Tây Nam, nguồn giống tôm vẫn tập trung ở vùng bờ nhưng có xu hướng mở rộng hơn với mật độ nền trên 5.000 cá thể/1.000 m3 nước biển..

    Một số đặc điểm sinh học của cá chỉ vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Tây Nam Bộ, Việt Nam

    Get PDF
    Đặc điểm sinh học của cá Chỉ vàng - Selaroides leptolepis (Cuvier, 1833) ở vùng biển Tây Nam Bộ được phân tích dựa trên số liệu từ 14 chuyến thu mẫu sinh học của Tiểu dự án I.9 “Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam”. Kết quả phân tích cho thấy, chiều dài trung bình đến chẽ vây đuôi của cá Chỉ vàng đạt 11,3 cm, dao động từ  4,5-15,4 cm. Tương quan chiều dài - khối lượng của cá được mô tả theo phương trình W= 0,000008L3,154 (cá đực), W= 0,000009L3,114 (cá cái) và W=0,00002L2,965 (cá con ). Chiều dài tối đa theo lý thuyết của cá Chỉ vàng là L∞ =16,3 cm; hệ số sinh trưởng K =1,2/năm. Cá Chỉ vàng tham gia sinh sản lần đầu có chiều dài là Lm50 = 9,8 cm. Tỷ lệ đực/cái ở quần thể cá Chỉ vàng là 1,1. Cá Chỉ vàng đẻ rải rác quanh năm và đẻ rộ từ tháng 2 đến tháng 4. Hệ số chết chung của quần thể cá Chỉ vàng được xác định là Z= 4,24/năm; hệ số chết tự nhiên là M=2,39/năm; hệ số chết do khai thác là F= 1,85/năm và hệ số khai thác E là 0,44/năm

    Lịch sử hiện đại thế giới : Giai đoạn 1917 - 1945

    No full text
    555 tr. ; 21 cm
    corecore