4 research outputs found

    Sàng lọc In silico các mục tiêu thuốc tiềm năng ở vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) bằng các phương pháp phân tích dữ liệu protein

    Get PDF
    Với sự xuất hiện của nhiều chủng Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA), có một nhu cầu cấp thiết cho sự xác định các mục tiêu mới phục vụ quá trình phát triển thuốc. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận in silico được sử dụng trong sàng lọc một số cơ sở dữ liệu (CSDL) protein/gene để tìm các protein mục tiêu tiềm năng ở MRSA. Kết quả cho thấy 158 protein thiết yếu không tương đồng trong đó có 49 protein tham gia vào 11 con đường trao đổi chất riêng biệt. Theo CSDL DrugBank, hai protein là tiểu đơn vị alpha enzyme hô hấp khử nitrat (NarG) và protein tương đồng tubulin (FtsZ) được xác định là các mục tiêu tốt nhất. Các protein còn lại được đề xuất là các mục tiêu giả định mới ở MRSA. Những mục tiêu thuốc được xác định dự kiến ​​sẽ có tiềm năng lớn cho việc khám phá các hợp chất trị liệu mới chống lại MRSA

    SỰ ĐÁP ỨNG CỦA CÂY BẮP RAU (ZEA MAYS L.) ĐỐI VỚI PHÂN LÂN TRONG ĐIỀU KIỆN NHÀ LƯỚI TRÊN MẪU ĐẤT CHUYÊN CANH RAU MÀU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Trên các vùng chuyên canh rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long, phân lân được sử dụng cho cây trồng với liều lượng rất cao. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng hàm lượng  lân dễ tiêu trong đất, có thể dẫn đến sự đáp ứng thấp của cây trồng đối với phân lân. Do đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá sự đáp ứng của cây bắp rau với phân lân trên các vùng trồng rau lớn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố có bón lân (90kg Pư2O5ư/ha) và không bón lân trên 40 loại đất có hàm lượng lân dễ tiêu (Bray 1) từ thấp đến cao ở Thốt Nốt ? Cần Thơ (13,10 - 120,30 mgP/kg), Chợ Mới ? An Giang (6,82 - 87,22 mgP/kg), Bình Tân - Vĩnh Long (5,68 - 76,91 mgP/kg), và Châu Thành - Trà Vinh (4,12 - 223,97 mgP/kg). Kết quả thí nghiệm cho thấy nhìn chung đa số đất thí nghiệm có hàm lượng lân dễ tiêu cao, nên việc bón lân không làm tăng chiều cao cây, đường kính thân, sinh khối và năng suất bắp rau, ngoại trừ trên đất ở một số điểm mặc dù có hàm lượng lân trung bình hoặc cao, nhưng có sự đáp ứng của cây trồng đối với phân lân. Do đó thí nghiệm cần được tiếp tục thực hiện để xác định hiệu quả của việc bón lân sau nhiều vụ canh tác, tìm hiểu khả năng cố định và đệm lân trên các đất thí nghiệm làm cơ sở cho việc khuyến cáo bón phân lân hợp lý trên đất trồng rau màu ở đồng bằng sông Cửu Long

    Ảnh hưởng của độ sâu làm đất và biện pháp xử lí rơm rạ đến sinh trưởng và năng suất lúa trồng trên đất phèn tại tỉnh Đồng Tháp

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra độ sâu cày đất và biện pháp xử lý rơm rạ thích hợp cho sinh trưởng và năng suất lúa 3 vụ trên đất phèn tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp vào vụ Thu Đông, 2015. Thí nghiệm với thừa số 2 nhân tố và 3 lần lặp lại được bố trí ở điều kiện đồng ruộng theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD); Nhân tố 1 là 5 độ sâu làm đất: (1) không cày, (2) cày ở độ sâu 5 cm, (3) cày ở độ sâu 10 cm, (4) cày ở độ sâu 15 cm, (5) cày ở độ sâu 20 cm. Nhân tố 2 gồm 3 biện pháp xử lí rơm rạ: (1) không xử lí (vùi rơm vào đất), (2) vùi  rơm có xử lí chế phẩm Trichomix-DT và (3) vùi  rơm có xử lí chế phẩm Dascella. Kết quả cho thấy, vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng số chồi/m2, độ cứng lóng số 4; số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc, năng suất lí  thuyết và  năng suất thực tế. Cày ở độ sâu 20 cm giúp gia tăng chiều cao cây (60 ngày sau sạ), chiều dài rễ (40 ngày sau sạ), hàm lượng chlorophyll a, b; độ cứng lóng 4; số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc, năng suất lí thuyết và  năng suất thực tế. Cày ở độ sâu 20 cm kết hợp với vùi rơm có xử lí Dascela giúp gia tăng độ cứng lóng số 4 và năng suất thực tế (5,34 tấn/ha)

    Đa dạng di truyền của các mẫu giống đậu tương dựa trên các hình thái, chỉ thị phân tử SSR và hàm lượng protein

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá đa dạng di truyền của 109 mẫu giống đậu tương (Glycine max (L.) Merr.) ở các đặc điểm về hình thái (đặc điểm thực vật học, nông sinh học) trên đồng ruộng trong vụ xuân năm 2018, ở hàm lượng protein và kiểu gen bằng 9 dấu chỉ thị phân tử SSR. Kết quả cho thấy 109 mẫu giống đa dạng ở các đặc điểm hình thái, thời gian sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất. Sử dụng chỉ thị SSR đã phân nhóm 109 mẫu giống đậu tương thành 5 nhóm chính với hệ số tương đồng 0,66. Hàm lượng protein của 22 mẫu giống phân tích dao động từ 30,2% - 46,8%, có thể sử dụng làm vật liệu cải tiến hàm lượng protein. Các mẫu giống có tiềm năng tốt về năng suất (HSB0098,  HSB0100, HSB0125, HSB0128, HSB0130,  HSB0132) và hàm lượng protein cao (HSB0057, HSB0100, HSB0139, HSB1048) có thể đươc sử dụng làm vât liệu trong chọn tạo cải tiến giống. Năm chỉ thị SSR: Satt239, Satt270, Satt277, Satt281 và Satt520 cho mức độ đa hình cao nhất
    corecore