264 research outputs found

    THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ – ĐẠI HỌC KINH TẾ – ĐẠI HỌC HUẾ

    Get PDF
    Vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp luôn thu hút sự quan tâm không chỉ ở đối tượng người học mà còn là của gia đình, cơ sở đào tạo và xh [5]. Nhiều trường đại học đã chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong đó có trường ĐHKT Huế. Ngành hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL) là một trong những ngành mới của trường với quy mô trung bình hàng năm khoảng 100 SV theo học, tính đến nay đã có khoảng 7 khóa SV tốt nghiệp ra trường (kể từ Khóa 42 đến Khóa 46). Nhằm đánh giá tình hình việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL – ĐHKT – ĐH Huế, bài nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát đối với những SV tốt nghiệp ngành này (từ Khóa 42 đến Khóa 45) thông qua gửi bảng hỏi trực trực tuyến (qua email và mạng xã hội Facebook) thu được 91 mẫu hợp lệ (chiếm khoảng 20% số SV tốt nghiệp ngành HTTTQL từ K42 đến K45). Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ việc làm của SV tốt nghiệp ngành HTTTQL là khá khả quan với khoảng 86% số SV tham gia khảo sát, trong đó SV chuyên ngành THKT tỷ lệ này cao hơn so với SV chuyên ngành TKKD (56.4% so với 43.6% trong tổng số SV tốt nghiệp có việc làm). Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, SV càng dịch chuyển vào phía Nam thì cơ hội có được việc làm cũng như mức thu nhập của họ cũng tăng lên.

    THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI HỢP TÁC XÃ MÂY TRE ĐAN BAO LA, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển của sản phẩm mây tre đan tại tại hợp tác xã (HTX) mây tre đan Bao La, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở dữ liệu thứ cấp được thu thập tại HTX mây tre đan Bao La trong giai đoạn 2013- 2015, các niên giám thống kê, sách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan. Với kỹ thuật thống kê mô tả được sử dụng để phân tích dữ liệu thì kết quả nghiên cứu cho thấy HTX có đủ năng lực về con người và nguồn vốn để sản xuất. Về tình hình sản xuất thì sản phẩm chủ yếu của HTX là sản phẩm kết hợp mây tre; nguồn nguyên liệu để chế tạo nên sản phẩm ngày càng khan hiếm, chất lượng và giá cả không ổn định; hoạt động sản xuất chuyển từ thủ công sang bán thủ công hoặc máy móc hiện đại. Kết quả và hiệu quả kinh doanh sản phẩm mây tre đan tại HTX có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể là tổng doanh thu và lợi nhuận tăng lên qua 3 năm. Trong đó, doanh thu chủ yếu đến từ khách hàng là doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, điểm bán hàng, các nhà phân phối sản phẩm thủ công mỹ nghệ.Từ khóa: Thực trạng, sản phẩm mây tre đan, Bao L

    Tiềm năng ứng dụng C-type lectin từ tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei trong hỗ trợ điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trên tôm nuôi

    Get PDF
    Tương tự như ở các động vật không xương sống khác, lectin của tôm rất phong phú và phức tạp. Cho đến nay, bảy loại lectin từ tôm đã được xác định. Khi đánh giá sự đa dạng và phong phú của chúng, C-type lectin (CTL) chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống miễn dịch của tôm. Chúng đóng vai trò quan trọng trong các đáp ứng miễn dịch bẩm sinh như là các thụ thể nhận diện kiểu mẫu, opsonin hóa và tham gia vào truyền tín hiệu tế bào. Gần đây, một CTL từ tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei được xác định có khả năng gây ngưng kết vi khuẩn Gram âm Vibrio parahaemolyticus, tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Việc ứng dụng kỹ thuật gene và protein tái tổ hợp có thể giúp tăng cường biểu hiện CTL này để sử dụng như là lợi khuẩn bổ sung vào thức ăn đang là một cách tiếp cận giúp tôm phòng bệnh cho vi khuẩn nói chung và V. parahaemolyticus nói riêng. Báo cáo này đề xuất cách tiếp cận mới từ protein tái tổ hợp và phân tích tiềm năng sử dụng CTL từ tôm thẻ chân trắng L. vannamei trong hỗ trợ điều trị bệnh hoại tử gan tụy cấp do vi khuẩn V. parahaemolyticus trên tôm nuôi

    Tổng hợp một số 2-amino-6-aryl-4-(4’-hydroxy-n-metylquinolin-2’-on-3’-yl)pyrimidin

    Get PDF
    Six new 2-amino-6-aryl-4-(4’-hydroxy-N-methylquinolin-2’-on-3’-yl)pyrimidines have been synthesized from a,b-unsaturated ketones of 3-acetyl-4-hydroxy-N-methylquinolin-2-on by reaction of corresponding a,b-unsaturated ketones with guanidine chlorohydrate. The purity and structure of the obtained products have been confirmed by thin layer chromatography, IR, 1H NMR, 13C NMR, HSQC, HMBC and MS spectra. Keywords. Pyrimidines, methylquinolin, guanidine chlorohydrate, a,b-unsaturated ketones

    The investigation of fungi’s cellulose degradation. A study at Ma Da forest, Dong Nai

    Get PDF
    Ma Da forest is one of the important natural reserves in Vietnam. Its vegetation is a nutritional supplement to filamentous fungi and cellulase production. The enzymatic systems of fungi that can degrade native cellulose play an important role in the cycle of carbon. This study isolated and maintained 220 varieties of mold from 6 different soil samples collected from different places of Ma Da (Dong Nai). The identification method based on morphology identified 19 strains of Aspergillus niger, 3 strains of Curvularia sp., 9 strains of Penicillium lilacinum, 2 strains of Penicillium sp.1, 3 strains of Penicillium sp.2, 3 strains of Penicillium sp.3, 2 strains of Penicillium sp., 4 strains of Penicillium sp., 3 strains of Penicillium sp.6, 3 strains of Penicillium sp. 7 and 2 strains of Trichoderma sp. The investigation of cellulose degradation on Czapek-dox medium with 1% carboxyl methylcellulose (CMC) showed that all fungi were capable of cellulose degradation, including the genus Penicillium with high cellulose activity. The results of the study will be the prerequisite for further studies of the assessment of mold systems’ ability to return carbon to nature and to obtain molds with high cellulase activity for production

    Ảnh và tạo ảnh của module con nguyên tố, module con lũy linh

    Get PDF
    Ideal nguyên tố và ideal lũy linh là các chủ đề nghiên cứu quan trọng của lý thuyết vành. Module con nguyên tố và module con lũy linh được xem là sự mở rộng của các khái niệm này trong lý thuyết module. Bài báo này nghiên cứu ảnh và tạo ảnh của các module con nguyên tố, ảnh và tạo ảnh của các module con lũy linh của một module trên vành không giao hoán. Các điều kiện để ảnh và tạo ảnh của các module con nguyên tố cũng là module con nguyên tố, ảnh và tạo ảnh của các module con lũy linh cũng là module con lũy linh được chỉ ra và chứng minh

    CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

    Get PDF
    Tóm tắt. Nghiên cứu này nhằm đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện nay. Nhìn chung điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, lợi thế về quy mô dân số đông, hệ thống chính sách và định hướng phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống được chú trọng,…là những yếu tố tạo cơ hội phát triển đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn gặp những khó khăn, thử thách  trong giai đoạn hiện nay như quy mô nhỏ bé, kỹ  thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp… Để đưa các nghề, làng nghề tại Hà Tĩnh bảo tồn và phát triển, các cấp chính quyền cũng như bản thân các làng nghề, hộ nghề phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế - xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.Từ khóa: thách thức, làng nghề truyền thống, Hà Tĩn

    Vi ghép bưởi năm roi (Citrus grandis cv. ‘nam roi’) trong điều kiện in vivo

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định giống và tuổi gốc ghép, kích thước chồi ghép và nồng độ NAA phù hợp cho vi ghép bưởi Năm roi trong điều kiện in vivo. Các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai nhân tố, tỷ lệ sống (TLS) và sự sinh trưởng của chồi ghép được ghi nhận 3 ngày/lần trong 30 ngày. Kết quả cho thấy:TLS của chồi bưởi Năm roi ghép trên gốc cam Mật, bưởi Lông, cam Sành, Hạnh, Chanh ở 7, 11 và 15 ngày tuổi đều thấp; gốc ghép 7 và 11 ngày tuổi (lõi chưa hóa gỗ) thích hợp cho vi ghép. Tiền xử lý một giọt nước cất vào mặt cắt ngang gốc cam Mật-11 và 7 ngày tuổi trước khi đặt chồi ghép cho TLS là 16,7 và 10% cao hơn so các gốc ghép khác cũng như so với tiền xử lý NAA 0,2 và 0,4 mg/L; Với kỹ thuật đặt chồi vào góc vết cắt chữ L trên gốc ghép, TLS của chồi 4 lá sơ khởi ghép gốc cam Mật-11 ngày tuổi và chồi 2 lá sơ khởi ghép gốc cam Mật-7 ngày tuổi đạt 20 và 13,3%

    Ảnh hưởng của một số đặc tính thổ nhưỡng đến phân bố thực vật ngập mặn ở Cồn Trong, cửa Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

    Get PDF
    Cồn Trong ở Cửa Ông Trang, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là địa điểm thuận lợi để nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn vì được hình thành theo diễn thế nguyên sinh, chưa có tác động của con người. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm phân tích ảnh hưởng của các đặc tính thổ nhưỡng chủ yếu đến sự phân bố thực vật ngập mặn ở khu vực này. Nghiên cứu đã bố trí 43 ô tiêu chuẩn (10 x 10 m) trên các tuyến ở khu vực nghiên cứu, tiến hành xác định tên loài, đánh giá các đặc tính thổ nhưỡng. Kết quả đã xác định được các đặc tính của đất rừng ngập mặn như độ mặn, pH, hàm lượng (%) nitrogen, phosphor và kali có liên quan chặt chẽ đến sự phân bố của các loài thực vật ngập mặn. Các nhóm loài khác nhau chịu sự chi phối của các đặc tính thổ nhưỡng cũng được xác định. Kết quả nghiên cứu cung cấp những dẫn liệu cho công tác bảo vệ, quản lí và phát triển rừng ngập mặn ở khu vực

    Đa dạng di truyền của cá hường (Helostoma temminckii) ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mức độ đa dạng di truyền của các đàn cá hường ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá dựa vào chỉ thị inter-simple sequence repeats (ISSR). Cá được thu từ thủy vực tự nhiên ở khu bảo tồn Láng Sen (Long An) và từ các ao nuôi thuộc ba tỉnh: Cần Thơ, Hậu Giang và Trà Vinh. Trước hết, mẫu cá nghiên cứu (một hoặc hai mẫu được lấy ngẫu nhiên từ mỗi đàn) được kiểm tra định danh loài bằng phương pháp phân tích trình tự gene DNA mã vạch (gene COI) và so sánh với ngân hàng gene (Genbank). Sau đó, mức độ đa dạng di truyền của bốn đàn cá được phân tích (20-21 mẫu/đàn) với sáu chỉ thị ISSR. Kết quả phân tích trình tự gene COI cho thấy cá hường trong nghiên cứu có mức độ tương đồng cao 99,2% so với các mẫu cùng loài (Helostoma temminckii) được công bố ở Genbank. Kết quả khuếch đại ISSR trên tổng số 82 cá thể đã tạo ra 86 vạch có kích thước dao động từ 400 bp đến 3.000 bp, tỉ lệ gene đa hình dao động 55,42-90,36%, tỉ lệ dị hợp mong đợi 0,180-0,245 và chỉ số Shannon 0,269-0,386. Nhìn chung, cá hường có mức độ đa dạng di truyền tương đối cao. Trong đó, các thông số đa dạng di truyền cao nhất ở đàn cá Hậu Giang và thấp nhất ở đàn cá tự nhiên Láng Sen. Do đó, đàn cá Láng Sen cần được bảo tồn và áp dụng chương trình bổ sung quần đàn hợp lý
    corecore