22 research outputs found

    XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CỐ ĐỊNH ĐẠM SINH HỌC CỦA BURKHOLDERIA SP. KG1 VÀ PSEUDOMONAS SP. BT1 TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN OM2517 TRỒNG NGOÀI ĐỒNG

    Get PDF
    Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện để đánh giá khả năng cố định đạm của 2 chủng vi khuẩn Pseudomonas sp. BT1 và Burkholderria sp. KG1 trên cây lúa cao sản OM2517 trồng trên đất phù sa tại nông trường Sông Hậu ? Cần Thơ vào vụ Hè Thu 2011. Kết quả cho thấy chủng Burkholderria sp. KG1 cung cấp đến 50% đạm sinh học trong khi chủng Pseudomonas sp. BT1 chỉ cung cấp được 25% nhu cầu đạm sinh học cho sự phát triển của cây lúa cao sản

    Tổng quan: Phân lập, tuyển chọn và ứng dụng nấm men chịu nhiệt trong lên men rượu vang trái giác

    Get PDF
    Trái giác (Cayratia trifolia) đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao, có khả năng kháng oxy hóa, giảm sự tăng trưởng của khối u. Ở Việt Nam, trái giác là một loại trái mọc hoang dại, phổ biến với người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên các nghiên cứu về nó còn hạn chế. Bài viết nhằm cung cấp những kết quả về phân lập nấm men trong tự nhiên, tuyển chọn những chủng nấm men có khả năng chịu nhiệt để ứng dụng vào quá trình lên men rượu vang đáp ứng với điều kiện ấm dần lên của trái đất hiện nay. Từ trái giác trong tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, có 151 chủng nấm men đã được phân lập thuộc bốn giống Saccharomyces, Hanseniaspora, Pichia, và Candida, trong đó có đến 64/151 chủng có khả năng phát triển ở nhiệt độ 37ºC và chịu được độ cồn đến 9-12% v/v. Rượu vang trái giác lên men từ các chủng nấm men chịu nhiệt được tuyển chọn cho giá trị cảm quan tốt cũng như có sự hiện diện của thành phần polyphenol khá cao góp phần tạo nên đặc tính kháng oxy hóa của sản phẩm

    Đánh giá hiệu quả của chế phẩm đạm sinh học Burkholderia vietnamiensis CT1 trên giống lúa cao sản OM4218

    Get PDF
    Chế phẩm đạm sinh học được sản xuất từ sự lên men chủng vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis CT1 trong môi trường Burk’s lỏng không đạm (Park et al., 2005), được tồn trữ 3 tháng, sau đó trộn với hạt lúa giống OM4218 đã nẩy mầm. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của chế phẩm đạm sinh học Burkholderia vietnamiensis CT1 được tiến hành trên giống lúa OM4218 trồng trong chậu vào vụ Hè Thu 2016. Kết quả thí nghiệm đã chứng minh chế phẩm đạm sinh học Burkholderia vietnamiensis CT1 có khả năng thay thế đến 50%N sử dụng cho cây lúa cao sản trồng trong chậu, ảnh hưởng có ý nghĩa đến sự tích lũy sinh khối, số chồi hữu hiệu của bụi lúa và năng suất lúa thu hoạch theo từng chậu so với đối chứng. Hiệu quả của chế phẩm cũng tác động có ý nghĩa lên sự tích lũy protein trong hạt gạo và duy trì được N tổng số trong đất sau khi thu hoạch lúa trong chậu. Như vậy, chế phẩm đạm sinh học Burkholderia vietnamiensis CT1 có khả năng cung cấp đến 50% đạm sinh học cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa cao sản OM4218 trồng trong chậu

    Khảo sát thời gian tồn trữ và đánh giá hiệu quả của chế phẩm Burkholdreia kururiensis KG8 trên cây lúa trồng trong chậu

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định thời gian tồn trữ và đánh giá hiệu quả của chế phẩm đạm sinh học dạng lỏng (CPĐSHDL) từ vi khuẩn Burkholderia kururiensis KG8 trên cây lúa trồng trong chậu. CPĐSHDL từ Burkholderia kururiensis KG8 có khả năng duy trì mật số vi khuẩn trên 108 CFU/mL (77,6×108 CFU/mL) và hàm lượng NH4+ (6,28 mg/L) sinh ra trong 6 tháng tồn trữ đạt tiêu chuẩn qui định cho chế phẩm sinh học (TCVN 8741:2014). Sau 3 tháng tồn trữ, CPĐSHDL có chứa Burkholderia kururiensis KG8 bổ sung chất bảo quản CMC cho mật số và hàm lượng NH4+ cao nhất được dùng đánh giá hiệu quả sinh trưởng và năng suất cho cây lúa OM5451 trồng trong chậu. Kết quả cho thấy, CPĐSHDL có khả năng cung cấp tương đương 50% lượng đạm hóa học cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất lúa. Đồng thời, CPĐSHDL có chứa Burkholderia kururiensis KG8 góp phần cải thiện năng suất lúa lên 25% so với nghiệm thức sử dụng 100% đạm hóa học cho cây lúa OM5451 trồng trong chậu

    Thành phần loài vi khuẩn lam (Cyanobacteria) ở Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang

    Get PDF
    Thành phần loài vi khuẩn lam ở Khu Bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang được nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến tháng 8/2016. Kết quả đã ghi nhận được 49 loài vi khuẩn lam của 3 bộ (Chroococcales, Oscillatoriales, Noctoscales), 8 họ, 17 chi. Trong đó, bộ Chroococcales ưu thế nhất với 27 loài, chiếm 55,1%; tiếp đến là bộ Oscillatoriales với 20 loài chiếm 40,8%. Còn lại thành phần loài ít nhất là bộ Noctoscales với 2 loài, chiếm 4,1%. Tất cả các thủy vực khảo sát đều có sự phân bố của vi khuẩn lam. Thành phần loài vi khuẩn lam phân bố không đều ở các điểm thu mẫu, phân bố nhiều ở các điểm Đ01, Đ03, Đ04, Đ05, và Đ06. Bộ Chroococcales chiếm ưu thế về số lượng loài ở điểm Đ04, với 17 loài. Loài Synechocystis aquatilis có phạm vi phân bố rộng, xuất hiện ở cả 10 điểm khảo sát

    Đánh giá hiệu quả của chế phẩm Burkholderia vietnamiensis BV3 trên giống lúa OM6976 trong điều kiện đất phèn ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Thí nghiệm ngoài đồng được thực hiện để đánh giá hiệu quả cố định đạm của chế phẩm sinh học từ dòng vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis BV3 (sau 3 tháng tồn trữ) trên giống lúa OM6976 trồng trên đất phèn ở huyện Hòn Đất tỉnh Kiên Giang trong vụ Hè Thu 2016. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy chế phẩm sinh học có thể tiết kiệm 50% đạm hóa học tương đương cung cấp được 50% đạm sinh học cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa trồng ngoài đồng

    Phân lập và nhận diện vi khuẩn nội sinh có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA trong cây đậu phộng (lạc) (Arachis hypogaea L.) trồng tại 03 huyện miền núi tỉnh Bình Định

    Get PDF
    Một trăm chín mươi mốt dòng vi khuẩn được phân lập từ 93 mẫu nốt sần, rễ, thân cây đậu phộng (lạc) trồng tại 03 huyện miền núi tỉnh Bình Định (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão). Các dòng vi khuẩn phân lập được đều tạo màng mỏng (pellicle), đều có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và tổng hợp IAA. Trong nghiên cứu, 15 dòng vi khuẩn có đặc tính tốt được tuyển chọn để nhận diện bằng kỹ thuật PCR. Kết quả cho thấy 15 dòng này đều là vi khuẩn nội sinh. Các dòng vi khuẩn được nhận diện thuộc 6 chi, bao gồm chi Acinetobacter (5 dòng), chi Bacillus (4 dòng), chi Burkholderia (2 dòng), chi Klebsiella (2 dòng), chi Enterobacter (1 dòng) và chi Sphingomonas (1 dòng) với tỷ lệ tương đồng DNA từ 98-99%

    Đa dạng vi khuẩn lam ở một số thủy vực thuộc tỉnh Trà Vinh

    Get PDF
    Nghiên cứu về sự biến động thành phần loài và mật độ cá thể của vi khuẩn lam được tiến hành ở tỉnh Trà Vinh trong một số thủy vực: một số ao nước ngọt và nước thải tự nhiên, ao nuôi trồng thủy sản, ruộng lúa, kênh cấp thoát nước từ ruộng lúa, cửa sông trong mùa mưa và mùa nắng. Kết quả có 47 loài vi khuẩn lam thuộc 14 chi, 9 họ, 4 bộ (Chroococcales, Noctoscales, Oscillatoriales, Synechococcales) đã được xác định. Bộ Oscillatoriales chiếm số lượng nhiều nhất (44,68%) với 21 loài, tiếp theo là Nostoccales (25,53%) với 12 loài và Chroococcales chiếm 21,28%, với 10 loài. Synechococcales có loài thấp nhất (4 loài), chiếm 8,51%. Tất cả các thủy vực được khảo sát đều có sự phân bố của vi khuẩn lam. Trong đó, các thủy vực nước đọng như ao nước thải và ao nuôi trồng thủy sản có thành phần loài và mật độ vi khuẩn lam đều cao. Thành phần loài trong mùa mưa phong phú hơn mùa nắng (mùa mưa: 34/47 loài; mùa nắng: 27/47 loài). Trong số 47 loài được tìm thấy, Arthrospira (Spirulina) sp. có mật độ cao nhất trong ao nuôi trồng thủy sản (D15) (50.577 cá thể/L) và chủ yếu xảy ra vào mùa mưa với mật độ cao nhất là 81.953 cá thể/L, trong khi Microcytis sp. có mật độ cao nhất (73.567 cá thể/L) trong mùa khô

    CÁC LOÀI RÙA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    No full text
    Rùa thuộc nhóm động vật có cấu tạo cơ thể đặc biệt, là đối tượng săn bắt ráo riết và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Ba đợt thu mẫu các loài Rùa nước ngọt tại đồng bằng sông Cửu Long cho phép thu thập, định danh và mô tả đuợc 6 loài Rùa thuộc 3 họ (Emydidae, Testudinidae và Trionychidae) của bộ Rùa (Testudinata)

    Thành phần loài tảo mắt (Euglenophyta) ở khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười - Tiền Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu thành phần loài Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang được tiến hành thu mẫu vào tháng 9/2015 và tháng 2/2016 tại 10 điểm thuộc Khu bảo tồn. Nghiên cứu này nhằm xác định thành phần loài và xây dựng bộ sưu tập hình ảnh hiển vi của Tảo mắt ở Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang. Đồng thời, kết quả nghiên cứu còn là dẫn liệu về sự đa dạng sinh học của Tảo mắt cung cấp cho các nghiên cứu về Khu bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười – Tiền Giang. Kết quả đã xác định được 71 loài Tảo mắt thuộc 5 chi của họ Euglenaceae, bộ Euglenales. Trong đó, chi Phacus ưu thế nhất, với 27 loài, chiếm 38,03%; kế đến là chi Trachelomonas với 18 loài, chiếm 25,35%; chi Euglena với 14 loài, chiếm 19,72%; cuối cùng là chi Lepocinclis và Strombomonas có số lượng loài thấp nhất, với 6 loài, chiếm 8,45%. Tất cả các điểm thu mẫu đều có sự xuất hiện của Tảo mắt. Tuy nhiên, thành phần loài Tảo mắt phân bố không đều ở các điểm thu mẫu qua mỗi đợt khảo sát, phân bố nhiều nhất ở điểm Đ06 – 22 loài, Đ05 – 21 loài, trong đợt khảo sát thứ nhất và điểm Đ03 – 20 loài ở đợt khảo sát thứ 2; thấp nhất là điểm Đ02 mỗi đợt khảo sát ghi nhận được 2 loài. Số loài Tảo mắt phát hiện được ở mỗi đợt khảo sát gần bằng nhau, đợt 1: 51 loài và đợt 2: 47 loài; có 27 loài xuất hiện ở cả 2 đợt khảo sát
    corecore