161 research outputs found

    Hiệu quả của phân urea Cà Mau có bổ sung vi lượng trên hiệu quả sử dụng đạm, sinh trưởng và năng suất lúa

    Get PDF
    Đề tài được thực hiện ở nhà lưới (Đại học Cần Thơ) và đồng ruộng tại xã Mỹ Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long vào vụ Thu Đông 2013 nhằm so sánh hiệu quả của phân urea có bổ sung vi lượng (TE) với phân urea thông thường (hạt đục, hạt trong) trên hiệu quả sử dụng đạm (NUE), sinh trưởng, và năng suất lúa. Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức (0N, 100%N hạt đục, 100%N hạt trong, 100%N+TE và 90%N+TE) với 5 lặp lại trong thí nghiệm nhà lưới, và 4 lặp lại trong thí nghiệm đồng ruộng. Kết quả cho thấy, việc bổ sung TE vào urea hạt đục chưa góp phần nâng cao hiệu quả nông học (AE) và N hấp thu từ phân bón (ANR) trong thí nghiệm nhà lưới và đồng ruộng, mặc dù ANR của các nghiệm thức urea bổ sung TE có khuynh hướng cao hơn urea hạt đục trong thí nghiệm đồng ruộng. Ngoài ra, bổ sung TE vào phân urea chưa có ý nghĩa trong việc gia tăng năng suất, tuy nhiên khi bón giảm lượng N ở mức 90%N bổ sung TE vẫn duy trì năng suất lúa trong cả hai thí nghiệm. Cần so sánh hiệu quả của việc giảm liều lượng phân N bón không có TE và có TE để thấy rõ hơn hiệu quả của bổ sung TE trong duy trì năng suất cây trồng ở điều kiện bón giảm phân đạm

    HIỆU QUẢ CỦA PHÂN HỮU CƠ BẢ BÙN MÍA TRONG CẢI THIỆN MỘT SỐ ĐẶC TÍNH HÓA, LÝ ĐẤT TRỒNG GẤC (MOMORDICA COCHINCHINENSIS (LOUR) SPRENG) TẠI HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ bả bùn mía (HC) đến một số đặc tính hóa, lý đất bạc màu vùng triền núi tại huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cho khả năng phát triển cây Gấc sử dụng cho sản xuất dược liệu. Đất thí nghiệm thuộc nhóm Haplic Acrisols. Thí nghiệm được thực hiện với ba mức bón phân HC (0, 5 và 10 kg/cây), bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy bón phân HC ở mức 10 kg/cây đã cải thiện đáng kể hàm lượng lân (P) dễ tiêu trong đất. Các mức bón 5 và 10 kg HC/cây đã giúp gia tăng hàm lượng cation trao đổi Ca2+ và Mg2+ khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức không bón phân HC. Chỉ số độ bền cấu trúc đất tăng từ 34 đến 48 và 77 khi đất được bón phân HC tương ứng với các mức 5 và 10 kg / cây

    Nghiên cứu bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 4 nghiệm thức: (i) bổ sung đường cát từ giai đoạn 2 (ii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 (iii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 6 và (iv) bổ sung đường cát từ giai đoạn 8 của ấu trùng. Bể ương tôm có thể tích 0,5 m3, mật độ 60 con/lít, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng sau 21 ngày ương (10,70±0,10), chiều dài của postlarvae 15 (11,4±0,1 mm) ở nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 6, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Có thể kết luận rằng ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 là tốt nhất

    Phân lập, sàng lọc và định danh các chủng vi sinh vật có hoạt tính kháng sinh từ vùng biển Đông Bắc Việt Nam

    Get PDF
    Microorganisms are especially interested in due to the ability to produce secondary compounds with high-value applications. Plenty of novel and diverse chemical structures have been found in the bioactive substances of microorganisms. In this study, we isolated 143 strains of bacteria and actinomycetes from 161 samples including: sediments, sponges, soft corals, echinoderms and starfish collected from three sea areas of Viet Nam: Ha Long - Cat Ba; Co To - ThanhLan; Bai Tu Long. The strains were fermented in A1 medium and then fermentation broths were extracted 5 times with ethyl acetate. The extraction residue screening test using 7 reference strains isolated 15 target strains with the highest biological activity. Most of these strains have dramatic inhibition on Gram positive bacteria: Enterococcus faecalis ATCC29212; Bacillus cereus ATCC13245  and Candida albicans ATCC10231 with MIC values  ​​less than or equal to the MIC value of the reference antibiotic. In particular, strain G057 was active against S. enterica ATCC 13076 and G002 inhibited E. coli ATCC25922 with respective values  ​​MICG057 = 8 µg/ ml, MICG002 = 256µg/ ml; and three strains G115, G119, G120 showed the inhibitory effect towards P. aeruginosa ATCC27853 with respective values ​​MICG115 = 64 µg/ ml, MICG119 = 32 µg/ ml and MICG120 = 32 µg/ ml. All 15 strains were then subjected to morphological and phylogenetic investigations based on 16S rRNA gene sequences. The results showed that 9 of 15 strains G016, G017, G019, G043, G044, G047, G068, G119 and G120 belonged to Genus Micromonospora; strains G039 and G065 were identified as Genus Stretomyces; G002 was  identified as Bacillus; G057 was  identified as Nocardiopsis; G115 was in Photobacterium and G121 belonged Oceanisphaera.Vi sinh vật được đặc biệt quan tâm là do khả năng sinh tổng hợp ra các hợp chất thứ cấp có giá trị ứng dụng cao. Các chất có hoạt tính sinh học có thể cung cấp cho chúng ta các cấu trúc hoá học đa dạng và mới lạ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành phân lập được 143 chủng vi khuẩn và xạ khuẩn từ 161 mẫu gồm: trầm tích, hải miên, san hô mềm, da gai, sao biển thu thập từ ba vùng biển Hạ Long - Cát Bà, Cô Tô - Thanh Lân và Bái Tử Long. Các chủng được lên men trong môi trường A1, dịch lên men được xử lý tạo cặn chiết và tiến hành sàng lọc cặn chiết của vi khuẩn với 7 chủng vi sinh vật kiểm định dẫn đến lựa chọn 15 chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao nhất, thể hiện khả năng ức chế khá mạnh đối với 2 chủng vi khuẩn Gram (+) Enterococcus faecalis ATCC29212; Bacillus cereus ATCC13245 và chủng nấm men Candida albicans ATCC10231 với các giá trị MIC nhỏ hơn hoặc bằng giá trị MIC của các kháng sinh đối chứng. Ngoài ra, chủng G057 còn có khả năng kháng S. enterica ATCC13076 và chủng G002 kháng E. coli ATCC25922 với giá trị tương ứng MICG057 = 8 µg/ml, MICG002 =  256 µg/ml. Ba chủng G115, G119, G120 có khả năng kháng P. aeruginosa ATCC27853 với giá trị tương ứng  MICG115 = 64 µg/ml, MICG119 =  32 µg/ml và MICG120 =  32 µg/ml. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tích trình tự gen mã hóa tiểu phần  rRNA 16S cho thấy 9 trong số 15 chủng (G016, G017, G019, G043, G044, G047, G068, G119, G120) thuộc chi Micromonospora, hai chủng G039, G065 thuộc chi Stretomyces, chủng G002 thuộc chi Bacillus, G057 thuộc chi Nocardiopsis, chủng G115 thuộc chi Photobacterium và chủng G121 thuộc chi Oceanisphaera

    Nghiên cứu một số hợp chất thứ cấp từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. (G065).

    Get PDF
    Eight secondary metabolites, Cyclo-(Pro-Ala) (1), Cyclo-(Pro-Val) (2), Cyclo-(Pro-Leu) (3), Cyclo-(Pro-Tyr) (4), Cyclo-(Pro-Trp) (5), n-butyl-isobutyl phthalate (6), phenylacetic acid (7) and uracil (8) were isolated and identified from Streptomyces sp. (G065). Their structures were determined by spectroscopic analysis including MS and 2D NMR, as well as by comparison with reported data in literature. Keywords. Streptomyces sp., marine microorganism, Cyclo-(Pro-Ala), Cyclo-(Pro-Val), Cyclo-(Pro-Leu), Cyclo- (Pro-Tyr), Cyclo-(Pro-Trp)

    Thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào của lá cây Vót dạng cơm cháy Viburnum sambucinum (Caprifoliaceae)

    Get PDF
    Viburnum sambucinum is a small woody tree belongs to the genus Viburnum (Caprifoliaceae), mainly distributed in Vietnam, Lao and Cambodia. Extensive studies of the genus Viburnum have led to the identification of many compounds, such as diterpenes, triterpenes, iridoids, monoterpenes, sesquiterpenes, flavonoids, lignans, etc. In previous study, we reported 6 terpenoids isolated from the leaves of Viburnum sambucinum. In this study, we describe the isolation and structural characterizations of  four compounds hupehenol D (1), hupehenol A (2), 12β-hydoxy-3,15-dioxo- 20,21,22-23,24,25,26,27-octanordammanran (3), luteolin (4) and in vitro cytotoxic activities of ten compounds (1-10) from the leaves of  Viburnum sambucinum. Compound 1 and 3 exhibited significant cytotoxic activity against 4 cancer cell lines with IC50 value 4.71±0.03-5.35±0.04 μM. The compounds 2, 4, 6, 7 and 9 displayed week cytotoxicity with IC50 values ranging from 9.31± 0.12 to 82.06±0.94 mM

    CÁC HỢP CHẤT PHENYLPROPANOID GLUCOSIDE TỪ CÂY BẠCH ĐỒNG NỮ CLERODENDRUM PHILIPINUM SCHAUER

    Get PDF
    SUMMARYFrom the methanolic extract of the roots of Clerodendrum philipinum four phenylpropanoid glucosides were isolated by various chromatography methods. Their structures were identified as clerodenoside A (1), martynoside (2), acteoside (3), and isoacteoside (4) by means of spectroscopic methods including 1D-, 2D-NMR, and MS in comparison with previous literature data. Compounds 2-4 were found for the first time from the Crolerodendrum species.Keywords: Clerodendrum philipinum, phenylpropanoid glucosideSUMMARYFrom the methanolic extract of the roots of Clerodendrum philipinum four phenylpropanoid glucosides were isolated by various chromatography methods. Their structures were identified as clerodenoside A (1), martynoside (2), acteoside (3), and isoacteoside (4) by means of spectroscopic methods including 1D-, 2D-NMR, and MS in comparison with previous literature data. Compounds 2-4 were found for the first time from the Crolerodendrum species.Keywords: Clerodendrum philipinum, phenylpropanoid glucosid

    CARPAINONE: ALKALOIT MỚI TỪ LÁ CÂY ĐU ĐỦ

    Get PDF
    Cây Đu Đủ (Carica papaya L.) thuộc họ Caricaceae là loại cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Dịch chiết của lá Đu đủ thể hiện hoạt tính chống ung thư, chống oxy hóa, kháng vi sinh vật kiểm định và có tác dụng chống viêm, điều hòa miễn dịch. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi trình bày việc phân lập và xác định cấu trúc hóa học, đồng thời đánh giá hoạt tính gây độc tế bào, kháng khuẩn và chống oxy hóa của hợp chất ancaloit mới được đặt tên là Carpainone (1) từ lá cây Đu Đ

    Đánh giá chất lượng nước sông Bồ ở tỉnh Thừa Thiên Huế dựa vào chỉ số chất lượng nước (WQI)

    Get PDF
    C&aacute;c mẫu nước s&ocirc;ng Bồ - một s&ocirc;ng quan trọng thuộc hệ thống s&ocirc;ng Hương ở tỉnh Thừa Thi&ecirc;n Huế - được lấy mỗi th&aacute;ng một lần, từ th&aacute;ng 2 đến th&aacute;ng 7/2009, tại 5 trạm lựa chọn để ph&acirc;n t&iacute;ch c&aacute;c th&ocirc;ng số chất lượng nước: nhiệt độ, pH, DO, EC, SS, BOD5, COD, NO3-, PO43-, tổng coliform (n = 9), một số kim loại độc (Cu, Pb, Cd, Zn). Với c&aacute;c th&ocirc;ng số chất lượng nước đ&oacute; v&agrave; tr&ecirc;n cơ sở nghi&ecirc;n cứu điều chỉnh m&ocirc; h&igrave;nh WQI do Bharvaga đề xuất, đ&atilde; x&acirc;y dựng được m&ocirc; h&igrave;nh WQI ph&ugrave; hợp để đ&aacute;nh gi&aacute; chất lượng nước s&ocirc;ng Bồ. N&oacute;i chung, s&ocirc;ng Bồ c&oacute; chất lượng nước kh&aacute; tốt: 90% số liệu WQI thuộc mức I (rất tốt) v&agrave; mức II (tốt). Chất lượng nước s&ocirc;ng Bồ (đ&aacute;nh gi&aacute; qua WQI) kh&ocirc;ng kh&aacute;c nhau theo kh&ocirc;ng gian với p &gt; 0,05 nhưng kh&aacute;c nhau theo thời gian với p &lt; 0,05. So s&aacute;nh với chất lượng nước s&ocirc;ng Hương từ th&aacute;ng 2 đến th&aacute;ng 5/2007, chất lượng nước s&ocirc;ng Bồ tốt hơn v&agrave; &iacute;t biến động theo kh&ocirc;ng gian hơn. Cũng như s&ocirc;ng Hương, lo ngại nhất về chất lượng nước s&ocirc;ng Bồ l&agrave; &ocirc; nhiễm vi khuẩn ph&acirc;n, độ đục tăng cao khi c&oacute; mưa to (do rửa tr&ocirc;i v&agrave; x&oacute;i m&ograve;n từ v&ugrave;ng ven bờ) v&agrave; nồng độ P-PO43- ở mức tiềm t&agrave;ng g&acirc;y ph&uacute; dưỡng

    ĐIỂM LẠI CÁC NGHIÊN CỨU HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC MỘT SỐ LOÀI SINH VẬT BIỂN VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2006-2012

    Get PDF
    Nghiên cứu về hoá học các hợp chất  thiên nhiên biển ở Việt Nam được coi  là một  trong những hướng nghiên cứu quan  trọng  trong  thế kỉ  thứ 21.Tổng quan này đề cập đến những kết quả nghiên cứu gần đây của nhóm nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số nhóm sinh vật biển ở Việt Nam bao gồm: nhóm hải miên, nhóm san hô mềm và nhóm da gai. Các hợp chất thuộc lớp saponin, steroid, diterpene, glycolipid, và một số hợp chất khác đã được phân lập và xác định cấu trúc. Trong số các hợp chất thu được, có những hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào trên một số dòng tế bào ung thư thử nghiệm, kháng sinh. Ngoài ra, một số hợp chất còn được đánh giá khả năng kháng viêm, chống  loãng xương và chống ô xy hóa. Những  thành  quả  nghiên  cứu  này  đóng  góp  rất  lớn  vào  kho  tàng  hóa học  các hợp  chất  thiên nhiên biển trên thế giới. Trên cơ sở những kết quả thu được, một số sản phẩm đã được triển khai phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng
    corecore