12 research outputs found

    THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỎ CÂY BẰNG LĂNG NƯỚC (LAGERSTROEMIA SPECIOSA) THUỘC CHI TỬ VI (LAGERSTROEMIA)

    Get PDF
    Khảo sát thành phần hoá học vỏ cây Bằng lăng nước trồng tại Trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi đã cô lập và định danh được ba chất: stigmasterol, betulinic acid và hợp chất oleana-9(11),12-dien-3-ol, từ dịch chiết petroleum ether. Cấu trúc hóa học các chất này đã được làm sáng tỏ dựa vào những phương pháp phổ hiện đại: ESI-MS, NMR 1 chiều và 2 chiều. Nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục thực hiện

    Các hợp chất methoxyflavonoid và coixol được phân lập từ cây cam thảo đất (Scoparia dulcis Linn)

    Get PDF
    Chemical constituents of Scoparia dulcis Linn growing in An Giang province were investigated. The result showed that four compounds, including 5,6,7,8,3',4'-hexamethoxyflavone (1), 5,7,8,4'-tetramethoxyflavone (2), 5,7-dihydroxy-6,8,3',4'-tetramethoxyflavone (3) and coixol (4) were isolated from the dichloromethane extract. In which, two methoxyl flavonoid (1) and (2) were firstly isolated from this material. These structures were elucidated by modern spectroscopic methods as ESI-MS, 1D- and 2D-NMR and by comparison to the published data. The study has been continued

    Khảo sát hoạt tính sinh học một hợp chất flavonoid glucoside phân lập từ cao ethyl acetate hoa mai vàng (Ochna integerrima (Lour.) Merr.)

    Get PDF
    Từ hoa mai vàng, một dihydroflavonol glucoside đã được phân lập và khảo sát các hoạt tính sinh học. Cao ethyl acetate (cao EA) của hoa mai vàng có hoạt tính sinh học rất tốt như là chất kháng oxy hóa với IC50 là 2,27 µg/mL, (gấp 2 lần chất đối chứng acid ascorbic) và ức chế enzyme α-glucosidase với giá trị IC50 = 0,22±0.05 µg/mL (mạnh hơn 800 lần chất đối chứng Acarbose). Cao EA ức chế một chủng vi khuẩn Gram dươngC50 = 136,0±3,09 µg/mL). Cấu trúc hóa học của hợp chất phân lập từ cao EA được làm sáng tỏ bằng phân tích phổ nghiệm NMR và HR-MS và so sánh với các bài báo đã xuất bản, là 6-γ,γ-dimethylallyldihydrokaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside. Tìm hiểu tổng quan xác nhận đây là một hợp chất mới trong chi Ochna. Hợp chất thể hiện tính kháng oxy hóa tốt (IC50 = 7,34 µg/mL), nhưng lại yếu trong ức chế vi sinh vật và enzyme acetylcholineesterase (IC50 > 256 µg/mL). Trong thử nghiệm trên enzyme acetylcholinesterase gây bệnh Alzheimer, cao EA có nồng độ ức chế tốt hơn của hợp chất (IC50-EA-extract = 128,00±9,67 µg/mL)..

    Khảo sát hoạt tính kháng sinh của cao chiết từ loài hải miên Petrosia (blue) sp.

    Get PDF
    Trong số các loài hải miên của vùng biển Tây Nam Việt Nam, loài Petrosia (blue) sp. có số lượng tương đối phong phú và ít được nghiên cứu. Khảo sát hoạt tính sinh học của các cao chiết từ loài hải miên Petrosia (blue) sp. được thu gom ở độ sâu khoảng 10 m tại vùng biển Kiên Giang đã cho những thông tin hữu ích. Khi thử nghiệm kháng vi sinh vật, trong số 4 mẫu thử có 3 mẫu ức chế tốt các loài vi khuẩn Gram âm lẫn Gram dương, một loài nấm men; đó là các mẫu cao ethanol tổng, cao ethanol còn lại, cao dichloromethane, với IC50 < 40 µg/mL. Tuy nhiên, các cao của loài hải miên này không kháng oxy hóa và không có tác dụng với nấm men Candida albican

    Khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên cao chiết của loài hải miên Xestospongia testudinaria

    Get PDF
    Hải miên là loài chứa các chất chuyển hóa thứ cấp đặc biệt, có hoạt tính sinh học đáng kể và có thể sử dụng cho các ứng dụng khác nhau. Trong nghiên cứu này, loài hải miên được thu lấy ngoài khơi biển Phú Quốc, Việt Nam và được định danh là Xestospongia testudinaria. Mẫu hải miên được chiết kiệt bằng ethanol 96º, thu cao EtOH tổng. Lượng lớn cao tổng được chiết phân bố lần lượt bởi n-hexane, dichloromethane để tạo các dịch chiết có độ phân cực khác nhau. Dùng thiết bị cô quay từ dịch chiết thu được các cao ký hiệu là: EtOH tổng, n-Hex, DC, EtOH còn lại. Các cao chiết từ ​​hải miên đã được nghiên cứu về gây độc tế bào khi sử dụng ấu trùng tôm nước mặn (Artemia salinia), trong số 4 mẫu thử có 3 mẫu ức chế tốt Artemia salina. Đó là các mẫu cao ethanol tổng, cao dichloromethane, cao ethanol còn lại với LC50 < 50 µg/mL. Ngoài ra, cao chiết dichloromethane, ethanol tổng và ethanol còn lại của loài hải miên này thể hiện hoạt tính gây độc tế bào KB và MCF-7 với giá trị..

    Các phương pháp tạo màng bảo quản trái cây họ cam quýt

    Get PDF
    Cam qu‎‎ýt (Citrus spp., Rutaceae) là họ cây ăn trái có vai trò rất quan trọng trong thành phần thực phẩm của con người. Sau khi thu hoạch, trái cây thường bị thay đổi sinh lý‎, mất khối lượng, dễ nhiễm bệnh làm hư hao cũng như làm giảm chất lượng của trái ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế. Các bệnh xảy ra với trái cam quý‎t chủ yếu là do các loại nấm bệnh trên cây gây ra như: Penicillium digitatum, Penicillium italicum, Colletotrichum, Lasiodiplodia, Phomopsis, Alternaria và Phytophthora. Do vậy để bảo quản trái, các loại màng polymer sinh học hoặc tổng hợp để bao phủ trái thường được sử dụng nhằm ngăn cản sự tấn công của mầm bệnh, ngoài ra để tăng cường khả năng chống nhiễm bệnh của trái, có thể bổ sung vào màng bao phủ trái các chất kháng nấm bệnh an toàn được cho phép là các hóa chất tổng hợp hoặc chiết xuất từ tự nhiên có thể ăn được. Bài viết này trình bày các công trình bảo quản trái bằng phương pháp tạo màng đã được nghiên cứu và ứng dụng cho đến nay để đảm bảo chất lượng quả cam sau thu hoạch

    NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN CÂY CỎ XƯỚC (ACHYRANTHES ASPERA. L) Ở TRÀ VINH

    Get PDF
    Từ cao chloroform và cao ethyl acetate, chúng tôi đã cô lập và nhận danh bốn hợp chất: stigmasterol, hỗn hợp stigmasterol và spinasterol với tỷ lệ 1:3, sitosterol 3-O-b- D-glucopyranoside và quercetin 3-O-b-D-galactopyranoside. Cấu trúc của các chất này được đề nghị căn cứ vào phổ nghiệm từ dữ liệu MS, 1H, 13C, DEPT NMR và phổ 2 chiều NMR

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA THÂN CÂY CỎ XƯỚC (ACHYRANTHES ASPERA. L)

    Get PDF
    Trong quá trình nghiên cứu thành phần hóa học cho cây Cỏ xước, (Ngưu tất nam, Achyranthes aspera L., họ Rau dền, Amaranthaceae ), tiếp theo bài báo đã công bố trước đây khi khảo sát cây Cỏ xước thu hái ở Trà Vinh, chúng tôi tiến hành cô lập chất trên nguyên liệu được thu hái ở Vĩnh Long. Từ các cao có độ phân cực khác nhau, chúng tôi đã cô lập và nhận danh thêm bốn hợp chất: dodecanoic acid, stigmasterol, ?-D-glucopyranosyl-(1?2)-?-D-fructofuranoside và quercetin. Cấu trúc của các chất này được đề nghị căn cứ vào các dữ liệu phổ MS, 1H, 13C, DEPT-NMR và phổ 2 chiều NMR

    Thử nghiệm hoạt tính sinh học của hai hợp chất flavonol glucoside phân lập được từ nhị hoa mai vàng

    Get PDF
    Từ cao chiết dichloromethane của nhị hoa mai vàng, Ochna integerrima (Lour.) Merr. đã phân lập được hai hợp chất là 6˗γ,γ˗dimethylallylkaempferol 7˗O˗β˗ᴅ˗glucopyranoside (1) và (2S,3S) 4’-methoxy-6˗γ,γ˗dimethylallyldihydro kaempferol 7˗O˗β˗ᴅ˗glucopyranoside (2). Cấu trúc của hai hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ nghiệm hiện đại như 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC và so sánh với tài liệu đã được công bố trước đó. Hợp chất (2) thể hiện hoạt tính ức chế trên cả hai dòng tế bào ung thư vú MCF7 và ung thư phổi A549 với giá trị IC50 lần lượt là 152,00±8,5 μg/mL và 245,13±12,6 μg/mL. Hơn nữa, cả hai hợp chất đều thể hiện hoạt tính kháng khuẩn Gram (+), Staphylococus aureus với giá trị IC50 của hợp chất (1) là 61,47 0,67 µg/mL và của hợp chất (2) là 194,6±5,38 μg/mL

    Khảo sát màng bao kháng nấm bảo quản quả cam

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm thực hiện màng bao polymer có tính thẩm thấu khí chọn lọc, có chứa chất kháng khuẩn an toàn để tăng thời gian bảo quản quả cam sau thu hoạch. Quả cam tươi sau khi làm sạch được nhúng vào nhũ tương tạo màng gồm dung dịch chitosan kết hợp dung dịch nano bạc ethanol PA trong một thời lượng nhất định. Kết quả cho thấy đối với hầu hết các mẫu được xử lý qua màng bảo quản thì còn tốt đến 30 ngày ở điều kiện phòng. Độ hao hụt khối lượng quả ổn định, hơn nữa cảm quan màu sắc và độ cứng của quả không thay đổi đáng kể; ngược lại các mẫu không xử lý màng bao mau hư hỏng. Với phương pháp này, quả cam được bảo quản tốt hơn bình thường, được vận chuyển đi nhiều nơi trong thời gian lâu hơn và không bị nhiễm nấm bệnh
    corecore