12 research outputs found

    SO SÁNH MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẾ PHẨM ENZYME LIPASE TỪ CANDIDA RUGOSA VÀ PORCINE PANCREAS

    Get PDF
    Trong nghiên cứu này, một vài tính chất của Enzyme lipase Candida rugosa và Porcine pancreas dạng tự do được nghiên cứu thông qua sự xúc tác sinh học trong môi trường nước (sự thủy phân). Trước tiên, hai chế phẩm enzyme được xác định và so sánh về trọng lượng phân tử (MW) và các điều kiện như pH, nhiệt độ, bậc phản ứng, độ bền pH, độ bền nhiệt độ theo thời gian, ảnh hưởng của ion kim loại và năng lượng hoạt hóa (Ea) của phản ứng thủy phân dầu olive. Từ đó, điều kiện tối ưu mới cho hai chế phẩm enzyme này được thiết lập. Kết quả cho thấy hoạt tính xúc tác Candida rugosa tốt hơn của Porcine pancreas. Các giá trị tối ưu mới của Candida rugosa tìm được là: MW xấp xỉ 60 kilodalton, hệ đệm phosphate pH là 7,0; nhiệt độ là 40°C. ở các điều kiện này, các phản ứng được lặp lại nhiều lần để xác định độ bền pH sau 60 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme còn lại là 79,6% (1023,8 U/mg protein.phút), thời gian bán hủy (t1/2) tìm được là 210 (phút), hằng số ức chế kd là 3,3ì10-3 (phút-1), sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme còn 84% (940,48 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Tương tự, kết quả khi sử dụng enzyme Porcine pancreas là: MW xấp xỉ 50 kilodalton, hệ đệm borate pH là 8,5; nhiệt độ là 40°C. Lặp lại các lần phản ứng cũng ở các điều kiện trên để xác định  độ bền pH sau 30 phút. Kết quả cho thấy hoạt tính của enzyme này còn lại là 100% (5,88 U/mg protein.phút), (t1/2) tìm được là 148 (phút), hằng số ức chế kd là 4,7ì10-3 (phút-1), ) sau 60 phút độ bền nhiệt độ thể hiện hoạt tính của enzyme này còn 71,4% (4,2 U/mg protein.phút) và Ea tìm được là 15,176 (kJ/mol). Từ kết quả nghiên cứu này, kết luận được rút ra là cả hai enzyme đều bị ảnh hưởng bởi các ion Ca2+, Mg2+, và  Al3+; và phản ứng thủy phân dầu olive xúc tác Candida rugosa và Porcine pancreas là bậc một

    ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY LÊN SINH TRƯỞNG CỦA CALLUS CÂY GIẢO CỔ LAM (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) – MỘT CÂY DƯỢC LIỆU CÓ GIÁ TRỊ

    Get PDF
    Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino (Jiaogulan) is a traditional medicinal herb belonging to the Cucurbitaceae family. G. pentaphyllum grows widely in Southern China, Japan, Korea, and Vietnam. The essential bioactive components of Jiaogulan are saponin glycosides (gypenosides) and antioxidants. Jiaogulan exhibits bioactive activities such as anticancer, antioxidant, cholesterol-reducing agent, immunopotentiation, and others. In this study, the primary callus of Jiaogulan was used as a material to evaluate the influence of the culture medium on the induction and growth of secondary calli. The results reveal that the callus cultured on the MS medium supplemented with 2.0 mg/L kinetin and 0.5 mg/L indole-3-butyric acid has the best growth ability, high rate of secondary callus induction (100%), and good callus quality for suspension culture. The concentration of gypenoside and Rb1 in callus is 36.298 and 0.009 mg/g dry weight. The gypenoside concentration of callus is lower than that of leaves (65.58%) and almost similar to that of stems (92.38%) from natural samples. The suitable solvent for the extraction of gypenoside is methanol. The obtained callus will be used as material for cell suspension culture in further studies.Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino) là một cây thuốc dân gian thuộc họ Bầu bí. Cây phân bố rộng ở miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Các thành phần có hoạt tính sinh học quan trọng của Giảo cổ làm là saponin glycoside (gypenoside) và các chất chống oxy hóa. Giảo cổ lam được sử dụng hỗ trợ chống ung thư, chống oxy hóa, giảm cholesterol, tăng cường miễn dịch và các tác dụng khác. Trong nghiên cứu này, callus sơ cấp của cây Giảo cổ lam được sử dụng làm nguyên liệu để đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy lên khả năng phát sinh và sinh trưởng của callus thứ cấp. Kết quả cho thấy, callus được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 2,0 mg/L kinetin và 0,5 mg/L indole-3-butyric acid sinh trưởng tốt nhất; tỷ lệ tạo callus thứ cấp cao (100%); callus đáp ứng được tiêu chuẩn để nuôi cấy huyền phù. Hàm lượng gypenoside và Rb1 trong callus là 36,298 và 0,009 mg/g chất khô; gypenoside thấp hơn trong lá (65,58%) và gần tương đương với mẫu thân (92,38%) của sản phẩm thu mua từ thị trường. Dung môi thích hợp để tách chiết gypenoside là methanol. Callus thu được sẽ được sử dụng làm nguyên liệu cho nuôi cấy tế bào huyền phù trong các nghiên cứu tiếp theo

    Sử dụng thức ăn viên nuôi cá thát lát còm (Chitala chitala) thương phẩm

    Get PDF
    Thí nghiệm nuôi cá thát lát còm (Chitala chitala) bằng thức ăn viên nổi được thực hiện trong các giai lưới có diện tích 20 m2/giai với 2 nghiệm thức ăn là thức ăn viên với 4 mức protein (42,5%, 38,6%, 33,6% và 33,2%) và 9% lipid cho 4 giai đoạn nuôi thương phẩm (trong 238 ngày) và nghiệm thức cho ăn bằng cá tạp. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cá ở nghiệm thức cho ăn thức ăn viên khác biệt không có ý nghĩa về tăng trưởng, tỷ lệ sống, năng suất so với nghiệm thức cho ăn cá tạp (p>0,05). Độ dai của cơ thịt cá thát lát còm ở nghiệm thức cho ăn thức ăn viên (865 g lực) cao hơn so với nghiệm thức cho ăn cá tạp (671 g lực). Chi phí thức ăn cho 1 kg cá tăng trọng ở nghiệm thức cho cá ăn thức ăn viên (27.500 đồng) thấp hơn so với nghiệm thức cho ăn cá tạp (33.900 đồng). Nuôi cá thát lát còm bằng thức ăn viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cá ở 4 giai đoạn nuôi thương phẩm cho hiệu quả cao so với thức ăn là cá tạp

    NHU CẦU ĐẠM CỦA CÁ LÓC BÔNG (CHANNA MICROPELTES CUVIER, 1831) GIAI ĐOẠN GIỐNG

    Get PDF
    Nghiên cứu nhu cầu đạm của cá lóc Bông (Channa micropeltes) giống nhỏ (2,6 gam/con) và giống lớn (6,07 gam/con) được thực hiện trên hệ thống 20 bể nhựa với nước tuần hoàn và có sục khí. Cá được cho ăn 5 loại thức ăn có hàm lượng đạm từ 14% đến 54% (năng lượng 4,2 kcal/g) trong 50 ngày. Tỉ lệ sống của cá giống nhỏ và lớn ở nghiệm thức 14% và 24% đạm thấp hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (p < 0,05). Snh trưởng của cá tăng theo sự gia tăng của hàm lượng đạm trong thức ăn, tăng trưởng tuyệt đối theo ngày cao nhất của cá giống nhỏ là nghiệm thức 54 % đạm (0,05 g/ngày) và giống lớn là 44 % đạm (0,07 g/ngày). Kết quả phân tích đường cong bậc hai cho thấy hàm lượng đạm cho tăng trưởng tối đa ở cá giống nhỏ là 50,8 %  và giống lớn là 46,5%.  Hàm lượng đạm từ 30,7 - 36,8 % (giống nhỏ) và  27,8 - 32,8 % (giống lớn) là khoảng thích hợp cho sự tăng trọng của cá và giảm giá thành sản xuất

    Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trồng bắp (Zea mays L.)

    Get PDF
    “Nghiên cứu sử dụng nước thải biogas trồng bắp (Zea mays L.)” được thực hiện nhằm tận dụng dinh dưỡng của nước thải biogas như phân hữu cơ dạng lỏng thay thế phân hóa học góp phần giảm lượng nước tưới, hạn chế lượng nước thải biogas xả trực tiếp ra thủy vực tiếp nhận và giảm chi phí trong canh tác bắp. Thí nghiệm trong chậu gồm 4 nghiệm thức: phân hóa học, nước thải biogas tỷ lệ 100%, 75% và 50% nhằm chọn tỷ lệ nước thải biogas hợp lý cho thí nghiệm ngoài đồng. Thí nghiệm ngoài đồng được bố trí với 3 nghiệm thức: phân hóa học (đối chứng), nước thải biogas hàm lượng đạm 75%, và nước thải biogas hàm lượng đạm 50%. Kết quả cho thấy chiều cao cây, chiều dài trái bắp, đường kính trái bắp, khối lượng trái, số hàng trên trái, số hạt trên trái và năng suất cây bắp ở nghiệm thức nước thải biogas hàm lượng đạm 75% khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Sử dụng nước thải biogas trồng bắp giúp giảm 35 L/m2 nước thải biogas với hàm lượng đạm 75% thải ra môi trường, tận dụng 18,7 g/m2 đạm, 4,47 g/m2 lân và 6,42 g/m2 kali, giảm chi phí phân bón hóa học 1.147 VNĐ/m2 và chi phí thuốc bảo vệ thực vật 500 VNĐ/m2. Đề tài khuyến khích nông hộ có mô hình khí sinh học sử dụng nước thải biogas thay thế phân hóa học canh tác cây bắp

    Tối ưu hóa tỷ lệ nguyên liệu, nhiệt độ nướng và ảnh hưởng của bao bì bảo quản đến tính chất bánh quy bổ sung lêkima

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm tối ưu hóa tỷ lệ nguyên liệu và nhiệt độ nướng bánh quy có bổ sung lêkima được thực hiện theo phương pháp bề mặt đáp ứng (RSM) để tạo ra sản phẩm đạt cấu trúc và màu sắc tốt nhất. Mô hình phức hợp trung tâm (CCD) đã được sử dụng để khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu (thịt quả lêkima 25 – 35%, trứng 14 – 18%, bột nở 1,0 – 1,2% tính theo khối lượng bột mì) và nhiệt độ nướng (140 – 160oC) đến chất lượng sản phẩm. Ảnh hưởng của 4 loại bao bì gồm polyamide (PA), polyethylene (PE), polypropylene (PP) và oriented polyproplene (OPP) đến mật độ vi sinh, độ cứng, độ ẩm, màu sắc và chất lượng cảm quan sản phẩm cũng được khảo sát sau 3, 5 và 7 tuần bảo quản. Kết quả cho thấy với tỷ lệ lêkima 27,2 – 29,0%, trứng 15,3 – 16,7%, bột nở 1,05 – 1,15% và nhiệt độ nướng là 148,7 – 150oC, sản phẩm có cấu trúc và chất lượng cảm quan về màu sắc tốt nhất. Bánh quy bổ sung lêkima đóng gói trong bao bì PA,..

    Đánh giá khả năng xử lý methylene blue trong nước của xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like

    Get PDF
    Nghiên cứu này đã đánh giá khả năng phân hủy Methylene Blue (MB) bằng xúc tác Fe3O4/Cu0 thông qua phản ứng Fenton-like. Fe3O4/Cu0 sau tổng hợp được đánh giá bởi các phương pháp phân tích hiện đại và kết quả cho thấy Fe3O4/Cu0 đã được hình thành thông qua các đỉnh nhiễu xạ của đồng và oxit sắt từ. Fe3O4/Cu0 có dạng hình cầu và khối đa giác với kích thước trong khoảng 40–60 nm. Độ từ hoá của Fe3O4 và Fe3O4/Cu0 được xác định lần lượt là 40,1 và 10,2 emu.g. Kết quả phổ tán sắc năng lượng tia X và quang phổ phát xạ plasma đã chứng minh được sự hiện diện của Fe, Cu và O trong vật liệu. Kết quả quang phổ phát xạ plasma còn phát hiện được hàm lượng Cu và Fe trong mẫu dung dịch đã xử lý MB, chứng minh rằng cả Fe3O4 và Cu đều tham gia vào phản ứng Fenton-like. Quá trình phân hủy MB bằng Fe3O4/Cu0 đạt hiệu suất cao nhất là 99,5% ở nhiệt độ phòng, pH 4, thời gian 75 phút và nồng độ đầu của MB là 25 mg/L
    corecore