48 research outputs found

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG HẤP THU CÁC ION CU2+ VÀ PB2+ CỦA THAN BÙN U MINH

    Get PDF
    Từ các mẫu than bùn nguyên khai của vùng U Minh, sau đó tiến hành xử lý các mẫu than bùn nguyên khai này bằng dung dịch HCl 5%. Đề tài tiến hành khảo sát các đặc tính hóa lý và khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng Cu2+ và Pb2+ của các mẫu than bùn nguyên khai và các mẫu than bùn được hoạt hóa. Kết quả cho thấy rằng than bùn U Minh có hàm lượng humic acid tương đối cao, pHZCP và hàm lượng tro thấp. Dung lượng hấp phụ ion Cu2+ và Pb2+ của các mẫu than bùn được hoạt hóa cao hơn các mẫu than bùn nguyên khai

    NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO HẠT GEL CHITOSAN LIÊN KẾT NGANG KÍCH THƯỚC NHỎ

    Get PDF
    Chitosan, sản xuất từ chitin của vỏ tôm sú (Penaeus monodon), được biến tính hóa học với glutaraldehyde để tạo hạt chitosan chứa liên kết ngang có kích thước nhỏ (hạt vi cầu). Trong nghiên cứu này ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến quá trình tạo hạt như: Phương pháp chế tạo, vận tốc khuấy, thời gian khuấy đã được khảo sát. Trong cùng điều kiện thí nghiệm, hạt thu được từ phương pháp nhũ tương có hình dạng cầu tốt hơn phương pháp cơ học và phương pháp biến tính hóa học trực tiếp tạo ra hạt có tính chất mong muốn tốt nhất. Vận tốc khuấy lớn sẽ làm giảm kích thước hạt, thời gian khuấy dài làm tăng độ đồng đều và giảm tính kết khối của hạt.  Hình dạng của các hạt vi cầu được xác định bằng ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) chứng tỏ rằng chúng có hình cầu đều và bề mặt khá bóng. Sự so sánh tốc độ hấp phụ Cu2+ giữa hạt chitosan liên kết ngang có kích thước lớn (2.5-4 mm) và hạt chitosan liên kết ngang có kích thước nhỏ hơn  (2-10 mm) chứng tỏ rằng hạt với kích thước nhỏ hơn có tốc độ hấp phụ nhanh hơn.

    Nghiên cứu hiện trạng tiêu thụ năng lượng thông qua vật tư nông nghiệp đầu vào và hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau ăn lá tại xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu là phân tích hiện trạng tiêu thụ năng lượng thông qua vật tư nông nghiệp đầu vào và hiệu quả tài chính của mô hình canh tác rau ăn lá tại xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2021. Sáu mươi người sản xuất chính hoặc chủ hộ trồng rau ăn lá với diện tích từ 1.000 m2 trở lên đã được phỏng vấn trực tiếp trong nghiên cứu. Phần mềm MiLCA thương mại phiên bản 2.3 được sử dụng để phân tích tiêu thụ năng lượng thông qua phương pháp nhiệt cao hơn dựa vào loại và lượng vật tư đầu vào đã sử dụng. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy sản xuất rau ăn lá mang lại hiệu quả tài chính cao hơn không đáng kể so với trung bình diện tích đất trồng trọt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang (75.289.000 đồng/ha/vụ - bao gồm chi phí lao động). Sản xuất rau ăn lá sử dụng 44.118 MJ/ha/vụ, tương ứng với 2,68 MJ/kg rau thương phẩm. Mức tiêu thụ năng lượng này cao hơn so với cải rổ và xà lách được canh tác ở Thái Lan trên đơn vị diện tích nhưng thấp hơn khi xét trên trọng lượng sản phẩm. Để cải thiện chi phí và hiệu quả năng lượng, cần tối ưu hóa hiệu quả của phân bón như chọn thời điểm bón phân phù hợp và ứng dụng than sinh học

    Đặc tính của phẫu diện đất phèn chuyên canh khóm và xen canh với cam sành, dừa tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định đặc tính hình thái, hóa học đất của các mô hình canh tác khóm. Dựa vào đặc tính hình thái, hai phẫu diện đất canh tác chuyên khóm tại Vĩnh Viễn thuộc đất phèn tiềm tàng rất sâu trong khi hai phẫu diện đất canh tác khóm xen canh cam và khóm xen canh dừa tại xã Vĩnh Viễn A thuộc đất phèn tiềm tàng sâu. Đối với đặc tính hóa học đất, pHKCl  có giá trị nhỏ hơn 3,55. Hàm lượng nhôm nhỏ hơn 6,0 meq Al3+.100 g-1 và sắt nhỏ hơn 6,0 mg.kg-1. Ngoài ra, hàm lượng đạm tổng số được đánh giá ở mức trung bình đến cao và lân tổng số ở mức nghèo, với hàm lượng 0,39 - 0,60% và 0,03 - 0,06%, theo thứ tự. Lượng đạm hữu dụng và lân dễ tiêu được xác định theo thứ tự 88,1. - 313,5 mg NH4+.kg-1 và 37,2 - 39,7 mg P.kg-1. Tuy nhiên, thành phần lân nhôm và lân sắt cao (83,5 - 110,7 và 16,5 - 38,9 mg P.kg-1). Trong đó, hàm lượng lân nhôm và lân sắt ở hai phẫu diện đất chuyên khóm thấp hơn. Hàm lượng chất hữu cơ được đánh giá ở ngưỡng trung bình. Khả năng trao đổi cation ở mức thấp đến trung bình. Sa cấu đất là đất sét pha thịt. Nhìn chung, đất phèn của các mô hình canh tác khóm có độ phì nhiêu thấp

    CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH ĐẦM THỊ NẠI, TỈNH BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Nội dung bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại vào tháng 11/2008 (mùa mưa) và tháng 4/2009 (mùa khô). Từ kết quả phân tích cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại biến đổi trong phạm vi rộng (C hữu cơ từ 0,09 - 1,16 %, N hữu cơ từ 88,7 - 1826,0 mg/g, P tổng số từ 44,2 - 938,2 mg/g, Zn từ 3,4 - 75,6 mg/g, hydrocarbon từ 108 - 423 mg/g, Cu từ 0,1 - 15,3 mg/g, Pb từ 2,3 - 35,2 mg/g, Fe từ 1379 - 14981 mg/g), có xu hướng tăng dần từ đỉnh đầm về phía cửa đầm và có mối quan hệ mật thiết với độ hạt của trầm tích. Hàm lượng của chúng cao trong trầm tích bùn sét và thấp hơn trong trầm tích hạt thô. Vật chất hữu cơ trong trầm tích chủ yếu có nguồn gốc lục nguyên (terrigeneous organic matter). Chất lượng môi trường trầm tích đầm Thị Nại còn khá tốt, hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong trầm tích đầm Thị Nại đều phù hợp cho đời sống thủy sinh. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trầm tích gồm vật chất từ tự nhiên (chủ yếu là vật chất từ sông Côn và sông Hà Thanh) và từ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực liền kề.Vào thời kỳ mưa lũ, sự lắng đọng vật chất xảy ra trong toàn đầm, nhưng vào mùa khô hiện tượng này chủ yếu diễn ra trong khu vực đỉnh đầm. Tốc độ lắng đọng trầm tích (TĐLĐTT) vào mùa mưa cao hơn so với mùa khô nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và kim loại nặng trong vật liệu trầm tích mới lắng đọng vào mùa mưa lại thấp hơn. Summary: The paper represents some aspects on the quality of the sediments in Thi Nai lagoon. Results of 2 surveys (performed in November 2008, rainy season, and April 2009, dry season) show that the contents of the organic materials and heavy metals in the sediment were considerably various (organic C: 0.09 -1.16%, organic N: 88.7 – 1826.0 mg/g, total P:  44.2 - 938.2 mg/g; Zn: 3.4 - 75.6 mg/g; Cu: 0.1 - 15.3 mg/g, Pb: 2.3 – 35.2 mg/g, Fe: 1379 - 14981 mg/g; HC: 108 - 423 mg/g). Content of organic matters, heavy metals and hydrocarbon increases from the top toward the mouth of the lagoon because of the increase of pelite fraction in the sediments. The most part of the organic matters are terrigeneous in origin particularly in rainy season. Generally, the sediment in Thi Nai lagoon, in term of organic materials and heavy metals, was suitable for the aquatic life. The factors affecting to the sediment quality included the materials from natural sources (mainly from Con and Ha Thanh rivers) and human activities. In the rainy season, the deposition on the sediment took place in the whole of the lagoon, whereas during the dry season, it prevailed mainly in the top of the lagoon. Sedimentation rate was higher in rainy season compared to dry season but the contents of the organic matters and heavy metals of materials in sediment traps were higher in dry season

    NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO PETROLEUM ETHER CỦA RỄ CÂY MẮM (AVICENNIA MARINA)

    Get PDF
    Nghiên cứu hóa thực vật trên rễ phổi của cây Avicennia maria (Forssk.) Vierh., được trồng tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, kết quả phân lập được hai triterpenoid là taraxerone (C30H48O) và betulin (C30H50O2). Cấu trúc hóa học của các chất này đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại: API-MS, 1H-NMR, 13C?NMR, DEPT NMR

    NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC CÁC CHẤT TRONG CAO PETROLEUM ETHER VÀ THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA LÁ CÂY MẮM ỔI (AVICENNIA MARINA)

    Get PDF
    Khảo sát thành phần hoá học lá cây Mắm ổi được thu hái tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, chúng tôi đã cô lập và định danh được hai chất: lupeol và betulin từ dịch chiết petroleum ether. Cấu trúc hóa học các chất này đã được làm sáng tỏ dựa vào những phương pháp phổ hiện đại 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT NMR và so sánh với tài liệu đã công bố. Trong đó, chúng tôi đã khảo sát và tìm ra những hoạt tính sinh học của lupeol và betulin. Kết quả là, lupeol có khả năng kháng tế bào ung thư gan với IC50 có giá trị là 93,53 mg/mL. Betulin cũng có khả năng chống lại tế bào ung thư phổi với IC50 có giá trị là 25,84 mg/mL. Hơn thế nữa, khi tiến hành nghiên cứu thành phần dinh dưỡng của lá Mắm, chúng tôi nhận thấy lá Mắm có nhiều amino acid với hàm lượng cao, điều này lý giải tại sao người nông dân nuôi tôm lại sử dụng lá Mắm làm nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm. Nghiên cứu vẫn đang được tiếp tục

    GÓP PHẦN KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA VỎ CÂY MẮM ỔI (AVICENNIA MARINA)

    Get PDF
    Từ dịch chiết petroleum ether của vỏ cây Mắm ổi, thu hái tại ven biển tỉnh Bạc Liêu, đã cô lập được ba hợp chất là: taraxerol (C30H50O), taraxerone (C30H48O), betulin (C30H50O2). Cấu trúc hóa học của các hợp chất này đã được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại 1H?NMR, 13C?NMR, DEPT NMR và được so sánh với tài liệu đã công bố

    KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRONG CAO ETHYL ACETATE CỦA RỄ CAU (ARECA CATECHU L.)

    Get PDF
    ABSTRACTLuteolin?7,4??dimethyl ether (C17H14O6); apigenin?5?methyl ether (C16H12O5) and ??sitosterol-3-O-?-glucopyranoside (C35H60O6) were isolated from ethyl acetate extracts of Areca catechu L. root.  Structures of these compounds have been elucidated by modern spectroscopic methods: MS, 1H-NMR, 13C-NMR, HSQC, COSY and HMBC.Keywords: Areca catechu L., components, luteolin?7,4??dimethyl ether, apigenin?5?methyl ether, ?-sitosterol-3-O-?-glucopyranoside, rootTitle: Study on the chemical components of Areca catechu L. rootTóM TắTLuteolin?7,4??dimethyl ether (C17H14O6), apigenin?5?methyl ether (C16H12O5) và ??sitosterol-3-O-?-glucopyranoside (C35H60O6) được cô lập từ cao ethyl acetate của rễ Cau.  Cấu trúc hóa học các chất này đã được xác định bằng các loại phổ MS, 1H?NMR, 13C?NMR, HSQC, COSY và HMBC.Từ khóa: Areca catechu L., luteolin?7,4??dimethyl ether, apigenin?5?methyl ether, ??sitosterol-3-O-?-glucopyranoside</p

    Khảo sát thành phần hóa học và hoạt tính gây độc tế bào Hep-G2 của cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.)

    Get PDF
    Từ cao chiết của cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.) thu tại Hòn Sơn thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, nghiên cứu đã khảo sát hoạt tính gây độc tế bào trên dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) đối với bốn phân đoạn cao khác nhau: petroleum ether (PE), dichloromethane (DC), ethyl acetate (EA), methanol (MeOH). Kết quả có hai cao có biểu hiện hoạt tính gây độc với dòng tế bào Hep-G2 (ung thư gan) là cao PE và cao DC. Từ cao DC đã cô lập được 4 hợp chất: stigmasterol, lupeol, apigenin và tiliroside. Cấu trúc hóa học các hợp chất được xác định bằng các phương pháp phổ (1H-NMR, 13C‑NMR, DEPT) kết hợp với so sánh tài liệu tham khảo đã công bố
    corecore