111 research outputs found

    BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU KHU HỆ NẤM CHI COPRINUS PERS. ET GRAY TRÊN CAO NGUYÊN LÂM VIÊN

    Get PDF
    Coprinus Pers. et Gray flora on the Lamvien Plateau includes 6 following species: Coprinus sterquilinus (Fr.)Fr., Coprinus lagopus (Fr.)Fr., Coprinus heterothrix Kuhner., Coprinus disseminatus (Pers.)Gray Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. and Coprinus ephemeroides (Bull.)Fr., in which Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. is used as food. Coprinus fungi are saphrophytic fungi that usually grow on stool or on manure or soil during rainy seasons.Khu hệ nấm chi Coprinus Pers. et Gray trên cao nguyên Lâm Viên gồm 6 loài sau đây: Coprinus sterquilinus (Fr.)Fr., Coprinus lagopus (Fr.)Fr., Coprinus heterothrix Kuhner., Coprinus disseminatus (Pers.)Gray, Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. và Coprinus ephemeroides (Bull.)Fr., Trong đó loài Coprinus plicatilis (Curtis)Fr. được sử dụng làm thực phẩm. Các loài nấm thuộc chi nấm mực thường sống hoại sinh trên phân hoặc trên đất vào mùa mưa

    BỔ SUNG BỐN LOÀI NẤM THUỘC CHI COPRINUS PERS. ET GRAY VÀO KHU HỆ NẤM LỚN CAO NGUYÊN LÂM VIÊN

    Get PDF
    This paper is about adding four species of fungi belonging to genus Coprinus Pers. et Gray to the macro-fungi flora on the Lamvien Plateau. The added species are Coprinus semilanatus Peck., Coprinus curtus Kalchbr., Coprinus patouilardii Quél., and Coprinus cordisporus Gibbs., which may be newly recorded species of the macro-fungi flora of Vietnam. Coprinus fungi species are saphrophytic fungi that usually grow on manure during the rainy season.Bổ sung bốn loài nấm thuộc chi Coprinus Pers. et Gray sau đây vào khu hệ nấm lớn Cao nguyên Lâm Viên: Coprinus semilanatus Peck.; Coprinus curtus Kalchbr.; Coprinus patouilardii Quél.; và Coprinus cordisporus Gibbs. Có lẽ là cả bốn loài nấm trên đều là loài mới cho khu hệ nấm lớn Việt Nam. Chúng đều sống hoại sinh trên phân gia súc, gia cầm và hình thành quả thể vào mùa mưa

    NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ (Pleurotus spp.) BẰNG CƠ CHẤT LÊN MEN

    Get PDF
    This study was carried out on the cultivation of five species of Pleurotus using fermentation substrate. Paddy (Oryza sativa) was used for spawn production. Five species of Pleurotus (identified and selected in the isolation process from mushroom farms in Lamdong province) with prepared compost were examined for time of spawn running, infection rate and biological efficiency. The experiment was set up as a completely randomized design with three replicates. Pleurotus hybrid (P. hybrid) and Pleurotus sajor-caju (P. sajor-caju) had good growth potential on compost. It took about 21 days for the mycelium to spread completely through the substrate (5kg per bag). However, P. abalonus, P. citrinopileatus, and P. djamor did not grow well on fermentation substrate. In this study, although the inoculation was not conducted under sterile conditions, fungal infections were not present (0%) and the biological efficiency exceeded 62% (P. hybrid attained 62.68 ± 9.13% and P. sajor-caju 62.82 ± 7.56%).Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng nuôi trồng năm loài nấm Pleurotus trên cơ chất lên men. Hạt thóc (Oryza sativa) được sử dụng để làm giống sản xuất. Năm loài Pleurotus (được định danh và tuyển chọn trong quá trình phân lập từ các trại nấm trong phạm vi tỉnh Lâm Đồng) được cấy vào compost, quá trình nuôi trồng được theo dõi và đánh giá qua các thông số: Thời gian mọc kín cơ chất, tỷ lệ nhiễm bệnh, và hiệu suất sinh học. Các thí nghiệm được thực hiện hoàn toàn ngẫu nhiên và được lặp lại ba lần. Kết quả cho thấy các loài P. hybrid và P. sajor-caju có tiềm năng sinh trưởng và phát triển tốt trên cơ chất lên men. Sợi nấm mọc kín hoàn toàn cơ chất (túi nilon chứa 5kg) trong khoảng 21 ngày. Tuy nhiên, cũng theo kết quả thu được, ba loài nấm P. abalonus, P. citrinopileatus, và P. djamor, không phù hợp để nuôi trồng trên cơ chất lên men. Trong nghiên cứu này, mặc dù quá trình cấy giống không được tiến hành trong điều kiện vô trùng, nhưng không ghi nhận hiện tượng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc (tý lệ nhiễm là 0%) và hiệu suất sinh học đạt trên 62% (P. hybrid đạt 62.68 ± 9.13% và P. sajor-caju đạt 62.82 ± 7.56%)

    Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VEN BIỂN TẠI KHU VỰC KHAI THÁC SA KHOÁNG TITAN Ở THIỆN ÁI, HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬN

    Get PDF
    Bài báo làm sáng tỏ vấn đề ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác sa khoáng Titan (Ti) ở Thiện Ái, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Đã có sự ô nhiễm dầu khoáng, hoạt độ phóng xạ (a, b), hữu cơ, vi khuẩn và nhiễm mặn vào môi trường tại và xung quanh khu vực khai khoáng. Ngoại trừ hữu cơ và vi khuẩn, các thành phần ô nhiễm khác bắt nguồn từ hoạt động khai thác sa khoáng. Sự xuất hiện các thành phần ô nhiễm đang đe doạ môi trường ven biển và cộng đồng dân cư địa phương. Nhiễm mặn vào nước ngầm gây thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt của người dân. Hoạt động khai thác sa khoáng Titan cũng làm biến đổi nghiêm trọng cảnh quan tự nhiên vùng ven biển. Ô nhiễm môi trường ven biển ở vùng này hiện còn mang tính cục bộ tại chỗ. Nếu quy mô khai thác được mở rộng, việc đánh giá tác động môi trường và giám sát hoạt động khai thác cần được tiến hành đầy đủ và nghiêm túc để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường

    Nghiên cứu khu hệ nấm lớn vùng Nam Tây Nguyên

    No full text
    61 tr. ; 30 c
    corecore