5 research outputs found

    CANH TÁC LÚA ÍT KHÍ THẢI NHÀ KÍNH TỈNH AN GIANG VỤ ĐÔNG XUÂN 2010-2011

    Get PDF
    Giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp đang là xu hướng chung của các nước trên thế giới và là chủ trương của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Việt Nam, vì thế dự án canh tác lúa ít khí thải nhà kính ở Việt Nam được triển khai thí điểm tại tỉnh An Giang nhằm giúp nông dân thu được năng suất lúa, lợi nhận cao hơn và giảm lượng khí CH4 phát thải; Bốn mô hình nghiên cứu được triển khai với qui mô 100ha được với bố trí ngẫu nhiên, ba lặp lại; các số liệu nông học, lấy mẫu và phân tích khí thải được thực hiện định kỳ mỗi tuần. Kết phân tích số liệu cho thấy, mô hình áp dụng tưới ngập khô xen kẽ và áp dụng phân đạm theo bảng so màu lá cho năng suất lúa cao hơn 0.6-0.9t/ha, lợi nhuận thu được cao hơn 8-13 triệu đồng/ha, và lượng khí CH4 phát thải thấp hơn 19-31% so với mô hình đối chứng. Thành tựu bước đầu của dự án, có thể đánh giá rằng đây là một dự án hoàn toàn mới, có qui mô thí nghiệm lớn và mang tính tiên phong trong trận chiến giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu; và mô hình này cần được Bộ - Ngành nông nghiệp trung ương và địa phương quan tâm, hỗ trợ để phát triển nhanh trên diện rộng tại những vùng trồng lúa ở Việt Nam

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUI TRÌNH NUÔI CÁ LÓC Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    Get PDF
    Đề tài khảo sát việc nuôi cá lóc ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, nơi có phong trào tiên phong trong việc nuôi cá lóc, đặc biệt là cá lóc môi trề. Khảo sát cho thấy người dân ở đây có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi cá lóc môi trề, từ khâu sản xuất cá con, ương nuôi thành cá thịt để cung cấp cho thị trường. Hơn nữa huyện Tam Nông còn  có lợi thế về thức ăn cho cá lóc, là yếu tố có vai trò quyết định giá thành của sản phẩm. Đó là nguồn cá bổi, hay cá tạp khá dồi dào, đặc biệt vào những năm có lũ cao. Tuy nhiên, vào các tháng khô và những năm không có lũ lớn, nguồn cá tạp làm thức ăn trở nên khan hiếm và giá cao, nên nuôi cá không có lời, thậm chí còn lỗ nặng, như tình hình năm 1998. Vì thế chúng tôi chú trọng việc bổ sung nguồn thức ăn tổng hợp, chế biến từ các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương hay các vùng lân cận. Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nuôi cá lóc môi trề ở Cần Thơ với thức ăn chế biến được xem là phù hợp.  Thí nghiệm cho thấy cá lóc nuôi bằng thức ăn chế biến có khả năng sống sót, tăng trưởng tương đương cá nuôi bằng thức ăn cá tạp. Từ đó chúng tôi đề xuất việc phát triển qui trình nuôi cá lóc với thức ăn chế biến, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cá tạp bằng cách bổ sung nguồn thức ăn chế biến phù hợp

    CÁC LOÀI RÙA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

    No full text
    Rùa thuộc nhóm động vật có cấu tạo cơ thể đặc biệt, là đối tượng săn bắt ráo riết và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Ba đợt thu mẫu các loài Rùa nước ngọt tại đồng bằng sông Cửu Long cho phép thu thập, định danh và mô tả đuợc 6 loài Rùa thuộc 3 họ (Emydidae, Testudinidae và Trionychidae) của bộ Rùa (Testudinata)

    Đánh giá phương pháp bảo quản và chất lượng SCD (dạng tế bào đơn) thu hoạch từ rong bún (Enteromorpha intestinalis)

    Get PDF
    Mục tiêu của nghiên cứu là xác định phương pháp thích hợp để bảo quản SCD (dạng tế bào đơn) từ rong bún (Enteromorpha intestinalis) và đánh giá hiệu quả sử dụng SCD làm thức ăn đến sinh trưởng và tlệ sống của Artemia franciscana. Quy trình thu hoạch SCD gồm ba bước bao gồm:1) Xay nhuyễn bột rong khô và rây qua mắt lưới 200 µm; 2) Ngâm bột rong trong 2 giờ sau đó ủ với nấm men 48 giờ; 3) Lọc qua mắt lưới 50 µm và ly tâm để cô đặc sản phẩm. Phần ly tâm thu được SCD cô đặc và giữ lạnh ở 4oC gọi là SCD tươi (SCD-T); phần khác đem đi sấy gọi là SCD khô (SCD-K). Kết quả cho thấy SCD-T có thời gian bảo quản ngắn trong khoảng 15 ngày ở nhiệt độ 4°C, trong thời gian bảo quản mật độ các hạt SCD có xu hướng giảm trong khi SCD-K có thời gian bảo quản lâu hơn. Artemia được cho ăn với năm loại thức ăn khác nhau trong đó đối chứng là thức ăn tôm sú số 0 và bốn nghiệm thức còn lại gồm SCD-K và SCD-T với các mức thay thế thức ăn tôm sú tương ứng là 50% và 100%. Artemia đạt chiều dài, tỷ lệ sống (63,8%) và các chỉ số sinh sản cao nhất (49,3 phôi/con cái) khi sử dụng 100% thức ăn tôm sú. Tuy nhiên, khi kết hợp 50% thức ăn SCD-K với 50% thức ăn tôm cho kết quả về tỷ lệ sống đạt 54,67 % sau 14 ngày nuôi và khả năng sinh sản của Artemia với sức sinh sản đạt 34,1 phôi/con cái. Kết quả cho thấy khẩu phần ăn có tỷ lệ SCD khô thấp hơn 50% có thể được nghiên cứu ứng dụng làm thức ăn thay thế cho Artemia

    NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÙNG HÒN CHÔNG - HÀ TIÊN

    No full text
    Vùng Hòn Chông - Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang có các môi trường đồng bằng, đồi núi, bờ biển và hải đảo. Sự đa dạng về môi trường và địa hình tạo điều kiện cho đa dạng sinh học. Nghiên cứu này điều tra, phân loại và mô tả các loài thực vật và động vật thường gặp trong vùng. Đã thu mẫu và định danh được 84 giống tảo thuộc 6 ngành tảo, 619 loài thực vật Hột kín và 143 loài động vật thuộc ngành Ruột khoang, Thân mềm và Chân khớp. Các kết quả này có giá trị cho giảng dạy và nghiên cứu về đa dạng sinh học
    corecore