304 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại các khu công nghiệp (KCN) ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Nhơn Trạch đã tiến hành quy hoạch 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 3.342 ha, trong đó diện tích dùng cho thuê là 2.278,87 ha. Tỷ lệ lấp đầy bình quân trong 9 khu công nghiệp đạt 80 % (2016), tăng 13,1 % so với năm 2010; hiện đã có 434 dự án đã đi vào hoạt động (308 dự án FDI) với số vốn đầu tư đạt 8.060.919,8 tỷ đồng. Doanh thu của của các KCN đạt 3.838 tỷ đồng và nộp thuế cho địa phương 103,8 tỷ đồng vào năm 2016. Các doanh nghiệp nước ngoài có diện tích thuê đất cao hơn các doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào các KCN dao động từ 25 ha đến khoảng 130 ha, trong khi diện tích thuê đất bình quân của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước dao động chỉ từ 10 đến 35 ha. Nhìn chung, mật độ sử dụng đất của KCN là đồng đều và hiệu quả sử dụng đất khá cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu này cũng đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các KCN của huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.Từ khóa: khu công nghiệp, hiệu quả sử dụng đất, Nhơn Trạch, Đồng Na

    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng tại các siêu thị bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Mục đích của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng tại hai siêu thị tổng hợp chuyên bán lẻ có nhãn hàng riêng là siêu thị Big C và siêu thị Co.opMart tại thành phố Cần Thơ. Dữ liệu của 200 khách hàng được thu thập với điều kiện khách hàng đến mua sắm tại hai siêu thị nói trên thông qua phương pháp chọn mẫu hạn mức. Phương pháp phân tích phân biệt được áp dụng đã chứng minh các nhóm nhân tố bao gồm giá trị kinh tế của nhãn hàng riêng, giá cả cảm nhận của nhãn hàng riêng, chương trình khuyến mãi của nhãn hàng riêng, sự nhận biết nhãn hàng riêng, chất lượng dịch vụ của siêu thị và tổng thu nhập gia đình có ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng nhãn hàng riêng của khách hàng. Kết quả nghiên cứu đóng góp những yếu tố thiết thực để hỗ trợ các siêu thị bán lẻ đưa ra các quyết định marketing hiệu quả nhằm đẩy mạnh việc kinh doanh nhãn hàng riêng ở thị trường thành phố Cần Thơ

    DỰ BÁO ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP THEO KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG Ở HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này dự báo ảnh hưởng của lũ lụt đến sử dụng đất nông nghiệp theo kịch bản nước biển dâng ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu sử dụng phần mềm ArcGIS 10.3 trong việc xây dựng bản đồ dự báo ngập lụt và dự tính diện tích đất nông nghiệp ở huyện Quảng Điền bị ngập dựa vào mô hình độ cao kỹ thuật số (DEM) và mực nước biển dâng (Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp_RCP4.5_ của Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của BTNMT năm 2016). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi mực nước biển tăng 13 cm vào năm 2030 và 22 cm vào năm 2050, tổng diện tích đất nông nghiệp sẽ bị ngập lần lượt 5912,93 ha và 6267,60 ha. Trong đó, diện tích đất trồng lúa sẽ bị ngập nhiều nhất với 4176,98 ha vào năm 2030 và 4249,79 ha vào năm 2050. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhiệm vụ lập kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp hợp lý và bền vững. Đồng thời, đây là một cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng nhằm xây dựng chiến lược đối phó với biến đổi khí hậu ở huyện Quảng Điền trong thời gian tới.Từ khóa: đất nông nghiệp, DEM, nước biển dâng, lũ lụt, Quảng Điề

    HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRƯỚC VÀ SAU QUÁ TRÌNH TÍCH TỤ VÀ TẬP TRUNG ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước và sau quá trình tích tụ và tập trung đất đai tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Các tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn thu thập và xử lý số liệu có liên quan đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong quá trình tích tụ và tập trung đất đai ở địa phương. Kết quả cho thấy đất chuyên lúa, đất chăn nuôi tổng hợp và đất nuôi trồng thủy sản là các loại hình sử dụng đất điển hình. Mô hình lúa – cá – vịt cho giá trị gia tăng đạt 81,27 triệu đồng/ha/năm, hay mô hình cá – vịt đạt 64 triệu đồng/ha/năm. Đất chuyên lúa có giá trị gia tăng tăng gấp 1,97 lần so với trước tích tụ và tập trung đất. Mô hình nuôi cá cho thu nhập 860 nghìn đồng/công, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Như vậy, quá trình tích tụ và tập trung đất nông nghiệp đã tạo nên các loại hình sử dụng đất mới mang lại hiệu quả cao.Từ khóa: Bố Trạch, hiệu quả sử dụng đất, loại hình sử dụng đất, nông nghiệp, tích tụ, tập trung đất đa

    Ảnh hưởng của thời gian ngâm và nẩy mầm đến sự thay đổi thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease của một số giống lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Ảnh hưởng của điều kiện ủ nẩy mầm lên đến sự thay đổi của thành phần acid amin hòa tan và hoạt tính enzyme protease trong 5 giống lúa: IR 5451, IR 50404, OM 4900, Jasmine 85, OM 6976 được khảo sát. Hạt được ngâm trong 24 giờ bằng nước cất (sau 12 giờ ngâm, để ráo 30 phút và thay nước mới) và nảy mầm ở nhiệt độ 30oC, thời gian nẩy mầm thay đổi từ 1-8 ngày. Kết quả cho thấy, hoạt tính của enzyme protease gia tăng theo suốt thời gian nẩy mầm từ ngày 1-8 ở tất cả 5 giống lúa khảo sát và đạt cao nhất ở ngày thứ 6-7 nẩy mầm và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 8, ngoại trừ giống lúa Jasmine 85, hoạt tính enzyme protease đạt cao nhất sau ngày 3 và bắt đầu giảm hoạt tính từ ngày 4 nẩy mầm. Sự thay đổi hàm lượng acid amin hòa tan (mg/g) thể hiện theo hướng gia tăng tương ứng với gia gia tăng hoạt tính của enzyme protease và không giống nhau ở các giống. Tổn thất chất khô của hạt trong quá trình nẩy mầm cũng gia tăng theo thời gian và thể hiện không giống nhau ở các giống. Như vậy, thời gian ngâm và nẩy mầm có tác động khác nhau đối với hoạt tính enzyme protease đối với từng giống lúa, và sự thay đổi đặc tính hạt sau nẩy mầm cũng thể hiện sự khác nhau ở mỗi giống lúa khác nhau

    Tình hình bệnh Parvovirus trên chó tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ

    Get PDF
    Thí nghiệm được tiến hành để xác định tỷ lệ nhiễm Canine Parvovirus (CPV) dựa vào kit chẩn đoán  nhanh CPV – Ag  trên chó từ 2 đến 6 tháng tuổi bị  tiêu chảy phân có lẫn máu tại Bệnh xá Thú y-Trường Đại học Cần Thơ. Kết quả cho thấy 70 trong tổng số 159 chó tiêu chảy phân có lẫn máu bị mắc bệnh Parvovirus, chiếm tỷ lệ 44,03%.  Chó từ độ tuổi từ 2 đến nhỏ hơn 3 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao (82,61%) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với chó ở độ tuổi từ 3 đến nhỏ hơn 4 tháng tuổi (50%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm bệnh ở chó đực và cái. Tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm chó giống nội và nhóm chó giống ngoại lần lượt là 43,06% và 44,83%. Chó được tiêm ngừa vaccine phòng bệnh thì tỷ lệ bệnh thấp hơn so với chó không được tiêm ngừa vaccine (2,90% so với 75,56%). Hiệu quả điều trị bệnh Parvovirus trên chó là 84,29%

    Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới truyền thông mạng xã hội trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao nhận diện thương hiệu quốc gia

    Get PDF
    Bài viết đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới Truyền thông mạng xã hội trong việc nâng cao nhận diện thương hiệu quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0. Dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đề xuất mô hình gồm các yếu tố: Trí tuệ nhân tạo (AI); Dữ liệu lớn (Big Data); Nội dung do người dùng tạo (UGC); Tương tác thời gian thực (Real-Time Engagement); Quản lý danh tiếng số (Digital Reputation Management). Các yếu tố này được khám phá để tìm hiểu tác động của chúng đến vai trò của truyền thông mạng xã hội trong việc định hình và thúc đẩy bản sắc thương hiệu của một quốc gia

    The impact of Polybrene on GFP transfection into mouse adipose derived stem cells

    Get PDF
    Adipose tissue-derived stem cells (ADSCs) have been a promising candidate in regenerative therapies because of their self-renewal and differentiation capacity. They are not only easily harvested by minimally invasive techniques but can also be used as autologous transplantation. However, it is crucial to have more in-depth studies about these techniques before applying them to humans. Therefore, to have a better understanding and tracking of their behaviors inside the body, transfection of green fluorescentprotein (GFP) has been developed to provide a helpful tool for performing in vivo research. In this study, mouse ADSCs (mADSCs) were transfected by GFP lentivirus vector with polybrene (polybrene group) or without polybrene (non-polybrene group).The effect of polybrene on the transfection efficiency was evaluated by the expression of GFP through the glowing ability of transgenic cells, the percentage of glowing cells, and the doubling time of the cells. The results indicated that the gfp gene was successfully transferred into mADSCs of both polybrene and non-polybrene groups. However, the transfection efficiency of the non-polybrene group was higher than that of the polybrene group (86.2% > 71.13%). The doubling time of GFP-mADSCs in the non-polybrene group was equivalent to that of the normal mADSC group (32.5 hours ~ 32.64 hours); while the doubling time of GFP-mADSCs in the polybrene group was longer than the non-polybrene group’s and the control group’s (40.98 hours > 32.5 hours ~ 32.64 hours)

    Điều chế vật liệu nano SiO2 cấu trúc xốp từ tro trấu để hấp phụ xanh metylen trong nước

    Get PDF
    Mesoporous silica nanoparticles was extracted successfully from rice straw ash (RSA) by using sodium hydroxide solution to produce a sodium silicate solution and then precipitated by adding HCl solution until the pH value about 3. The prepared products were characterized by EDX, XRD, SEM, TEM, FT-IR and BET methods. It was found that the optimal synthesis conditions for the preparation of SiO2 nanoparticles in the weight ratio RSA/NaOH = 1/2.4, respectively and products were calcined at 550oC in 2h. In this condition the obtained SiO2 powders were monoclinic crystal system, mesoporous structure and large specific surface area (258.3 m2/g). Moreover, the performance of nanosized SiO2 powders was tested by the adsorption of methylene blue in a batch system under different adsorbent dosage, different initial dye concentrations and different pH values. The results show that the maximum adsorption capacity was 20.41 mg.g-1 and a high pH is favorable for adsorption. Further, equilibrium isotherms of the adsorption of methylene blue on SiO2 fit well to both the Langmuir model and Freundlich model

    Tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở cây mô hình thuốc lá thông qua việc chuyển gen mã hóa ADP glucose pyrophosphorylase của vi khuẩn

    Get PDF
    Starch is the primary storage polysaccharide in plants.  It not only plays a role as the most important nutritional component in the diet of humans and many animal species, but is also a raw material in the food processing industry or material industry. Therefore, a current research direction is the improvement of crops by increasing starch yields based on enhancing the activity of key enzymes involved in starch biosynthesis by genetic engineering. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) is an important regulatory enzyme for synthesis of glycogen in bacteria and starch in plants. In this paper, the 1.5 kb synthetic mutant of AGPopt gene derived from E. coli AGPase was inserted into the plant expression vector pBI121 under the control of 35S promoter. The efficiency of this construct was tested in transgenic Nicotiana tabacum. The integration of AGPopt into the plant genome was confirmed by PCR and Southern hybridization, and the expression of bacterial AGPase in transgenic lines was detected by Western hybridization. Interestingly, starch assays in 7 tobacco transgenic lines resulted in 5 lines displaying an increase in the levels of starch accumulated in the leaves, approximately 18%–56% higher than those of WT plants. These results indicate that the expression of AGPopt is one of effective strategies for enhanced starch production in plant.Tinh bột là polysaccaride dự trữ của thực vật, đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chế độ dinh dưỡng của con người cũng như nhiều loài động vật, đồng thời là nguyên liệu thô trong công nghiệp chế biến thực phẩm và công nghiệp vật liệu. Do đó, một trong các hướng nghiên cứu được quan tâm hiện nay là làm tăng hàm lượng tinh bột trong cây trồng trên cơ sở tăng cường hoạt động của một số gen mã hóa các enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tổng hợp và tích lũy tinh bột. ADP-Glc pyrophosphorylase (AGPase) đã được chứng minh là enzyme điều hòa quan trọng, điều chỉnh tốc độ phản ứng của toàn bộ chu trình sinh tổng hợp glycogen ở vi khuẩn và tinh bột ở thực vật. Trong nghiên cứu này, gen nhân tạo đã tối ưu mã AGPopt với kích thước 1,5 kb có nguồn gốc từ gen glgC mã hóa cho enzyme AGPase của vi khuẩn E. coli mang đột biến thay thế glycine bằng aspartic acid ở vị trí 393 nhằm giảm ái lực với các chất ức chế đã được nối ghép với vector chuyển gen thực vật và chuyển vào cây mô hình thuốc lá, hoạt động dưới sự điều khiển của promoter 35S. Sự tích hợp của gen AGPopt vào genome thực vật được khẳng định bằng kỹ thuật PCR và Southern blot, đồng thời phương pháp lai Western blot đã phát hiện sự biểu hiện của AGPase trong các dòng thuốc lá chuyển gen . Đặc biệt, phép đo hàm lượng tinh bột tích lũy trong lá ở 7 dòng chuyển gen cho thấy có 5 dòng chứa lượng tinh bột trong lá cao hơn dòng đối chứng không chuyển gen, trong đó 1 dòng có mức tăng cao nhất là 56%, 4 dòng còn lại có mức tăng từ 18%-44%. Những bằng chứng này bước đầu cho thấy việc biểu hiện gen AGPopt là một chiến lược hiệu quả giúp tăng cường quá trình sinh tổng hợp tinh bột ở thực vật
    corecore