2 research outputs found

    THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CÁ VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH QUẢNG NGÃI

    Get PDF
    Three surveys were carried out in May, August and December 2014 at 7 sampling location to determine species composition of fish fauna in the coastal waters of Quang Ngai province (the Central Vietnam). A total number of 178 species of fishes were identified belonging to 125 genera, 68 families and 13 orders. Analysis of community structure of fish fauna showed that Perciformes order was the most popular, making up 71.9%; Tetraodontiformes (8.4%); Pleuronectiformes (5.6%). Serranidae family was the most abundant with 14 species, making up 7.9% of the total number of species; Carangidae: 12 species (6.7%); Lutjanidae, Gobiidae had the same number of species with 9 species (5.1%); Scombridae: 7 species (3.9%); Soleidae: 6 species (3.4%); Haemulidae, Mullidae, Tetraodontidae: 5 species (2.8%);... Cluster analysing based on the Bray-Curtis similarity index of nine fish faunas (Thai Binh, Son Tra, Thu Bon, Quang Nam, Nha Phu-Binh Cang, Ben Tre and Tra Vinh) showed that fish composition of the coastal estuaries of Tra Vinh and Ben Tre had the highest similarity (80%), subsequently fish fauna of Quang Ngai had similarity with that of Nha Phu-Binh Cang (39%), Quang Ngai and Quang Nam (42%), Quang Nam and Nha Phu-Binh Cang (41%), Quang Nam and Son Tra (38%), Thai Binh and Ben Tre (37%), Quang Ngai and Son Tra (36%). The result was also classified into two distinct groups of 7 fish faunas: Group 1-Tra Vinh, Ben Tre and Thai Binh; group 2-Quang Ngai, Quang Nam, Nha Phu-Binh Cang and Son Tra. The species richness (Margalef’s index) of Quang Ngai (34.2) was less abundant than other areas, the highest species richness belonged to Tra Vinh (38.2), Thai Binh (38.0), Quang Nam (37.8), Nha Phu-Binh Cang (35.1), Son Tra (30.9), Ben Tre (29.4). The diversity of species composition according to the level taxa in each region showed the characteristic of each fish fauna.Thực hiện 3 chuyến khảo sát thu mẫu thành phần loài cá vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Ngãi trong năm 2014 tại 7 điểm thu mẫu. Kết quả đã ghi nhận được 178 loài thuộc 13 bộ, 68 họ và 125 giống. Phân tích cấu trúc quần xã khu hệ cá cho thấy: Bộ cá vược Perciformes là bộ cá phổ biến nhất chiếm 71,9%; tiếp đến là bộ cá nóc 8,4%; bộ cá bơn 5,6%; các bộ còn lại mỗi bộ có số loài, giống và họ rất ít. Các họ chiếm ưu thế về loài: Họ cá mú (Serranidae) 14 loài chiếm 7,9% tổng số loài; cá khế (Carangidae) 12 loài (6,7%); cá hồng (Lutjanidae), cá bống trắng (Gobiidae) 9 loài (5,1%); cá thu ngừ (Scombridae) 7 loài (3,9%); cá bơn sọc (Solidae) 6 loài (3,4%); cá sạo (Haemulidae), cá phèn (Mullidae), cá nóc (Tetraodontidae) 5 loài (2,8%);... So sánh với 6 khu hệ cá cửa sông vùng biển ven bờ của Việt Nam (Thái Bình, Sơn Trà, Quảng Nam, Nha Phu-Bình Cang, Bến Tre và Trà Vinh) ghi nhận, vùng ven biển cửa sông Trà Vinh và Bến Tre có mức tương đồng cao nhất 80%; tiếp đến là Quảng Ngãi và Nha Phu-Bình Cang 39%; Quảng Ngãi và Quảng Nam 42%; Quảng Nam và Nha Phu-Bình Cang 41%; Thái Bình và Bến Tre 37%; Quảng Nam và Sơn Trà 38%; Quảng Ngãi và Sơn Trà 36%. Phân tích nhóm cho thấy thành phần loài thuộc 7 khu hệ cá hình thành nên 2 nhóm: Nhóm 1: Trà Vinh, Bến Tre và Thái Bình; nhóm 2: Quảng Ngãi, Quảng Nam, Nha Phu-Bình Cang và Sơn Trà. Độ giàu có về loài của Quảng Ngãi đạt (34,2), Trà Vinh cao nhất (38,2), tiếp đến Thái Bình (38,0), Quảng Nam (37,9), Nha Phu-Bình Cang (35,1), Sơn Trà (30,9), Bến Tre (29,4). Tính đa đạng về thành phần loài cá theo các bậc taxon trên từng vùng thể hiện tính đặc trưng riêng cho từng khu hệ

    CÁ MÚ GIỐNG VÀ BẢO VỆ BÃI GIỐNG Ở ĐẦM THỊ NẠI, VỊNH QUY NHƠN VÀ ĐẦM CÙ MÔNG

    Get PDF
    The wild grouper fingerling have provided the important seed source for the development of commercial fish farming. Among the wild grouper fingerling collected in the Thi Nai lagoon, Quy Nhon bay (Binh Dinh) and Cu Mong lagoon (Phu Yen), 7 species of grouper have been identified as Banded grouper (Epinephelus amblycephalus), Yellow grouper (E. awoara), Longtooth grouper (E. bruneus), Malabar grouper (E. malabaricus), Sixbar grouper (E. sexfasciatus), Orange-spotted grouper (E. coioides) and grouper (Epinephelus sp.); in which three species of Longtooth grouper, Malabar grouper and Orange-spotted grouper were endangered in Red List Categories Criteria of IUCN as VU and NT. The Malabar grouper seed makes up a high proportion of over 30%. The total length of the juveniles is different between species, ranging from an average of 25.0 mm to 116.82 mm; Orange-spotted grouper is 112.48 mm in total length; four grouper species Banded grouper, Yellow grouper, Longtooth grouper and Malabar grouper are longer than 30 mm in total length with 31.96, 32.23, 33.78 and 33.86 mm respectively. The Sixbar grouper and grouper (Epinephelus sp.) are smaller than 30 mm. The catching of grouper fingerling is distributed in wide area, along the bank, mangroves in the lagoon, along the western shore of the Quy Nhon bay, from Ghenh Rang to the southern part of the coast and along the Cu Mong lagoon (from south to southwest). The production of grouper seed fluctuates irregularly, 3 - 4 million seeds per year for highest yields, alternating with very low yields. The protection of nursing grounds is necessary with the solution of selective catching and limiting artisanal fishing.Cá mú giống khai thác tự nhiên đã cung cấp nguồn giống quan trọng cho việc phát triển nuôi cá thương phẩm. Nguồn cá mú giống khai thác tự nhiên ở vùng đầm Thị Nại, vịnh Quy Nhơn (Bình Định) và đầm Cù Mông (Phú Yên) đã xác định được 7 loài là cá mú chấm vạch (Epinephelus amblycephalus), cá song gio (E. awoara), cá song nâu (E. bruneus), cá mú điểm gai (E. malabaricus), cá mú sau sọc (E. sexfasciatus), cá mú mè (E. coioides) và cá song (Epinephelus sp); trong đó có ba loài là cá song nâu (E. bruneus), cá mú điểm gai (E. malabaricus) và cá mú mè (E. coioides) là những loài được IUCN xếp ở mức nguy cấp bậc VU và NT. Con giống cá mú điểm gai chiếm tỉ lệ khá cao trên 30%. Chiều dài toàn thân trung bình cá giống của các loài khác nhau, từ 25,0 - 116,82 mm; cá mú mè  có chiều dài toàn thân lớn nhất đếm 112,48 mm, ba loài cá mú chấm vạch, cá song gio và cá mú điểm gai có chiều dài lớn hơn 30 mm tưong ứng là 31,96; 32,23; 33,78 và 33,86 mm. Hai loài còn lại là cá mú sáu sọc và cá song đều có kích thước nhỏ hơn 30 mm. Vùng khai thác cá mú giống khá rộng; dọc theo các cồn, dãi cây ngập mặn trong đầm Thị Nại, ven bờ phía bắc lên phía tây của vịnh Quy Nhơn; nơi tập trung khai thác ở ven gần bờ phía tây vịnh, từ Ghềnh Ráng kéo dài vào đến khu vực phía nam và vùng dọc bờ của đầm Cù Mông (từ phía nam đến tây nam). Sản lượng khai thác các mú giống biến động khá thất thường, năm có sản lượng cao lên đến 3 - 4 triệu con/năm, xen kẽ có năm sản lượng rất thấp. Việc bảo vệ bãi giống là cần thiết với các giải pháp khai thác có chọn lọc và hạn chế khai thác tận thu
    corecore