72 research outputs found

    KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CT3 TRONG MÔI TRƯỜNG TRUNG TÍNH CỦA CÁC LOẠI “ỨC CHẾ XANH”

    Get PDF
    Bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu khả năng ức chế ăn mòn kim loại cho thép CT3 trong môi trường trung tính của dịch chiết lá chè xanh và lá thuốc lá bằng một số phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng,đo điện trở phân cực, đo tổng trở điện hóa và khảo sát hình thái bề mặt qua chụp ảnh vi mô SEM. Kết quả nghiên cứu bằng các phương pháp khác nhau khá phù hợp với nhau. Trong điều kiện thử nghiệm, dịch chiết thuốc lá ở nồng độ 2g/l có khả năng bảo vệ ăn mòn tốt nhất, hiệu quả bảo vệ đạt tới 56,90% sau 03 ngày ngâm mẫu trong dung dịch nghiên cứu. Phép đo phổ tổng trở và đặc trưng hình thái bề mặt mẫu trên ảnh SEM cho thấy có sự hình thành một màng mỏng chất ức chế trên bề mặt kim loại

    CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA ĐIỂM ĐẾN HỘI AN

    Get PDF
    Tóm tắt:  Các chỉ số định lượng về khả năng thu hút của điểm đến là một công cụ hữu ích đối với các nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và hoạch định chiến lược phát triển du lịch. Nghiên cứu này sử dụng bảng hỏi phát triển từ mô hình lý thuyết về khả năng thu hút điểm đến được tổng hợp từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, khảo sát 137 du khách nội địa đã từng đến Hội An nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút của thành phố này. Kết quả phân tích nhân tố khám phá chỉ ra rằng có 5 yếu tố đại diện cho khả năng thu hút du khách nội địa đối với Hội An. Tuy nhiên, kết quả phân tích hồi quy lại cho thấy chỉ có yếu tố ‘Thiên nhiên và khí hậu’ và ‘Lưu trú và ẩm thực’ có ảnh hưởng đến khả năng thu hút của Hội An đối với du khách nội địa. Những yếu tố còn lại vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận có mối quan hệ tuyến tính với khả năng thu hút của điểm đến này. Từ đó, việc quản lý và phát triển du lịch Hội An nên tập trung vào nâng cao các giá trị về thiên nhiên và khí hậu của thành phố. Đồng thời, cần có các chiến lược phát triển, cải thiện dịch vụ ẩm thực và nâng cấp các phương tiện lưu trú nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách đến Hội An.Từ khóa: Điểm đến du lịch, Hội An, khả năng thu hút điểm đến, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qu

    HIỆU QUẢ KÍCH THÍCH SINH TRƯỞNG VÀ NÂNG CAO NĂNG SUẤT CỦA VI KHUẨN BACILLUS CHO CÂY LẠC Ở THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Vi khuẩn kích thích sinh trưởng tác động đến cây trồng thông qua cơ chế đối kháng với tác nhân gây bệnh, sản sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích tính kháng dịch hại của cây trồng. Trong nghiên cứu này, năng kích thích sinh trưởng của cây lạc ở điều kiện đồng ruộng thông qua một số chỉ tiêu như tỷ lệ mọc, chiều cao cây, chiều dài cành, số lá, số hoa, số nốt sần, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của Bacillus sp. S18F11 và Bacillus sp. S20D12 đã được đánh giá. Kết quả cho thấy Bacillus sp. S20D12 làm tăng tỷ lệ mọc, tăng chiều cao cây, tăng số lượng nốt sần và tăng năng suất thực thu (26,8%) so với đối chứng. Tuy nhiên, không có sự khác biệt thống kê về các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất lạc thu được ở các công thức thí nghiệm với số lần bón chế phẩm khác nhau. Vì vậy, chỉ cần xử lý vi khuẩn Bacillus trước lúc gieo hạt là đạt hiệu quả cao.Từ khoá: Bacillus, cây lạc, kích thích sinh trưởng, vi khuẩ

    Nghiên cứu đa dạng và biến đổi di truyền ở quần thể tự nhiên của dưới loài thông xuân nha (Pinus armandii subsp. Xuannhaensis L.K. Phan) đặc hữu hẹp ở Sơn La, Việt Nam bằng chỉ thị ISSR

    Get PDF
    Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan is a new five needle pine discovered recently from Xuan Nha Nature Reserve, Son La province. This subspecies is considered as a narrow endemic to Vietnam and is assessed as endangered. In this study, 15 ISSR markers were used to analyze the genetic diversity of this taxon collected in five subpopulations (Tan Xuan, Thac Nuoc, Dinh VTV2, Near VTV2 and Dinh Pomu). Results of the analysis showed 15/15 markers were polymorphic. A total of 51 DNA fragments were amplified, in which 50 fragments were polymorphic (98.04%). Genetic diversity was the highest in Dinh Pomu subpopulation (I = 0.555; h = 0.8; PPB = 68.76%; Ne =1.6 and He = 0.4)) and the lowest in Tan Xuan subpopulation (I = 0.428; h = 0.6; PPB = 57.06%, Ne = 1.215 and He = 0.303). Analysis of molecular variance (AMOVA) results showed that the total level of molecular changes between subpopulations was 7% and between individuals in the same subpopulation was 93%. A constructed dendrogram based on similarity matrix of 71 Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan samples divided the samples into two main groups with genetic similarity coefficients ranged from 0.53 to 0.96. Results of the molecular analysis showed that Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan species should be protected at the population level.Thông xuân nha (Pinus armandii subsp. xuannhaensis L.K. Phan) là một dưới loài của một trong 3 loài Thông 5 lá, mới phát hiện được gần đây ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha. Đây là dưới loài đặc hữu hẹp và đang bị tuyệt chủng ở Việt Nam. Trong nghiên cứu này, 15 chỉ thị ISSR đã được sử dụng để phân tích đa dạng nguồn gen di truyền quần thể của dưới loài Thông xuân nha thu ở 5 tiểu quần thể Tân Xuân, Thác Nước, Đỉnh VTV2, gần VTV2 và Đỉnh Pơmu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Kết quả phân tích đã chỉ ra 15/15 chỉ thị có tính đa hình. Tổng số đã nhân bản được 51 phân đoạn DNA, trong đó 50 phân đoạn đa hình (chiếm 98,04%). Tính đa dạng di truyền thể hiện cao nhất ở tiểu quần thể Đỉnh Pơmu (I = 0.555; h = 0,8; PPB = 68,76%; Ne =1,6 và He = 0,4) và thấp nhất ở tiểu quần thể Tân Xuân (I = 0,428; h = 0,6; PPB = 57,06%, Ne =1,215 và He = 0,303). Tổng mức độ thay đổi phân tử (AMOVA) giữa các tiểu quần thể là 7% và giữa các cá thể trong cùng tiểu quần thể là 93%. Biểu đồ phân nhóm chia làm 2 nhánh chính và có hệ số tương đồng di truyền dao động trong khoảng từ 0,53 đến 0.96. Thông qua kết quả phân tích phân tử cho thấy dưới loài Thông xuân nha cần có chiến lược sớm để bảo tồn ở mức tiểu quần thể

    Khả năng hấp phụ crom(III) bằng vật liệu compozit polyanilin-lignin

    Get PDF
    Polyaniline-lignin composite were prepared by polymerization of aniline in the presence of lignin using (NH4)2S2O8 as oxidant. Properties of the obtained polyaniline-lignin composite were studied by FT-IR spectra, thermal gravimetric analysis (TGA) and scanning electron microscopy (SEM). Results on absorption of Cr(III) by polyaniline-lignin composite showed the optimal absorption conditions of Cr(III) were pH of solution 5,0 and contact time of one hour. Absorption of Cr(III) followed the Langmuir model as evidenced by a good coefficient of correlation value (R2 = 0.9986). The maximum adsorption capacity, qmax from the Langmuir model was found to be 71.43 mg/g for Cr(III) and are higher than the separate polyaniline or lignin

    TƯ LIỆU VÀ NHẬN THỨC BƯỚC ĐẦU VỀ CUỘC THÁM SÁT DI TÍCH HANG NÚI LỬA C6-1 Ở KRÔNG NÔ, TỈNH ĐẮK NÔNG

    Get PDF
    The volcanic cave system in Krongno district is not only of geological interest, but it also possesses unique ecological and cultural value. Vietnamese archaeologists have discovered and studied over 200 limestone caves with prehistoric dwellings dating from the early period of the Old Stone Age to the New Stone Age. However, the traces of prehistoric people residing in the Krongno volcanic cave (Daknong) are the first to be discovered in a volcanic cave in Southeast Asia. This paper presents the preliminary findings regarding the discovery of dwellings and stone tool processing of prehistoric people living around 6,000 – 4,000 years ago obtained from the investigation of 10 caves and the excavation of the C6-1 volcanic cave in Krongno in 2017. These findings positively contribute to the study of the cultural history of prehistoric communities in Daknong province, in particular, and the Central Highlands in general. In addition, the research contributes to the construction of the "Krongno Volcanic Geopark” and the preservation and promotion of archaeological heritage as well as the socio-economic development of Daknong province.Hệ thống hang động núi lửa ở huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông không chỉ có giá trị về mặt địa chất mà còn hàm chứa những giá trị độc đáo về mặt sinh thái và văn hóa. Ở Việt Nam, từ giai đoạn sơ kỳ Đá cũ đến sơ kỳ Đá mới, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện và nghiên cứu trên 200 hang động núi đá vôi có người tiền sử cư trú. Tuy nhiên, việc tìm thấy dấu vết của người tiền sử cư trú trong hang động núi lửa ở Krông Nô lại là lần đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. Bài viết này sẽ giới thiệu tư liệu về những dấu vết cư trú và các hoạt động chế tác công cụ đá của người tiền sử, niên đại tương đối khoảng 6,000BP – 4,000BP (Before Present – BP) thông qua việc điều tra 10 hang động và khai quật hang động núi lửa C6-1 ở Krông Nô năm 2017. Kết quả này sẽ góp phần tích cực cho việc nghiên cứu diễn trình lịch sử văn hóa các cộng đồng cư dân tiền sử ở Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung; Góp phần tư liệu xây dựng hồ sơ “Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô”; Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa khảo cổ cũng như phát triển kinh tế xã hội ở Đắk Nông

    NGHIÊN CỨU CHỦNG XẠ KHUẨN HLD 3.16 CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN PHÂN LẬP TỪ VÙNG VEN BỜ BIỂN VIỆT NAM

    Get PDF
    Chủng xạ khuẩn HLD 3.16 được phân lập từ các mẫu nước, bùn và đất thu thập ở vùng ven biển Hạ Long – Quảng Ninh và được phân loại thuộc chi Streptomyces. Qua xác định các đặc điểm hình thái, sinh hóa và sinh lí của chủng HLD 3.16 cho thấy, chủng này có nhiều điểm tương đồng với  loài Streptomyces autotrophicus. Chủng HLD 3.16 có khả năng sinh một số enzyme ngoại bào như: amylase, cellulase và protease. Chủng có hoạt tính kháng khuẩn ức chế các vi khuẩn Bacillus subtilis ATCC 6633, Sarcina lutea M5, Bacillus cereus var. mycoides ATCC 11778, Escherichia coli ATCC 15224, Escherichia coli PA2, Alcaligenes faecallis, Salmonella typhy IFO14193, Pseudomonas auroginosa và hoạt tính kháng nấm Candida albicans ATCC 12031, Aspergillus niger 114. Môi trường thích hợp cho lên men sinh tổng hợp chất kháng khuẩn có thành phần (g/l): tinh bột tan 15; glucose 2,5; pepton 4; (NH4) 2SO4 2,5; CaCO3 2. Điều kiện thích hợp cho sinh tổng hợp chất kháng khuẩn từ chủng HLD 3,16 đã được xác định: pH 7,0 - 7,5, nhiệt độ 30 oC, giống bổ sung 4,0 % (v/v), thể tích môi trường/thể tích bình nuôi là 10 % (v/v), thời điểm thích hợp để thu hồi chất kháng sinh là sau 108 giờ lên men. Dịch sau lên men được chiết bằng n- butanol và 2-butanon cho chất kháng khuẩn có phổ hấp phụ UV lớn nhất tương ứng tại bước sóng 220, 260 và 258 nm
    corecore