23 research outputs found

    Hiện trạng và kịch bản giảm phát thải khí mêtan từ đường tiêu hóa của hệ thống nuôi bò thịt quảng canh quy mô nông hộ ở Quảng Ngãi

    Get PDF
    Nghiên cứu này nhằm mục tiêu ước tính lượng khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ của bò và xây dựng một số kịch bản về khẩu phần ăn để nâng cao năng suất đồng thời giảm phát thải khí mêtan trên một đơn vị tăng khối lượng từ chăn nuôi bò thịt quảng canh ở Quảng Ngãi. Khí mêtan phát thải lên men dạ cỏ được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 với sự hỗ trợ của phần mềm RUMINAT Model. Kết quả cho thấy hệ số phát thải khí mêtan trung bình là 20,9 kg/con/năm, tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính từ lên men dạ cỏ 16,42 kg CO2eq/kg tăng khối lượng của bò. Tăng mức thức ăn tinh trong khẩu phần từ 17% đối với bò mẹ và bò trên một năm tuổi (hiện trạng) lên 27% đến 37% trong khẩu phần bổ sung có thể làm tăng khối lượng từ 22 đến 49% và giảm từ 20 đến 27% tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng. So với khẩu phần xơ thô chủ yếu sử dụng cỏ voi và rơm lúa, thì việc sử dụng kết hợp cả cỏ voi, cỏ ruzi và rơm lúa hoặc cỏ voi, thân lá cây ngô và rơm lúa đã cải thiện tăng khối lượng và giảm tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng của bò

    ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN BÒ CÁI LAI BRAHMAN TRONG NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu tiến hành ở 180 hộ chăn nuôi bò sinh sản với 351 con bò cái lai 75% máu Brahman đã đẻ. Kết quả cho thấy chăn nuôi bò tại địa bàn nghiên cứu mang đặc trưng quy mô nhỏ với trung bình 3,94 con/hộ, trong đó tỷ lệ bò cái sinh sản chiếm 45,9% tổng đàn; bò lai Brahman chiếm 98,3% tổng đàn. Chăn nuôi bò đã mang tính thâm canh: 73,9% số hộ áp dụng phương thức nuôi nhốt; 98% hộ có chuồng trại kiên cố; 92% hộ áp dụng thụ tinh nhân tạo. Nguồn thức ăn xơ thô chủ yếu cho bò mẹ là cỏ trồng và rơm lúa, các hộ sử dụng 34% diện tích đất nông nghiệp cho trồng cỏ nuôi bò; thức ăn tinh chính sử dụng cho bò cái sinh sản là cám gạo, bột ngô, lần lượt với 87,9% và 70,7% hộ sử dụng cho bò mang thai với 90,5% và 63,9% số hộ sử dụng cho bò mẹ sau khi đẻ. Tuy vậy, nguồn thức ăn giàu protein cho bò chưa được quan tâm. Tỷ lệ các hộ thực hiện các biện pháp quản lý chăm sóc như: tẩy giun, tắm chải, tiêm vắc-xin, theo dõi động dục, đỡ đẻ lần lượt là 77,8; 95,0; 97,2; 55,6; 90,6%. Đàn bò cái lai 75% máu Brahman tại địa bàn nghiên cứu có năng suất sinh sản tốt với thời gian phối giống thành công sau khi đẻ, khoảng cách lứa đẻ trung bình lần lượt là 3,56 và là 13,1 tháng. Với hệ thống chăn nuôi có tính thâm canh và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman tốt, nên xem xét sử dụng các giống bò chuyên thịt lai tạo với bò cái lai Brahman để tạo ra con lai có năng suất và chất lượng thịt tốt.Từ khóa: Bò lai Brahman, hệ thống, năng suất sinh sản, Quảng Ngã

    ƯỚC TÍNH HỆ SỐ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ ĐƯỜNG TIÊU HÓA CỦA BÒ THỊT Ở CÁC HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ TẠI TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Mục tiêu chính của nghiên cứu này nhằm ước tính hệ số phát thải khí mêtan (CH4) từ đường tiêu hóa của bò trong các hệ thống chăn nuôi khác nhau tại tỉnh Quảng Nam. Tổng cộng có 90 hộ nuôi bò thuộc ba hệ thống (thâm canh, bán thâm canh và quảng canh, 30 hộ/hệ thống) được tiến hành khảo sát. Khí CH4 phát thải từ đường tiêu hóa được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 qua mô hình Ruminant. Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi hộ nuôi bò ở các hệ thống thâm canh, bán thâm canh và quảng canh có tổng diện tích đất lần lượt là 0,61; 0,86 và 2,27 ha/hộ, trong đó tỷ lệ đất trồng cỏ lần lượt 16,4 %; 9,3 % và 0 %; Quy mô đàn bò lần lượt là 4,73; 4,23 và 6,03 con/hộ. Hệ số phát thải khí CH4 từ đường tiêu hóa trung bình mỗi con bò ở hệ thống thâm canh, bán thâm canh và quảng canh tương ứng 31,45 ; 30,00 và 23,48 kg CH4/con/năm. Tổng lượng khí CH4 phát thải từ đường tiêu hóa ở đàn bò tỉnh Quảng Nam năm 2015 ước đạt 4.512,5 tấn, tương đương tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính là 112.812,5 tấn CO2eq.Từ khóa: nuôi bò thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, phát thải khí mêta

    VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CỎ TRỒNG TRÊN ĐẤT PHA CÁT CHỦ ĐỘNG TƯỚI TIÊU TẠI BÌNH ĐỊNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá năng suất và giá trị dinh dưỡng của 5 giống cỏ được trồng trên vùng đất pha cát chủ động tưới tiêu ở tỉnh Bình Định, gồm: TD58 (Panicum maximum cv. TD58); Mulato II (Brachiaria x cv. Mulato II); VA06 (Pennisetum purureum x glaucum cv. VA06); Paspalum (Paspalum atratum cv. Ubon) và Ruzi (Brachiaria ruzizensis cv). Cỏ được trồng vào tháng 2/2015, thu cắt lứa đầu tiên vào tháng 4/2015 và theo dõi đến tháng 3/2016, tổng cộng gồm 12 lứa cắt. Ở lứa cắt thứ 12, mẫu cỏ được phân tích để xác định giá trị dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhìn chung 5 giống cỏ cho năng suất chất khô cao từ tháng 7 đến tháng 9 và thấp nhất ở tháng 10 đến tháng 12. Tổng năng suất chất khô thu được từ cỏ TD58 là cao nhất (37,94 tấn/ha/năm), tiếp đến là Paspalum, Mulato II, Ruzi tương ứng 31,54; 31,24; 31,72 (tấn/ha/năm) và thấp nhất là VA06 (23,52 tấn/ha/năm). Tỷ lệ protein thô của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum lần lượt là: 7,28; 11,8; 9,54; 7,86 và 8,10 (%/kgDM) (p > 0,05). Ước tính tỉ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (OMD) của các giống cỏ TD58, VA06, Mulato II, Ruzi và Paspalum tương ứng là 43,30; 49,36; 48,14; 47,17 và 40,38 % (p < 0,05).Từ khóa: Bình Định, cỏ, giá trị dinh dưỡng, năng suấ

    HIỆN TRẠNG VÀ KỊCH BẢN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ HỆ THỐNG NUÔI BÒ THỊT BÁN THÂM CANH QUY MÔ NÔNG HỘ Ở TỈNH AN GIANG

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm ước tính hệ số khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ và xây dựng kịch bản về khẩu phần thức ăn để nâng cao năng suất, đồng thời giảm phát thải khí mêtan từ chăn nuôi bò thịt bán thâm canh quy mô nông hộ. Số liệu được thu thập trên đàn bò của 30 hộ ở các huyện (Chợ Mới 10 hộ, Châu Thành 10 hộ và thành phố Long Xuyên 10 hộ) của tỉnh An Giang. Khí mêtan phát thải từ lên men dạ cỏ được ước tính theo phương pháp của IPCC (2006) lớp 3 qua mô hình RUMINANT. Kết quả cho thấy hệ số phát thải khí mêtan trung bình là 31,78 kg/con/năm. Tăng mức thức ăn tinh trong khẩu phần từ 8 % (hiện trạng) lên 18 và 28 % (theo vật chất khô) có thể làm tăng khối lượng từ 90 % đến 165 % và giảm từ   50 % đến 64 % tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng; sử dụng kết hợp 50 % thân lá ngô ủ chua và 50 % cỏ voi tươi, hoặc 50 % cỏ voi ủ chua và 50 % cỏ voi tươi trong tổng lượng thức ăn thô đã cải thiện tăng khối lượng (35 % đến 70 %) và giảm tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính trên một đơn vị tăng khối lượng (28 % đến 36 %) của bò so với khẩu phần hiện tại gồm cỏ voi, thân lá cây ngô và cỏ mồm (Hymenachne acutigluma).Từ khóa: Hệ thống bò bán thâm canh, khí mêtan, kịch bản nuôi dưỡn

    Sản xuất khí sinh học từ các nguồn chất thải khác nhau ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Mục tiêu của bài báo này là trình bày những nỗ lực của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (CENRes), Trường Đại học Cần Thơ về các nghiên cứu sử dụng năng lượng tái tạo khí sinh học từ các nguồn chất thải ở Đồng bằng Sông Cửu Long trong hơn một thập kỷ qua. CENRes đã chuyển giao 515 tủi ủ PE, phát hành tín chỉ carbon (446 tCO2/năm) vào tháng 5/2016. Bên cạnh đó, 32 mô hình biogas HDPE để xử lý chất thải chăn nuôi, thực vật hoặc đồng phân hủy nâng cao hiệu suất sinh khí biogas đã được bàn giao. Ngoài ra, xử lý khí biogas thừa bằng cách chia sẻ cho cộng đồng giảm thải 12,9 tấn CO2eq/năm. Sự phối trộn thực vật với bùn thải nuôi tôm siêu thâm canh tăng hiệu suất sinh khí từ 26 đến 53%. Nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển bếp biogas hồng ngoại cải tiến sử dụng được áp suất thấp (0,45 cmH2O), tiết kiệm biogas, giảm thời gian nấu và sản phẩm khí cháy không mùi hôi

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ XÁC ĐỊNH YẾU TỐ NGUY CƠ XẢY RA DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN GIA SÚC Ở TỈNH HÀ TĨNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Tiến hành khảo sát tình hình chăn nuôi gia súc và các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh tại tỉnh Hà Tĩnh cho thấy diện tích đất nông nghiệp tại địa phương là tương đối lớn, nhưng chỉ một phần nhỏ được sử dụng cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Trung bình mỗi hộ gia đình có 2 con đến 3 con trâu bò và 13 con đến 17 con lợn. Các yếu tố nguy cơ chính có thể dẫn đến dịch bệnh trên đàn trâu bò ở địa phương như gia súc không được tiêm phòng đầy đủ, tập quán chăn nuôi thả tự do, hộ nuôi ở gần điểm trung chuyển gia súc. Trong khi đó, các yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên lợn gồm mua lợn không rõ nguồn gốc, đàn lợn không được tiêm phòng đầy đủ, có mua thêm lợn nuôi mới trước khi bị bệnh 2 tuần, có người lạ (lái buôn hoặc người đến từ vùng đang có dịch) tới chuồng trước khi bị bệnh. Để hạn chế dịch bệnh LMLM trên đàn gia súc cần tăng cường công tác tiêm phòng, tuyên truyền, tập huấn kiến thức về chăn nuôi, an toàn dịch bệnh cho người dân. Đối với trâu bò cần hạn chế chăn nuôi thả tự do, đặc biệt hạn chế chăn thả chung trâu bò trên các bãi chăn khi trong khu vực có dịch LMLM.Từ khóa: yếu tố nguy cơ, chăn nuôi, LMLM, Hà Tĩn

    IN VITRO FERMENTATION CHARACTERISTICS OF RICE BRAN, MAIZE, AND CASSAVA POWDER INCUBATED WITH RUMEN FLUID

    No full text
    An in vitro gas technique trial was conducted to determine in vitro fermentation characteristics of some concentrate feeds including rice bran, maize and cassava powder. Rumen fluid collected from three fistulated dry cows as inoculum. In vitro fermented attributes were measured after 4, 24, and 48 h of incubation respectively. Results showed that, gas production have been ranked in order rate cassava powder>maize>rice bran. Digestibility of DM and OM, and concentration of ammonia nitrogen (NH3-N), microbial crude protein (CP) and total volatile fatty acid (VFA) had no significantly differed between rice bran and maize. However, these attributes were higher in cassava powder compared to rice bran or maize (P<0.05). In conclusion, rice bran, maize and cassava powder may be recommended for improving fermentation characteristic without any negative impact on rumen environment, however, if using only these feeds as the sole feed for cattle may be inadequate NH3-N for optimal nutrients digestibility and feed intake
    corecore