ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA ĐÀN BÒ CÁI LAI BRAHMAN TRONG NÔNG HỘ HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

Abstract

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hệ thống chăn nuôi bò sinh sản và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman nuôi trong nông hộ tại huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Nghiên cứu tiến hành ở 180 hộ chăn nuôi bò sinh sản với 351 con bò cái lai 75% máu Brahman đã đẻ. Kết quả cho thấy chăn nuôi bò tại địa bàn nghiên cứu mang đặc trưng quy mô nhỏ với trung bình 3,94 con/hộ, trong đó tỷ lệ bò cái sinh sản chiếm 45,9% tổng đàn; bò lai Brahman chiếm 98,3% tổng đàn. Chăn nuôi bò đã mang tính thâm canh: 73,9% số hộ áp dụng phương thức nuôi nhốt; 98% hộ có chuồng trại kiên cố; 92% hộ áp dụng thụ tinh nhân tạo. Nguồn thức ăn xơ thô chủ yếu cho bò mẹ là cỏ trồng và rơm lúa, các hộ sử dụng 34% diện tích đất nông nghiệp cho trồng cỏ nuôi bò; thức ăn tinh chính sử dụng cho bò cái sinh sản là cám gạo, bột ngô, lần lượt với 87,9% và 70,7% hộ sử dụng cho bò mang thai với 90,5% và 63,9% số hộ sử dụng cho bò mẹ sau khi đẻ. Tuy vậy, nguồn thức ăn giàu protein cho bò chưa được quan tâm. Tỷ lệ các hộ thực hiện các biện pháp quản lý chăm sóc như: tẩy giun, tắm chải, tiêm vắc-xin, theo dõi động dục, đỡ đẻ lần lượt là 77,8; 95,0; 97,2; 55,6; 90,6%. Đàn bò cái lai 75% máu Brahman tại địa bàn nghiên cứu có năng suất sinh sản tốt với thời gian phối giống thành công sau khi đẻ, khoảng cách lứa đẻ trung bình lần lượt là 3,56 và là 13,1 tháng. Với hệ thống chăn nuôi có tính thâm canh và năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Brahman tốt, nên xem xét sử dụng các giống bò chuyên thịt lai tạo với bò cái lai Brahman để tạo ra con lai có năng suất và chất lượng thịt tốt.Từ khóa: Bò lai Brahman, hệ thống, năng suất sinh sản, Quảng Ngã

    Similar works