12 research outputs found
Xác định thành phần và tỷ lệ phối trộn trong sản xuất trà hòa tan catechin
Catechin là một hợp chất quan trọng được chiết xuất từ lá trà xanh (Camellia sinensis), có khả năng phòng ngừa và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh tim mạch, bệnh cao huyết áp, bệnh đường ruột, bệnh răng miệng và có tác dụng làm chậm quá trình lão hoá và gia tăng tuổi thọ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm khảo sát, đánh giá một số điều kiện phối trộn tạo sản phẩm trà hòa tan từ catechin. Kết quả tách chiết cao catechin và cỏ ngọt ở điều kiện gia nhiệt 80oC trong 1 giờ sử dụng dung môi là nước thu được hiệu suất lần lượt là 30,91% và 31,76%. Hàm lượng polyphenol tổng trong mẫu cao chiết catechin đạt 327,47 mg GAE/g cao chiết. Hàm lượng catechin tổng của mẫu cao chiết catechin là 537,65 mg/g GAE. Công thức phối trộn của sản phẩm trà hòa tan cho điểm đánh giá cảm quan cao nhất với tỷ lệ phối trộn giữa cao catechin: cao cỏ ngọt : maltodextrin là 2:1:27. Nồng độ chất khô sử dụng trong quá trình sấy phun cho hiệu suất thu hồi cao nhất (83,20%) và chất lượng sản phẩm không đổi là 15%. Sản phẩm trà hòa tan catechin đạt tiêu chuẩn chất lượng, các chỉ tiêu phân tích sản phẩm đều nằm trong khoảng giới hạn cho phép dựa trên các TCVN hiện hành
Xây dựng và sử dụng quy trình theo định hướng dạy học STEM cho môn sinh học 10
Nghiên cứu này được thực hiện để thu thập thông tin về tính khả thi và hiệu quả của việc xây dựng và áp dụng quy trình theo định hướng dạy học STEM cho môn Sinh học 10. Đa số giáo viên (GV) đánh giá quy trình đã giúp họ thiết kế bài học STEM tốt hơn, tự tin hơn khi áp dụng và đưa ra một số ý kiến góp ý về quy trình. Tuy quy trình đã được nhóm cụ thể hóa nhưng GV vẫn còn gặp một số khó khăn và hạn chế trong việc được áp dụng rộng rãi. Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình trạng này, việc tiến hành các nghiên cứu sâu hơn được đề xuất để tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến tính khả thi của quy trình và mức độ vận dụng kiến thức của học sinh (HS)
Phân lập và tuyển chọn những chủng xạ khuẩn triển vọng đối kháng với tuyến trùng Pratylenchus sp. trong điều kiện phòng thí nghiệm
Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn triển vọng có khả năng đối kháng với tuyến trùng Pratylenchus sp. được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm. Sáu mươi bốn chủng xạ khuẩn đã được phân lập từ đất trồng rau ở Trà Vinh và Cần Thơ. Tuyển chọn các chủng xạ khuẩn thể hiện khả năng phân giải chitin và protein cao nhằm mục đích phòng trị bằng cách phá vỡ vách tế bào của tuyến trùng. Kết quả cho thấy, sáu chủng xạ khuẩn: 4A1, BM15, 8.11.1, 9.3.1, 5A6 và SM8 đều thể hiện hoạt tính tiết enzyme chitinase và protease cao. Trong đó, ba chủng 4A1, BM15, 8.11.1 thể hiện khả năng phân giải chitin và protein cao hơn các chủng còn lại. Kết quả khi khảo sát ảnh hưởng của dịch trích các chủng 4A1, BM15, 8.11.1 và hỗn hợp 4A1+BM15+8.11.1 trong môi trường ISP2 lỏng chứa chitin lên sự tồn tại của tuyến trùng trong chậu đất cho thấy tất cả các nghiệm thức đều thể hiện hiệu quả trong việc giết chết tuyến trùng Pratylenchus sp. với số lượng tuyến trùng sống thấp hơn khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, trong đó nghiệm thức hỗn hợp 3 chủng xạ khuẩn (4A1+BM15+8.11.1) cho hiệu quả cao nhất trong việc giết tuyến trùng ở 48 và 72 giờ thử nghiệm
Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố kinh tế - xã hội đến sản xuất nông nghiệp huyện Vũng Liêm - tỉnh Vĩnh Long
Nghiên cứu thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của xâm nhập mặn và các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội đến hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất phù hợp. Nghiên cứu đã dùng phương pháp nội suy từ các điểm quan trắc độ mặn để thành lập nên bản đồ xâm nhập mặn của huyện Vũng Liêm. Bên cạnh đó, thực hiện phỏng vấn nông hộ, thống kê phân tích và xử lý bản đồ bằng GIS. Kết quả đã xác định được 03 vùng bị xâm nhập mặn, trong đó xã Trung Thành Tây, Trung Thành Đông là vùng có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến mô hình trồng màu, trồng lúa và cây ăn trái. Nghiên cứu đã xác định được mức độ ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội như tổng lợi nhuận/ha, thị trường tiêu thụ, tập huấn kỹ thuật, chính sách hỗ trợ, tập quán canh tác, nước tưới và thời gian mặn, ngọt trong năm tác động đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Kết quả này là nền tảng để đề xuất các giải pháp về công trình và phi công trình nhằm giảm thiểu mức độ tác động cho sản xuất nông nghiệp
Ảnh hưởng của mặn NaCl đến sự tăng trưởng và tích lũy sinh khối của ba loài cỏ voi (Pennisetum sp.) ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đề tài thực hiện trong điều kiện nhà lưới nhằm đánh giá khả năng chịu mặn của ba loài cỏ voi (Pennisetum sp.) bao gồm cỏ voi VA06 (Pennisetum purpureum), cỏ voi xanh Thái Lan (Pennisetum glaucum) và cỏ voi tím (Pennisetum setaceum), làm cơ sở cho việc lựa chọn bổ sung các loài cỏ trồng trên vùng đất nhiễm mặn. Cây được trồng bằng phương pháp thủy canh trong dung dịch dinh dưỡng Hoagland với năm mức độ muối NaCl 0, 5, 10, 15 và 20 g NaCl/L. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số 2 nhân tố với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả cho thấy cả ba loài cỏ voi đều giảm sinh trưởng, sinh khối tươi, sinh khối khô, tốc độ tăng trưởng và chỉ số SPAD khi độ mặn tăng lên. Cỏ voi tím là loài có khả năng chịu mặn kém nhất trong ba loài cỏ voi nghiên cứu, cây có dấu hiệu ngộ độc mặn cháy lá ở 10 g NaCl/L và tất cả cây chết khi độ mặn tăng lên 15 và 20 g NaCl/L. Kết quả cho thấy cỏ voi Thái Lan và cỏ voi xanh VA06 là hai loài cỏ voi có tiềm năng để chọn trồng kết hợp với chăn nuôi gia súc ở những vùng đất bị nhiễm mặn trong bối cảnh xâm nhập mặn hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long
Ảnh hưởng của các hàm lượng đạm khác nhau trong ương ốc bươu đồng (Pila polita) giống
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hàm lượng đạm khác nhau trong thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) giai đoạn ương giống. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại với các mức hàm lượng đạm lần lượt là: 15 (P15); 20 (P20); 25 (P25); 30 (P30); 35 (P35) và 40% (P40). Ốc giống mới nở có chiều cao và khối lượng ban đầu là 4,88 mm và 0,03 g được ương trong bể composite (kích thước 80×60 cm, chiều cao cột nước 20 cm) với mật độ 150 con/bể. Sau 49 ngày ương, khối lượng và chiều cao trung bình của ốc ương ở hàm lượng đạm P25 (1,17 g và 17,3 mm) cao hơn (p0,05). Ương ốc ở hàm lượng đạm P25 cho năng suất (349 g/m2) cao nhất và khác biệt (
Thử nghiệm hóa chất trên động vật
Thử nghiệm hóa chất lên động vật: Thực trạng, Hậu quả và Nỗ lự