18 research outputs found

    Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình lúa – tôm tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang

    Get PDF
    Luân canh lúa – tôm được xem là mô hình có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu nhưng gần đây một số nông hộ đã chuyển sang mô hình chuyên tôm với kỳ vọng lợi nhuận cao hơn. Do vậy, nghiên cứu thực hiện ước lượng hiệu quả kinh tế và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho 70 nông hộ lúa – tôm tại huyện An Biên, Kiên Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù chi phí nuôi tôm chiếm tỷ trọng 47,87%, thấp hơn chi phí trồng lúa 53,13% nhưng lợi nhuận từ tôm cao hơn 4,25 lần so với lúa. Hiệu quả kinh tế trung bình là 52,1 %, cho thấy nông hộ có thể giảm 47,9% chi phí mà không làm giảm đầu ra. Nghiên cứu cũng cho thấy trình độ học vấn và tập huấn ảnh hưởng thuận trong khi khoảng cách từ đất canh tác đến đường giao thông ảnh hưởng nghịch đến hiệu quả kinh tế

    NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ TÍNH TRẠNG CỦA CÂY SÂM NGỌC LINH TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY TỈNH QUẢNG NAM

    Get PDF
    Tóm tắt: Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu mô tả tính trạng cây Sâm Ngọc Linh 4 và 5 tuổi nhằm tạo lập vườn cây giống gốc để phục vụ công tác bảo tồn nguồn gen và sử dụng khai thác sản xuất cây giống chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu của thực tế sản xuất tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Cây Sâm Ngọc Linh có 1 thân và đặc điểm cây 4 tuổi và 5 tuổi có nhiều khác biệt về hình thái bên ngoài và kích thước thân lá cũng như củ. Cây Sâm Ngọc linh 4 tuổi có thân lá nhỏ hơn cây 5 tuổi, chùm hoa chưa thể hiện đặc trưng của giống là hình rẻ quạt. Sắc tố anthocyanin phân bố ở đỉnh thân. Cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi thể hiện tốt các đặc trưng của giống, thân lá to, cụm hoa phát triển đầy đủ có hình rẻ quạt, không có sắc tố anthocyanin trên thân. Vì vậy, nên sử dụng cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi trở lên để nghiên cứu các đặc điểm hình thái điển hình cho loài Sâm Ngọc Linh.Từ khóa: Cây Sâm Ngọc Linh 4 tuổi, cây Sâm Ngọc Linh 5 tuổi, xã Trà Linh, anthocyani

    Sự tương quan giữa mức độ che mát và chế độ phân bón đến năng suất trái ca cao (Theobroma cacao L.) trồng xen trong vườn dừa tại tỉnh Tiền Giang

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11/2019 đến tháng 2/2020 nhằm tìm ra mối tương quan giữa tỷ lệ ánh sáng và hàm lượng dinh dưỡng trong đất đến năng suất ca cao trồng xen với dừa. Mười lăm hộ nông dân trồng ca cao xen trong vườn dừa theo các mức độ ánh sáng 60-70%, 70-80% và 80-90% được phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ánh sáng ca cao nhận được trung bình 74%, pH thích hợp là 5,5, tỷ lệ chất hữu cơ ở mức trung bình 4,6%, đạm hữu dụng cao 141,6 mg/kg đất, lân dễ tiêu ở mức tối hảo 26,1 mg P/100 g đất, kali trao đổi thấp 0,27 meq/100 g đất. Bên cạnh đó, kết quả được ghi nhận là có sự tương quan thuận giữa phần trăm ánh sáng cây ca cao nhận (r = 0,606*), hàm lượng đạm hữu dụng (r = 0,531*), kali trao đổi (r = 0,517*) và CEC (r = 0,514*). Để cải thiện năng suất ca cao trồng xen trong vườn dừa, ta cần cải thiện pH đất, tỉa cành để cây ca cao nhận được nhiều ánh sáng cùng với bón đạm đầy đủ

    MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, DINH DƯỠNG VÀ THÀNH PHẦN SINH HÓA CỦA NGAO DẦU Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758) PHÂN BỐ Ở VÙNG ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Tóm tắt: Ngao dầu Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758) được khai thác ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai để phân tích đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng của ngao và thành phần sinh hoá của phần                   thân mềm. Các mẫu ngao được phân tích độ tuổi; tương quan giữa các chiều kích thước và khối lượng cơ thể (401 mẫu), thành phần thức ăn trong dạ dày, ruột và ống syphon. Ngao dầu ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có cấu trúc tuổi đơn giản và độ tuổi dao động từ nhóm tuổi 0+ đến 4+. Đa số ngao khai thác tập trung ở nhóm tuổi 0+ chiếm 53,37 %, tương ứng với khối lượng dao động từ 1,1–18,9 g/con. Phương trình tương quan giữa chiều dài và khối lượng ngao dầu được tìm thấy có dạng  W = 0,0004×L2,8809 (R² = 0,9873); tương quan giữa chiều cao và khối lượng toàn thân ngao dầu là                            W =0,0005×H2,9504 (R² = 0,9885); tương quan giữa chiều rộng và khối lượng toàn thân là W = 0,0019×D2,9462, (R² = 0,9833) với giá trị n của cả 3 mối tương quan đều nhỏ hơn 3. Phương trình tương quan tăng trưởng giữa khối lượng thân mềm và khối lượng toàn thân có dạng Wfm = 0,1738×W + 0,9596. Thức ăn chủ yếu của ngao dầu được tìm thấy trong dạ dày, ruột và ống syphon là mùn bã hữu cơ chiếm 92,5 %; một phần nhỏ là thực vật phù du chiếm 7,5 %. Phần thân mềm của ngao chứa 10,62 % protein; 1,70 % lipid  và 4,73 % carbohydrate.Từ khóa: dinh dưỡng, ngao dầu (Meretrix meretrix), sinh trưởng, thành phần sinh ho
    corecore