9 research outputs found

    ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SANG NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Ở XÃ QUẢNG XUÂN, HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Get PDF
    Tóm tắt: Chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) là cần thiết nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho nông dân trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện việc chuyển đổi có hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, cần phải có những nghiên cứu cụ thể. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang NTTS ở xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS mang lại hiệu quả kinh tế rất cao; trong đó hiệu quả kinh tế NTTS của nhóm hộ khá cao hơn đáng kể so với nhóm hộ nghèo – trung bình ở vùng nghiên cứu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, diện tích NTTS và phương thức nuôi của hộ có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ từ NTTS. Để nâng cao thu nhập NTTS cho người dân ở vùng nghiên cứu, chính quyền địa phương nên khuyến khích nông dân áp dụng phương thức nuôi bán thâm canh; nông hộ được khuyến cáo mở rộng diện tích chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang NTTS cần phải tuân thủ theo quy hoạch sử dụng đất của địa phương; cần tiến hành thêm các nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo tính bền vững của hoạt động chuyển đổi này.Từ khoá: chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, hiệu quả kinh t

    ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẮN TRIỂN VỌNG TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT NỘI ĐỒNG PHONG HIỀN, PHONG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trong năm 2015-2016 nhằm tuyển chọn giống sắn triển vọng phục vụ sản xuất cho vùng đất cát nội đồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy trừ giống KM419, các giống sắn đều có khả năng sinh trưởng và phát triển, tạo năng suất tốt trong điều kiện nghiên cứu. Hai giống sắn KM444 và KM98-5 có hàm lượng tinh bột, tỉ lệ sắn lát cao hơn hoặc tương đương giống đối chứng (KM94). Hai giống này cũng cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn và đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn so với giống KM94. Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi cho thấy giống sắn KM444 có nhiều ưu điểm hơn hẳn giống KM94, giống KM98-5 tương đương với giống KM94 đang được sản xuất đại trà trên vùng đất cát nội đồng tại Thừa Thiên Huế nói chung và xã Phong Hiền, Phong Điền nói riêng.Từ khóa: đất cát nội đồng, giống sắn triển vọng, hàm lượng tinh bột, năng suất, sinh trưởng, phát triể

    ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT VÀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CÂY HÀNH TĂM (Allium schoenoprasum L.) Ở VÙNG CÁT TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành ở hai huyện Phong Điền và Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế bằng phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm với các tác nhân trong chuỗi giá trị hành tăm (ném). Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng ném cả tỉnh năm 2017 đạt 250 ha, trong đó 90% diện tích tập trung ở vùng cát của hai huyện Phong Điền và Quảng Điền. Năng suất trung bình năm đạt 5 tấn/ha (ném lá) và 3 tấn/ha      ( ném củ); thu nhập đạt 150,59 triệu đồng/ha/năm. Chuỗi cung sản phẩm ném theo kênh chính gồm người sản xuất – thu gom –bán buôn – bán lẻ: 95% (ném lá) và 55% (ném củ). Trong đó, 55% ném lá và 30% ném củ được bán ra ngoài tỉnh và bán sang Lào. Phần còn lại, 5% ném lá tự tiêu dùng được bán tại chợ địa phương và 40% ném củ để lại làm giống. Về thu nhập, 58% giá trị toàn chuỗi đem lại từ ném lá và 69,9% ném củ thuộc về người sản xuất, phần còn lại 42% (ném lá) và 30,1% (ném củ) thuộc về các tác nhân tham gia phân phối. Trong sản xuất, sự liên liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi thiếu chặt chẽ. Cần tổ chức qui hoạch, xây dựng mô hình thử nghiệm sản xuất an toàn, tăng cường vai trò của Hợp tác xã và quảng bá sản phẩm nhằm góp phần cải thiện chuỗi giá trị của cây ném ở Thừa Thiên Huế.Từ khóa: chuỗi giá trị, đặc điểm, hành tăm, sản phẩm, sản xuấ

    Nghiên cứu bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau trong ương ấu trùng tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) bằng công nghệ biofloc

    Get PDF
    Nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của bổ sung đường cát ở các giai đoạn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và hậu ấu trùng tôm càng xanh ương theo công nghệ biofloc. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại với 4 nghiệm thức: (i) bổ sung đường cát từ giai đoạn 2 (ii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 (iii) bổ sung đường cát từ giai đoạn 6 và (iv) bổ sung đường cát từ giai đoạn 8 của ấu trùng. Bể ương tôm có thể tích 0,5 m3, mật độ 60 con/lít, độ mặn 12‰. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số biến thái của ấu trùng sau 21 ngày ương (10,70±0,10), chiều dài của postlarvae 15 (11,4±0,1 mm) ở nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) so với nghiệm thức bổ sung đường cát từ giai đoạn 6, nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Có thể kết luận rằng ương ấu trùng tôm càng xanh theo công nghệ biofloc bổ sung đường cát từ giai đoạn 4 là tốt nhất

    MẠNG LƯỚI CÁC TÁC NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG CHO NGƯỜI NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM SAM CHUỒN, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    Get PDF
    TÓM TẮTTóm tắt: Nghiên cứu này nhằm xác định mạng lưới các tác nhân và tiềm năng của các tác nhân trong hoạt động cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đầm Sam Chuồn, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Số liệu được thu thập qua khảo sát 70 hộ thuỷ sản, phỏng vấn sâu 27 tác nhân cung cấp thông tin, 5 chuyên gia thuỷ sản. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) để phân tích tiềm năng của các tác nhân trong mạng lưới. Kết quả cho thấy mạng lưới cung cấp thông tin thị trường cho người nuôi trồng thủy sản (NTTS) gồm có 3 hợp phần: (1) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân cung ứng vật tư NTTS gồm đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, cơ sở giống thủy sản; (2) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ tác nhân tiêu thụ sản phẩm NTTS gồm người bán buôn và thu gom (3) mạng lưới cung cấp thông tin thị trường từ các tác nhân hỗ trợ NTTS gồm cán bộ cấp tỉnh, cán bộ cấp huyện, cán bộ cấp xã, người am hiểu cộng đồng và người NTTS khác. Trong đó, các tác nhân có mức tiềm năng cao gồm cán bộ huyện, cán bộ xã, người am hiểu cộng đồng; mức tiềm năng trung bình gồm người thu gom, cán bộ tỉnh và người NTTS; các tác nhân khác có mức tiềm năng thấp và rất thấp.Từ khoá: nuôi trồng thuỷ sản, thông tin thị trường, mạng lướ

    ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHỤC HỒI SINH KẾ CỦA NGƯ DÂN SAU ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CỐ FORMOSA TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

    No full text
    Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá mức độ phục hồi sinh kế khai thác biển của ngư hộ sau 2 năm kể từ sự cố môi trường do công ty Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016. Hoạt động khảo sát được tiến hành trên 210 hộ khai thác biển ở 3 xã đại diện vùng bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cố ô nhiễm môi trường biển đã khiến ngư hộ buộc ngừng khai thác trong 4,8 tháng, giảm khai thác trong 3,9 tháng, tổn thất bình quân 4.458,4 kg thủy sản/hộ. Sinh kế khai thác biển có dấu hiệu phục hồi sau thời gian khủng hoảng tuy nhiên mức độ phục hồi chưa cao khi phục hồi vốn đầu tư đạt 77%, phục hồi sản lượng 73,5%, phục hồi thu nhập từ khai thác biển đạt 65,74%. Nghiên cứu cũng cho thấy các giải pháp hữu ích nhất đối với ngư hộ khi sự cố xảy ra là tiếp nhận hỗ trợ khẩn cấp, tiếp nhận lương thực và nhận đền bù. Các giải pháp thích ứng với sinh kế mới như kinh doanh dịch vụ, nuôi trồng, khai thác đầm phá, chế biến thủy hải sản chưa hữu ích trong khi một số giải pháp liên quan đến di cư và xuất khẩu lao động chỉ một số ít ngư hộ áp dụng

    Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng môi trường đất ở các mô hình canh tác vùng nước ngọt vào mùa mưa tại huyện Cù Lao Dung – tỉnh Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện để so sánh một số chỉ tiêu về chất lượng môi trường đất của các mô hình canh tác ở vùng nước ngọt tại xã An Thạnh I, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng nhằm cung cấp thêm thông tin cho công tác qui hoạch sử dụng đất nông nghiệp của địa phương cũng như hỗ trợ người dân trong việc xây dựng kế hoạch chăm sóc mô hình canh tác hiệu quả. Mẫu đất được thu ở bốn mô hình canh tác chiếm diện tích lớn trong khu vực (ao tôm thẻ chân trắng, vườn dừa, vườn nhãn và vườn xoài). Nghiên cứu được tiến hành trong mùa mưa do đây là thời điểm người dân bắt đầu mùa vụ mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị EC đất ghi nhận được ở ngưỡng trung bình (0,889 - 4,32 dS/m), giá trị pH đất nằm trong khoảng 4,5 – 5,5 được đánh giá là đất chua. Các chỉ tiêu như đạm tổng số (0,133 – 0,168%) và kali tổng số (0,15 - 0,20%) đều ở mức trung bình – khá, giá trị trung bình lân tổng (0,044 - 0,053%) trong đất thấp. Cần có kế hoạch chuyển đổi cây trồng phù hợp cho vùng đất chua bị nhiễm mặn để gia tăng năng suất, thu nhập cho người dân ở khu vực nghiên cứu

    Đánh giá một số chỉ tiêu nước mặt ở các mô hình canh tác tại Cù Lao Dung - Sóc Trăng

    Get PDF
    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng nước mặt ở các mô hình canh tác nông nghiệp điển hình vùng thượng nguồn huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng, góp phần cung cấp thông tin cho các quyết định canh tác nông nghiệp tại địa phương. Các thông số chất lượng nước mặt được đánh giá bao gồm pH, oxy hòa tan (DO), nhiệt độ (℃), độ dẫn điện (EC), độ mặn, BOD520, tổng đạm và tổng lân. Mẫu nước được thu tại bốn mô hình sản xuất đại diện tại khu vực nghiên cứu là ao tôm (tôm thẻ chân trắng), vườn nhãn, vườn xoài và vườn dừa trong mùa mưa (10/2019) và mùa khô (3/2020). Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất lượng nước tại khu vực nghiên cứu được đánh giá là đáp ứng được cho nhu cầu tưới tiêu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo QCVN08:2015/BTNMT (cột B1). Tuy nhiên, độ mặn trong nước mặt vào mùa khô cao (2,8 – 3,3 ppt) có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của các mô hình trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, hàm lượng BOD520 ­trong mô hình nuôi tôm vào mùa khô cần được kiểm soát nhằm hạn chế các ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng môi trường nước khi xả thải ra môi trường xung quanh
    corecore