13 research outputs found

    Vận dụng ma trận SWOT và QSPM để xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh: Trường hợp chiến lược kinh doanh đến năm 2020 cho công ty cổ phần thủy sản Minh Phú Hậu Giang

    Get PDF
    Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú Hậu Giang từ năm 2013 đến 2015. Trên cơ sở đó, đề tài tập trung phân tích môi trường bên trong, bên ngoài công ty tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu bên trong công ty và xác định các cơ hội, thách thức tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty. Từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp kết hợp với kỹ thuật phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) để hình thành các nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT. Thông qua ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) đã hình thành những chiến lược cần thực hiện cho Minh Phú Hậu Giang đến năm 2020, nhằm mục đích mở rộng, phát triển và tạo thế chủ động trên thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

    Tính bền vững và lợi thế cạnh tranh trong chuỗi cung ứng nông sản

    No full text
    Mục đích của bài viết là đề xuất hướng nghiên cứu để thực nghiệm kiểm tra tác động của tính bền vững bao gồm kinh tế, xã hội và môi trường đến lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp (nông sản). Nghiên cứu tài liệu là phương pháp chính của bài viết này để tổng kết và thảo luận các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề ở các nước trên thế giới và trong nước. Tổng quan cho thấy lý thuyết các bên liên quan là một trong những cách tiếp cận chính trong nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu quản lý chuỗi cung ứng. Trong nước, chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý chuỗi cung ứng nông sản tiếp cận theo quan điểm bền vững. Đây là chủ đề cụ thể, nhưng hiện tại ít được thảo luận và đánh giá để đóng góp vào sự phát triển lợi thế cạnh tranh của chuỗi cung ứng nông sản lý luận lẫn thực tiễn

    Các nguyên lý sinh học

    No full text
    260 tr. ; 27 c

    CáC NHÂN Tố ẢNH HƯởNG ĐếN QUYếT ĐịNH CủA CÔNG NHÂN KHI CHọN KHU CÔNG NGHIệP HòA PHú Để LàM VIệC

    Get PDF
    Mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu là phân tích để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn khu công nghiệp (KCN) Hòa Phú để làm việc. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo và phân tích nhân tố. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn công nhân tại KCN Hòa Phú có độ tuổi khá trẻ, trình độ học vấn và trình độ tay nghề khá thấp. Tỷ lệ công nhân xuất thân từ nông thôn khá cao và họ đến KCN chủ yếu thông qua sự giới thiệu của người thân và bạn bè. Thu nhập của công nhân sau khi đến KCN cao hơn nhiều so với thu nhập từ việc làm trước đó của họ và phần lớn công nhân hài lòng với công việc hiện tại. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến quyết định của công nhân khi chọn KCN Hòa Phú để làm việc là nhân tố điều kiện KCN, nhân tố quan hệ và hỗ trợ, nhân tố đảm bảo an toàn, nhân tố lợi ích kinh tế và nhân tố chính sách công ty

    Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động trong các khu phố chuyên doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

    Get PDF
    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động trong các khu phố chuyên doanh (KPCD) của các thành phần kinh tế trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Các phương pháp phân tích nhân tố khám phá kết hợp với hồi qui tuyến tính được sử dụng để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 2 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia KPCD của các thành phần kinh tế đó là vị trí kinh doanh và chi phí. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng để ứng dụng vào nghiên cứu đề án: “Phát triển các khu phố chuyên doanh trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”

    Sử dụng NPK cho cây lúa trên các biểu loại đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long

    Get PDF
    Quản lý dưỡng chất theo địa điểm chuyên biệt (SSNM) là một phương pháp được ứng dụng trong bón phân phù hợp với nhu cầu của cây lúa. Nghiên cứu được thực hiện trên 08 địa điểm và qua 03 mùa vụ, từ năm 2016-2018. Mục tiêu đề tài nhằm đánh giá đáp ứng năng suất lúa đối với NPK và xây dựng công thức phân bón trên các nhóm đất chính trồng lúa ở ĐBSCL. Kết quả cho thấy lượng phân N cho lúa được khuyến cáo đối với nhóm đất phù sa là 85-95 kgN ha-1, trong khi đối với nhóm đất phèn và nhiễm mặn, lượng đạm được khuyến cáo là 70-80 kgN ha-1. Lượng phân lân và lượng phân kali được đề xuất theo thứ tự là 30 - 45kg P2O5 ha-1 và 25 - 35kg K2O ha-1
    corecore